• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ TẠI KHÁCH SẠN

2. Tổng quan về khách sạn Saigon – Morin Huế:

2.3. Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn:

2.3.1. Chức năng:

- Khách sạn cung cấp cho khách du lịch những dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống và các dịch vụ bổ sung kèm theo:

+ Tổ chức sản xuất, chế biến các món ăn phục vụ khách bảo đảm chất lượng vệ sinh.

+ Tổ chức công tác lưu thông: bán các sản phẩm do các nhà sản xuất khác cung cấp: rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt,…

- Tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí cho khách lưu trú và khách ngoài khách sạn như: tổ chức triển lãm, trưng bày sản phẩm điêu khắc, sản phẩm truyền thống, hội nghị khách hàng, tiệc cưới,… là điểm hoạt động văn hóa để thu hút khách trong và ngoài nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Vận chuyển khách du lịch: Bảo đảm các yêu cầu đưa đón khách đến khách sạn, đi tham quan các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.

- Các dịch vụ khác thực hiện do khách yêu cầu như: hướng dẫn tham quan, phiên dịch, đănh kí vé máy bay, tàu hỏa, điện thoại, photocopy, phục vụ trọn gói các hội nghị, hội thảo quốc tế.

2.3.2. Nhiệm vụ:

- Khách sạn Saigon Morin là cơ sở kinh doanh phục vụ lưu trú, nơi sản xuất chế biến và tiêu thụ những dịch vụ hàng hóa đáp ứng những nhu cầu về ăn ngủ, vui chơi giải trí, vận chuyển và các nhu cầu khác của khách.

- Khách sạn Saigon Morin có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật về kinh doanh khách sạn, có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước, trích lợi nhuận cho các bên tham gia liên doanh.

- Khách sạn có nhiệm vụ quản lý và sử dụng tốt lao động, vật tư tài sản, bảo toàn và phát triển vốn của công ty, quản lý chặt chẽ chế độ tài chính, kế toán của đơn vị, kinh doanh có hiệu quả và chăm lo cho cán bộ nhân viên.

2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2015-2017:

CHỈ TIÊU Đơn vị 2015 2016 2017

2016/2015 2017/2016

(+/-) % (+/-) %

A

CÁC CHỈ TIÊU CHUNG

TÌNH HÌNH KHÁCH

1 Lượt khách Người 42247 45738 48466 3491 8,26 2728 5,96 - Khách quốc tế Người 33396 33958 34254 562 1,68 296 0,87 - Khách nội địa Người 8851 11780 14212 2929 33,09 2432 20,65

Trường Đại học Kinh tế Huế

2 Công suất phòng % 33,7 34,64 35,52 0,94 2,79 0,88 2,54 3 Giá phòng bình

quân

Nghìn đồng

1732 1872 1878 140 8,08 6 0,32

B CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

I TỔNG DOANH THU (triệu đồng)

Triệu đồng

56394,5 61320 64415,8 4925,5 8,73 3095,8 5,05

1 Phòng ngủ Triệu

đồng

27757 31209 33494 3452 12,44 2285 7,32

2 Ăn uống Triệu

đồng

19802 20722 20979 920 4,65 257 1,24

-DT ăn Triệu

đồng

15389 17352 17299 1963 12,76 -53 -0,31

- DT uống Triệu

đồng

4412 3370 3680 -1042 -23,62 310 9,20

3 Vận chuyển Triệu

đồng

818 829 854 11 1,34 25 3,02

4 Doanh thu dịch vụ Triệu đồng

3581,5 3942 4059,8 360,5 10,07 117,8 2,99

- Massage Triệu

đồng

602 818,8 758 216,8 36,01 -60,8 -7,43

- Beauty Salon Triệu đồng

53 61 61 8 15,09 0 0,00

- Giặt ủi Triệu

đồng

453 473 459 20 4,42 -14 -2,96

- DT cho thuê mặt bằng

Triệu đồng

1483 1503 1725 20 1,35 222 14,77

Trường Đại học Kinh tế Huế

- DT cho thuê phòng họp

Triệu đồng

225 279 290 54 24,00 11 3,94

- Bán hàng mỹ nghệ Triệu đồng

42 40 34 -2 -4,76 -6 -15,00

-Điện thoại, fax, telex

Triệu đồng

2,5 2,2 0,8 -0,3 -12,00 -1,4 -63,64

- Khác: minibart, thuyền

Triệu đồng

721 765 732 44 6,10 -33 -4,31

5 Doanh thu phục vụ phí

Triệu đồng

2985 3106 3151 121 4,05 45 1,45

6 Doanh thu HĐ tài chính

Triệu đồng

1451 1512 1878 61 4,20 366 24,21

II TỔNG CHI PHÍ (triệu đồng)

Triệu đồng

42647 41299 50178 -1348 -3,16 8879 21,50

Lợi nhuận (triệu đồng)

Triệu đồng

13747,5 20021 14237,8 6273,5 45,63 -5783,2 -28,89

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Saigon Morin Huế giai đoạn 2015-2017.

(Nguồn: Phòng KHTC khách sạn Saigon Morin Huế) Qua bảng số liệu trên có thể thấy lượt khách và doanh thu khách sạn tăng qua các năm. Cụ thể:

Về lượt khách đến khách sạn: năm 2016 tăng 8.26% so với năm 2015 (tương ứng với 3491 người). Năm 2017 tăng 5.96% so với năm 2016 (tương ứng với 5.96%). Giải thích cho điều này, về mặt khách quan do các chính sách ngoại giao, chủ trương thu hút khách du lịch của nhà nước và những chương trình marketing giới thiệu Việt Nam hấp dẫn, sống động. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan đến từ phía khách sạn. Kết quả này có được là nhờ những trang đánh giá chất lượng online như Trip Advisor, Agoda, Booking.com và việc tích cực chăm sóc trang chủhttp://www.morinhotel.com.vn/ từ phía

Trường Đại học Kinh tế Huế

khách sạn.Nhưng lý do lớn nhất đólà nhờ sự nỗ lực chăm sóc khách hàng đến từ đội ngũ nhân viên đắc lực, tận tình, chuđáo của Saigon Morin.

Vềphần doanh thu: năm 2016 tăng 5 tỷ đồng so với năm 2015 và năm 2017 tăng 3 tỷ đồng so với năm 2016. Trong đó, doanh thu ăn, doanh thu dịch vụ và doanh thu phục vụ phí giảm mạnh. Nguyên nhân lớn đến từ việc mở rộng thị trường từ các tập đoàn, khách sạn lớn và xu hướng start-up từ giới trẻ. Do đó, có rất nhiều khách sạn, quán ăn được xây dựnglên khiến Saigon Morin mất đi một số lượng kháchhàng lớn.

Song, bên cạnh đó, vẫn có một số tiêu chí gia tăng đáng kể như doanh thu về nước uống (khách sạn cho ra đời thương hiệu rượu vang đầu tiên mang tên SAIGON MORIN) tăng 9.2% vào năm 2017 so với năm 2016; vận chuyển (thông qua việc cho thuê phương tiện vận chuyển) tăng 1.34% vào 2016 và 3.02% vào 2017; doanh thu cho thuê mặt bằng tăng 1.35% vào 2016 và 14.77% vào năm 2017; doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 4.2% vào 2016 và 24.21% vào 2017.

Tổng chi phí năm 2016 giảm 3.16% so với năm 2015, tuy nhiên năm 2017 lại tăng lên 21.5%. Nguyên nhân của việc này là do ban lãnhđạo đã chi một khoản tiền lớn để sơn sửa lại bề mặt bên ngoài khách sạn, cùng với đó làsự thay đổi cơ sở vật chất trong công ty. Kéo theođó là lợi nhuận năm 2017 giảm 28.89% so với với năm 2016, tức lợi nhuận chỉ còn 14 tỷ (giảm 6 tỷ so với 2016). Song nguyên nhân làm tăng chi phí không liên quan đến vấn đề nhân sự, do đó, không ảnh hưởng nhiều đến đề tài nghiên cứu của tác giả.

2.3.4. Đặc điểm nguồn nhân lực:

2.3.4.1. Cơ cấu tổ chức của khách sạn Saigon Morin Huế:

Bộ máytổ chức của khách sạn Saigon Morin Huế được tổ chức theo mô hình hốn hợp trực tuyến –chức năng. Hệ thống gồm 2 khối bộ phận:

- Khối văn phòng gồm 3 phòng: Kế hoạch tổ chức, Kinh doanh - Tiếp thị và Kế toán.

- Khối tác nghiệp gồm 05 bộ phận: Tiền sảnh, buồng phòng, nhà hàng, bếp, kỹ thuật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mối quan hệ giữa các bộ phận được thể hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức các phòng, bộ phận của Saigon Morin 2.3.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:

- Ban Giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc, là những người đứng đầu điều hành mọi việc, theo dõi và kiểm tra tình hình hoạt động của từng bộ phận, chịu trách nhiệm về hoàn thành mọi việc, hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh, quản lý tài sản, cũng như việc tuân thủ pháp luật, nguyên tắc an toàn trong khách sạn.

- Phòng Kế hoạch tổ chức:Tham mưu và thực hiện các quyết định của Giám đốc và công tác văn thư, thủ tục hành chính trong kinh doanh, lưu chuyển thông tin cũng như các hoạt động khác trong phạm vi trách nhiệm.

- Phòng Kế toán: Tổ chức hạch toán quá trình hoạt động kinh doanh, lập báo cáo tài chính, theo dõi sự biến động của tài sản và nguồn vốn.

- Phòng Kinh doanh Tiếp thị: Phụ trách các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tổ chức sự kiện và tiệc tùng theo yêu cầu của khách hàng.

- Bộ phận Tiền sảnh:Là bộ mặt của khách sạn, có nhiệm vụ nhận đặt phòng, tiếp đón, tiếp xúc, giới thiệu về khách sạn, chuyển hành lý cho khách, lập hóa đơn, tính tiền và tiễn khách.

- Bộphận Buồng: Chuyên dọn dẹp, làm vệ sinh buồng phòng, đảm bảo không gian thoải mái và tiệnlợi nhất cho khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Bộ phận Nhà hàng: Phục vụ khách đến ăn uống, chuẩn bị tiệc, đám cưới,…

- Bộ phận Bếp: Có nhiệm vụ nấu ăn phục vụ khách hàng và cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Bộ phận Kỹ thuật: Kiểm tra tổng quát hàng ngày toàn bộ vật tư trang thiết bị trong khách sạn nhằm sữa chữa, bảo trì cơ sở vật chất máy móc, nghiên cứu sử dụng hợp lý và đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bộ phận Kỹ thuật còn có trách nhiệm chăm sóc, quản lý, trồng cây cảnh để trang trí cho khách sạn và phòng khách hội nghị,…

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức này rất chặt chẽ đảm bảo chuyên môn hóa được các bộ phận trung gian, cho phép sử dụng đúng quyền hạn của các trưởng bộ phận, tạo điều kiện cho sự phối hợp giữa các bộ phận trong các hoạt động.

2.3.4.3. Tình hình lao động của khách sạn Saigon Morin Huế giai đoạn 2015-2017:

Chỉ tiêu

2015 2016 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016 Số

lượng (người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng

(%)

+/- % +/- %

Tổng số 215 100 208 100 191 100 -7 -3.26 -17 -8.17

Phân theo giới tính

Nam 113 52.56 95 45.67 94 49.21 -18 -15.93 -1 -1.05

Nữ 102 47.44 113 54.33 97 50.79 +8 +7.84 -13 -11.82

Phân theo trìnhđộ chuyên môn

Đại học 92 42.79 94 45.19 95 49.74 +2 +2.17 +1 +1.06

CĐ/TC 68 31.63 64 30.77 55 28.80 -4 -5.88 -9 -14.06

Sơ cấp 55 26.67 50 24.04 41 21.46 -5 -9.09 -9 -18

Bảng 2: Tình hình nhân sự năm 2015 – 2017 tại khách sạn Saigon Morin Huế

(Nguồn: Phòng Nhân sự khách sạn Saigon Morin Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn chung cơ cấu lao động tại khách sạn Saigon Morin có phần giảm mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2016 giảm 7 người (chiếm 3.26%) so với năm 2015, trong đó nữ giảm 13 người nhưng nam tăng thêm 6 người. Lúc này giới tính có sự chênh lệch nghiêng về lao động nam. Nhưng đến năm 2017 thì có phần điều chỉnh về giới tính. Đó là nam giảm mạnh từ 119 người xuống còn 97 người (chiếm 18.49%), nữ tăng 5.62% (tăng 5 người). Do đó, năm 2017 cơ cấu nhân viên trở nên cần bằng hơn. Điều này giúp công ty gặp thuận lợi trong việc phân bổ lao động phù hợp với tính chất công việc, tránh tình trạng thừa nam thiếu nữ như trước đây.

Phân theo trình độ chuyên môn, lao động có trình độ Đại học tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2016 tăng 2.17% và năm 2017 tăng 1.06%. Tốc độ tăng nhẹ nhưng đây là một dấu hiệu đáng mừng khi trình độ người lao động đang ngày càng được nâng cao.

Bên cạnh đó, trìnhđộ Cao đẳng, Trung cấp và lao động phổ thông giảm. Tốc độ giảm này lại tăng đều qua các năm. Cụ thể trình độ CĐ/TC năm 2016 giảm 5.88% nhưng đến năm 2017 giảm 14.06%. Tương tự, trình độ sơ cấp năm 2016 giảm 9.09% và giảm 18% vào năm 2017. Điều này có thể lý giải do một số nhân viên lớn tuổi tại bộ phận Bảo vệ, Buồng, Nhà hàng đến tuổi nghỉ hưu. Hoặc một số nhân viên khác chuyển đơn vị công tác.

Việc giảm nhân sự qua từng năm như thế giúp giảm chi phí nhân công cho đơn vị.

Song bên canh đó, điều này gây ra một số khó khăn về thiếu hụt nguồn nhân lực tại các bộ phận Bếp, Nhà hàng. Sự thuyên chuyển, nhảy việc của một số nhân viên làm cho doanh nghiệp thiệt hại về chi phí và thời gian cho công tác tuyển dụng, đào tạonhân viên mới.