• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1. Cơ sở khoa học về truyền thông marketing và kinh doanh bất động sản.6

1.4. Bất động sản

Tùy thuộc vào mục tiêu truyền thông marketing, nguồn ngân sách của doanh nghiệp và những đặc điểm của các kênh truyền thông mà doanh nghiệp lựa chọn phối hợp các kênh một cách hợp lý để tạo ra hiệu quảcao nhất.

thị trường và trạng thái hoạt động bình thường mà chi phí sửdụng BĐS lại ngang bằng với lợi ích thuđược từ BĐS đó. Tuổi thọvật lý dài hơn tuổi thọkinh tếkhá nhiều vì nó chấm dứt khi các kết cấu chịu lực chủ yếu của vật kiến trúc và công trình xây dựng bị lão hoá và hư hỏng, không thểtiếp tục an toàn cho việc sửdụng. Trong trường hợp đó, nếu xét thấy tiến hành cải tạo, nâng cấp BĐS thu được lợi ích lớn hơn là phá đi và xây dựng mới thì có thể kéo dài tuổi thọ vật lý để “chứa” được mấy lần tuổi thọ kinh tế.

Thực tế, các nước trên thếgiới đã chứng minh tuổi thọ kinh tếcủa BĐS có liên quan đến tính chất sử dụng của BĐS đó. Nói chung, tuổi thọ kinh tế của nhà ở, khách sạn, nhà hát là trên 40 năm; của tuổi thọkinh tế nhà xưởng công nghiệp, nhàởphổthông là trên 45 năm… Chính vì tính chất lâu bền của hàng hoá BĐS là do đất đai không bịmất đi, không bịthanh lý sau một quá trình sửdụng, lại có thểsửdụng vào nhiều mục đích khác nhau, nên hàng hoá BĐS rất phong phú và đa dạng, không bao giờcạn.

1.4.2.3. Tính chịu sự ảnh hưởng lẩn nhau

BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, giá trị của một BĐS này có thể bị tác động của BĐS khác. Đặc biệt, trong trường hợp Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạtầng sẽ làm tăng vẻ đẹp và nâng cáo giá trịsửdụng của BĐS trong khu vực đó. Trong thực tế, việc xây dựng BĐS này làm tôn thêm vẻ đẹp và sựhấp dẫn của BĐSkhác là hiện tượng khá phổbiến.

1.4.2.4. Các tính chất khác

 Tính thích ứng

Lợi ích của BĐS được sinh ra trong quá trình sử dụng. BĐS trong quá trình sử dụng có thể điều chỉnh công năng mà vẫn giữ được những nét đặc trưng của nó, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất-kinh doanh và các hoạt động khác.

 Tính phụthuộc vào năng lực quản lý

Hàng hoá BĐS đòi hỏi khả năng và chi phí quản lý cao hơn so với các hàng hoá thông thường khác. Việc đầu tư xây dựng BĐS rất phức tạp, chi phí lớn, thời gian dài.

Do đó, BĐS đòi hỏi cần có khả năng quản lý thích hợp và tương xứng.

 Mang nặng yếu tố

Trường Đại học Kinh tế Huế

tập quán, thịhiếu và tâm lý xã hội

Hàng hoá BĐS chịu sựchi phối của các yếu tốnày mạnh hơn các hàng hoá thông thường khác. Nhu cầu về BĐS của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại đó. Yếu tốtâm lý xã hội, thậm chí cả các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh… chi phối nhu cầu và hình thức BĐS.

1.4.3. Phân loại BĐS

Từ kinh nghiệm của nhiều nước và kết quảnghiên cứuở nước ta, BĐS có thể phân thành ba loại: BĐS có đầu tư xây dựng, BĐS không đầu tư xây dựng và BĐS đặc biệt.

Bất động sản có đầu tư xây dựng gồm: BĐS nhà ở, BĐS nhà xưởng và công trình thương mại- dịch vụ, BĐS hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội), BĐS là trụ sở làm việc… Trong BĐS có đầu tư xây dựng thì nhóm BĐS nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai) là nhóm BĐS cơ bản, chiếm tỷtrọng rất lớn, tính chất phức tạp rất cao và chịuảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhóm này có tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như phát triển đô thị bền vững. Nhưng quan trọng hơn là nhóm BĐS này chiếm tuyệt đại đa sốcác giao dịch trên thị trường BĐS ở nước ta cũng như ở các nước trên thếgiới.

Bất động sản không đầu tư xây dựng: BĐS thuộc loại này chủ yếu là đất nông nghiệp (dưới dạng tư liệu sản xuất) bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thuỷsản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sửdụng…

Bất động sản đặc biệt là những BĐS như các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hoá vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang… Đặc điểm của loại BĐS này là khả năng tham gia thị trường rất thấp.

Việc phân chia BĐS theo 3 loại trên đây là rất cần thiết bảo đảm cho việc xây dựng cơ chếchính sách vềphát triển và quản lý thị trường BĐS phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.5. Thị trường bất động sản và tổng quan thị trường bất động sản