• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bối cảnh kinh tế-xã hội trên thế giới:

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

3.1.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội trên thế giới:

Tăng trưởng các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi lần đầu tiên giảm trong 60 năm qua (-2,5%) trong khi mức suy giảm ở các nền kinh tế tiên tiến ở mức (-7%) trong năm 2020.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt mức 4% và tăng trưởng của Việt Nam, một trong số ít quốc gia có tăng trưởng dương năm 2020, dự kiến đạt 6,8%.

Trong lĩnh vực lao động việc làm, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định thị trường lao động việc làm đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu phục hồi sau những gián đoạn chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra trong năm 2020. Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của đại dịch vẫn còn đang tiếp diễn. Báo cáo tác động Covid-19 của tổ chức này đưa ra số liệu mới nhất cho thấy số giờ làm việc toàn cầu năm 2020 đã sụt giảm 8,8% so với quý 4 năm 2019. Mức độ sụt giảm này bao gồm cả số giờ làm việc bị giảm của những người vẫn có việc làm và những người bị mất việc. Đáng lưu ý, khoảng 71% số người bị mất việc (tương đương 81 triệu người) quyết định rời bỏ thị trường lao động thay vì đi tìm công việc khác và trở thành người thất nghiệp. Những thiệt hại vô cùng lớn này khiến thu nhập từ lao động trên toàn cầu giảm 8,3%, tương đương với 3,7 nghìn tỷ đô la Mỹ hay 4,4% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Mặc dù, Trong quý I/2021, kinh tế thế giới và trong nước có dấu hiệu khởi sắc trước kỳ vọng về hiệu quả của việc tăng cường triển khai các hoạt động về vaccine cũng như các chính sách hỗ trợ kinh tế của các quốc gia. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp toàn cầu 2 tháng đầu năm đều trên 50 điểm (52,3 vào tháng 1 và 53,2 vào tháng 2), cho thấy sự mở rộng sản xuất kinh tế thế giới với sự dẫn đầu của các quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Australia,... Nền kinh tế Mỹ được phục hồi đáng kể sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật kích thích kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD ngày 6/3 vừa qua. Kinh tế các nước châu Á tăng trưởng trở lại. Trong khi đó, khu vực châu Âu hồi phục cầm chừng do đang phải tái áp dụng các biện pháp phong tỏa; các chương trình tiêm chủng đang chậm lại do các chính phủ lo ngại về tác dụng phụ của vaccine đang được phân phối rộng rãi tại châu Âu.

Tuy nhiên, xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới năm 2021 vẫn chưa rõ nét khi vẫn tồn tại nhiều nguy cơ bất ổn từ các vấn đề địa chính trị, xung đột thương mại và diễn biến khó lường từ dịch COVID-19. WB đưa ra mức dự báo thấp hơn với tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021 là 4% với những lo ngại về tình hình dịch bệnh có

thể diễn biến phức tạp. Ngược lại, OECD đã nâng mức dự báo từ 4,2% (vào tháng, 12/2020) lên 5,6% (vào tháng 3/2021). Báo cáo tháng 1 của IMF cũng đưa ra dự báo về kinh tế thế giới đạt 5,5% vào năm 2021 (tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo vào tháng 10 trước đó).

Cụ thể diễn biến một số nền kinh tế như sau:

- Kinh tế Mỹ được phục hồi đáng kể sau khi Thượrng viện Mỹ thông qua dự luật kích thích kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD ngày 6/3. Chỉ số PMI trong tháng 2/2021 của Mỹ đã tăng lên 60,8 điểm, tăng thêm 2,1 điểm so với tháng 1/2021 và là điểm số cao nhất kể từ khi chịu ảnh hưởng tiêu cực do COVID-19 gây ra. Chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ cũng đã tăng từ 106,2 tháng 12/2020 lên 107,2 trong tháng 1/2021. Tổ chức CB1 dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ là 3% trong quý quý I (so với cùng kỳ) và 5,5% trong năm 2021 (mức tăng trưởng cao hơn rất nhiều mức bình quân của Mỹ là 2,3%/năm giai đoạn 2011 - 2019).

- Khu vực Châu Âu cho thấy những dấu hiệu phục hồi còn yếu, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ khu vực tư nhân, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Chỉ số PMI tổng hợp của khu vực Eurozone tháng 11/2020 giảm mạnh xuống 45,3 điểm từ mức 50 điểm trong tháng 10. Chỉ số PMI khu vực dịch vụ giảm mạnh xuống mức 41,7 từ mức 46,9 điểm trong tháng 10. Tỷ lệ lạm phát tháng 11 không cải thiện so với tháng trước (ở mức -0,3%), thể hiện sự giảm phát. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực Eurozone gần như không đổi so với tháng trước (tháng 10/2020 ở mức 8,4%, giảm không đáng kể so với mức 8,5% của tháng trước đó, và cao hơn so với mức 7,4% của cùng kỳ năm trước);

đối với khu vực EU-28 là 7,6%.

- Về kinh tế Nhật Bản hồi phục mạnh sau khi sau giảm kỷ lục trong quý II (giảm 27.8% do với quý trước) do đại dịch Covid-19. GDP của Nhật Bản trong quý III/2020 tăng 22,9% (annualized) so với quý II/2020 và giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu dùng tư nhân tăng 5,1% so với -8,3% trong quý II/2020 trong khi chi tiêu công tăng 2,8% (so với 0,3% trong quý II/2020). Thương mại ròng đóng góp tích cực vào tăng trưởng, xuất khẩu tăng 7% trong khi nhập khẩu giảm 8,8%. Đà phục hồi kinh tế Nhật Bản được dự báo có thể sẽ chậm lại trong các quý tới chủ yếu do nhu cầu trong nước vẫn yếu trong lúc số ca nhiễm mới đang tăng trở lại cả ở trong và ngoài nước.

Ngày 8/12, Thủ tướng Nhật Bản cho biết Nhật Bản sẽ ―bơm‖ thêm khoảng 73,6 nghìn tỷ Yên (tương đương 708 tỷ USD) cho gói kích thích kinh tế mới.

- Kinh tế Trung Quốc đang cho thấy những dấu hiệu trên đà phục hồi. Sản lượng công nghiệp 2 tháng đầu năm 2021 tăng 35,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh số bán lẻ 2 tháng đầu năm 2021 cũng tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Các chỉ số PMI và giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc 2 tháng đầu năm giảm do kỳ nghỉ Tết (chỉ số PMI ngành sản xuất giảm từ 51,5 điểm trong tháng 1 xuống còn 50,9 điểm trong tháng 2). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm từ 462,6 tỷ USD trong tháng 1 xuống 371,8 tỷ USD trong tháng 2. Nhưng nhìn chung, xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2021 của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh hơn so với dự báo với mức tăng lần lượt là 60,6% và 22,2% so với cùng kỳ năm trước, thậm chí cao hơn so với năm 2019 (tăng trưởng xuất nhập khẩu năm 2019 lần lượt là -20,7 và -5,2).

- Các nước trong khối ASEAN có dấu hiệu phục hồi kinh tế, trong đó, Singapore là nước có mức cải thiện mạnh nhất trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ với chỉ số PMI đạt 55,2. Theo sau là Philipines, chỉ số PMI là 52,5. Duy nhất tại khu vực ASEAN, chỉ số này tại Myanmar giảm xuống mức 27,7 điểm, là mức thấp kỷ lục khi tình trạng bất ổn chính trị khiến các nhà máy phải đóng cửa.

Thị trường tài chính tiền tệ thế giới

Đồng USD tiếp tục lao dốc trong bối cảnh kinh tế Mỹ đình trệ hoặc chậm lại, trong khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp dù thế giới có những tiến bộ vượt bậc về vaccine ngừa dịch bệnh. Tính tới ngày 17/12, chỉ số US Dollar Index đứng ở mức 90,065 điểm - mức thấp nhất trong gần 3 năm qua và thấp hơn nhiều so với mức 102,82 điểm ghi nhận hồi giữa tháng 3. Trong khi đó, giá vàng và đồng nhân dân tệ tiếp tục tăng mạnh. Đồng USD dự báo còn tiếp tục giảm trong bối cảnh ông Joe Biden chính thức trở thành Tổng thống Mỹ và được cho là sẽ có những chính sách bơm tiền mạnh tay hơn so với Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump.

Giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục biến động trong năm 2020 do diễn biến trái chiều từ các sự kiện địa chính trị và kinh tế thế giới.

Giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động. Giá vàng được dự báo lên cao và chưa có dấu hiệu quay đầu. Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco tăng lên mức 1.778,2 USD/ounce, tăng 1 USD/ounce so với tuần trước. Trước đó, giá vàng đã tăng 2%, vượt qua ngưỡng quan trọng 1.765 USD. Trong tháng 4/2021, giá dầu thế giới tăng sau loạt dự báo tích cực của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế

(IEA), nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2021 đạt 96,4 triệu thùng/ngày (tăng 5,2 triệu thùng/ngày so với năm 2020), phục hồi khoảng 60% khối lượng bị giảm do đại dịch Covid-19. Tổng nguồn cung bên ngoài OPEC+ sẽ tăng 830.000 thùng/ngày trong năm nay, sau khi giảm 1,3 triệu thùng vào năm 2020. Tồn kho dầu sẽ giảm mạnh khi việc sử dụng nhiên liệu tăng lên trong khi OPEC+ không tăng sản lượng khai thác. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao dịch ngày 16/4/2021 ở ngưỡng 63,4 USD/thùng, dầu Brent ở ngưỡng 66,9 USD/thùng, cao nhất trong vòng 1 tháng qua.

Nhu cầu của một số mặt hàng trên thế giới có xu hướng phục hồi. Nhập khẩu máy móc tại Nhật trong tháng 3/2021 tăng 29,1% so với tháng trước; nhu cầu mua vật tư và nguyên liệu công nghiệp tại Mỹ trong tháng 3/2021 tăng 3,5 tỷ USD so với tháng 2/2021; nhu cầu về quặng sắt và thép được dự báo sẽ tăng mạnh vào năm 2021 nhờ nhu cầu xây dựng và sản xuất của Trung Quốc phục hồi. Trong 2 tháng đầu năm 2021, lượng thép thành phẩm xuất khẩu của Trung Quốc tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo do nhu cầu ngày càng tăng nên lượng thép thành phẩm xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trong các tháng 3 và tháng 4/2021.

Tình hình chính trị

Ngày 09/01/2020, thỏa thuận Brexit đã được Hạ viện Anh thông qua, theo đó thời gian để Anh rời EU vào khoảng cuối tháng 1. Thời gian để Thượng viện thông qua trước khi Hoàng gia Anh phê chuẩn là 3 tuần sau đó. Ngoài ra, thỏa thuận này còn phải được Nghị viện châu Âu thông qua mới có hiệu lực. Sau khi chính thức rời EU, Anh sẽ bước vào giai đoạn đàm phán thỏa thuận thương mại với EU.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã đạt được những thoả thuận mới. Ngày 16/1/2020, hai nước đã ký thoả thuận thương mại giai đoạn 1. Theo đó, Trung Quốc cam kết sẽ mua tổng cộng hơn 200 tỉ USD hàng hóa Mỹ. Đổi lại, Mỹ cam kết sẽ không áp thêm thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc nhưng sẽ không vội dỡ bỏ hoàn toàn các mức thuế quan đã áp. Mỹ khẳng định chỉ dỡ bỏ thuế quan khi đạt được thỏa thuận giai đoạn 2 với Trung Quốc.

Việc Ông Biden chính thức trở thành Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ đem lại nhiều thay đổi trong chính sách kinh tế và ngoại giao của Mỹ, gồm: tập trung vào ―cạnh tranh chiến lược‖ hơn là đối đầu trực diện, gây dựng lại các quan hệ đồng minh đã xuống cấp (như chấm dứt một số tranh chấp thương mại với châu Âu), cải tổ lại Tổ chức Thương mại thế giới WTO, có chính sách thương mại hòa hoãn hơn so với Tổng

thống Trump, dù vẫn ủng hộ hạn chế nhập khẩu và các biện pháp phòng vệ thương mại. Về chính sách phát triển kinh tế Mỹ, ông Biden ưu tiên các gói kích thích và phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời có thể đảo ngược một số chính sách thuế của Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump (tăng thuế thu nhập DN từ 21% lên 28% và tăng thuế thu nhập cá nhân).

Mỹ dự kiến hợp tác với Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm xây dựng một chuỗi cung ứng ―không Trung Quốc‖. Theo đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến ký sắc lệnh hành pháp nhằm đẩy nhanh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng chip và các sản phẩm chiến lược quan trọng khác, giúp nền kinh tế Mỹ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, chính quyền của Biden coi vấn đề phụ thuộc vào Trung Quốc đang dần trở thành vấn đề an ninh quốc gia, do đó có những hành động nhằm đẩy mạnh hợp tác với đồng minh để xây dựng chuỗi cung ứng không phụ thuộc vào Trung Quốc[2].

Nếu các hoạt động thúc đẩy hợp tác với đồng minh của Mỹ nhằm giảm thương mại với Trung Quốc chưa được triển khai trong ngắn hạn thì Việt Nam đứng trước cơ hội thay thế Trung Quốc trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã trình Quốc hội thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 14, với một số điểm mới, đặc biệt nhấn mạnh một trong ba giải pháp quan trọng là ―duy trì thế mạnh về chuỗi cung ứng‖ không để các nhà đầu tư nước ngoài dời đi. Trong điều kiện đó, cơ hội đón nhận dòng dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc, cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam trở nên khó khăn hơn.

3.1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam và định hướng thu hút FDI trong