• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nguyên nhân của các hạn chế chính sách tài chính:

Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH

2.4. Đánh giá chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI ở Việt Nam:

2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế chính sách tài chính:

+Thứ hai, để bù đắp cho sự yếu kém về kết cấu hạ tầng Chính phủ sẽ phải đưa ra nhiều ưu đãi tài chính khác như ưu đãi về thuế để tăng cường thu hút đầu tư, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

-Ba là, hoạt động XTĐT hiện nay vẫn thiếu tính chiều sâu và chưa mang lại nhiều hiệu ứng tích cực cho các doanh nghiệp FDI.

+ Thứ nhất, hoạt động xúc tiến đầu tư hấu hết được tổ chức trong phạm vi trong nước như: tham dự các hội chợ, xúc tiến tại các tỉnh trong cả nước,tham dự các hội thảo... Do kinh phí dành cho xúc tiến ở nước ngoài và chương trình tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế. Cho nên hầu hết là các doanh nghiệp họ tự đến với mình, mà chưa chú trọng đến tổ chức xúc tiến ở nước ngoài để quảng bá cho thương hiệu của Việt Nam.

+ Thứ hai, hệ thống tài liệu, cơ sở dữ liệu còn hạn chế, đơn giản và nội dung nghèo nàn, ít cập nhật khiến cho công tác xúc tiến, chương trình tuyên truyền quảng bá không mang lại hiệu quả thực sự.

+ Thứ ba, hoạt động XTĐT mới chỉ chú trọng ở khâu thu hút mà chưa có chính sách quan tâm và hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau đầu tư.

-Bốn là, thủ tục hành chính đã được cải cách theo hướng tinh gọn hơn nhưng vẫn gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp FDI.

Mặc dù đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và tính cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nhưng theo báo cáo PCI 2018 nhiều doanh nghiệp FDI lại cho biết vẫn gặp khó khăn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc thông quan hàng nhập khẩu trung bình vẫn mất hai ngày, trong khi thời gian thông quan hàng xuất khẩu tăng từ một lên hai ngày trong năm 2018. Cũng theo khảo sát của PCI 2018 thủ tục hành chính của lĩnh vực hải quan được đánh giá là gây phiền hà nhất chiếm tỷ trọng cao nhất (28%), tiếp đến là bảo hiểm xã hội, đăng ký đầu tư và thuế, lần lượt là 26, 24% và 25%.

thu hút, sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp FDI nên khi xây dựng chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI còn nhiều thiếu xót và không lường hết được những rủi ro và hạn chế là điều khó tránh khỏi.

Ba là, tiến trình toàn cầu hóa đang với tốc độ nhanh và mạnh mẽ đã giúp cho các yếu tố sản xuất có thể tự do dịch chuyển, tạo nên sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc giữa các nền kinh tế. Do đó điều kiện kinh tế, xã hội trên thế giới thay đổi sẽ tác động trực tiếp dòng đầu tư đến từ các doanh nghiệp FDI, khiến cho các chính sách tài chính dễ trở nên lạc hậu và thiếu đi tính thực tế.

Bốn là, cuộc chiến gia tăng ưu đãi tài chính nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI đã khiến Việt Nam gặp không ít khó khăn khi phải đứng giữa lựa chọn gia tăng ưu đãi khiến cho nguồn thu ngân sách giảm sút, còn ngược lại lại khó thu hút và giữ chân được các doanh nghiệp FDI khi các kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém.

- Nguyên nhân chủ quan:

Một là, tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam là rất lớn. Thế nhưng nhu cầu khổng lồ này hiện nay vẫn chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà nước trong khi nguồn ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 50% tổng nhu cầu, nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA sắp hết, khiến cho nhiều dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng bị đình trệ. Khi đó đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) được xem là một trong những giải pháp tối ưu để giải quyết bài toán thiếu vốn đầu tư phát triển hạ tầng và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, quá trình triển khai các dự án PPP còn chậm, quy mô nhỏ... đây là những vướng mắc cần sớm tháo gỡ để đẩy nhanh thực hiện các dự án trong thời gian tới. Mặt khác, công tác kiểm soát, quản lý nguồn vốn NSNN trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng còn thiếu chặt chẽ gây ra tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát và kém hiệu quả.

Hai là, Chính sách thuế hiện nay còn khá phức tạp, khó quản lý, điều này đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giá, đặc biệt là hoạt động chuyển giá của các DN FDI.

Ba là, Chính sách thuế hiện nay tập trung quá nhiều vào ưu đãi thuế mà chưa hướng đến cắt giảm các chi phí tuân thủ pháp luật thuế cho các doanh nghiệp FDI.

Chính sách thuế hiện nay tập trung quá nhiều vào ưu đãi thuế nhằm thúc đẩy đầu tư, tuy nhiên các diện ưu đãi thuế còn dài trải và thủ tục nộp thuế và hưởng ưu đãi thuế còn khá phức tạp, làm phát sinh thêm nhiều chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp

FDI. Dựa theo kết quả điều tra của tác giả có tới 75% doanh nghiệp FDI cho rằng chi phí tuân thủ thuế có ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh và quyết định đầu tư của họ. Do đó việc chi phí tuân thủ thuế còn cao đã làm giảm đi hiệu quả của các chính sách ưu đãi thuế.

Bốn là, việc phân cấp quản lý đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Sự chậm trễ trong khâu tổ chức thực hiện chính sách và những thủ tục hành chính phức tạp, đồng thời vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn giữa các chính sách của địa phương với chính sách chung do Chính phủ ban hành gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó dẫn đến chính sách ưu đãi tài chính dành cho các doanh nghiệp FDI vẫn chưa được thực hiện đồng bộ làm giảm hiệu quả của chính sách.

Năm là, cơ cấu chi ngân sách cho đào tạo nghề ở nước ta vẫn còn bất hợp lý.

Tuy nhiên, nếu so với các nước phát triển thì tỷ trọng chi NSNN cho chi thường xuyên ở nước ta vẫn còn khá cao (Hầu hết các nước năng suất lao động cao trên thế giới như:

Anh, Pháp, Mỹ và ngay như Trung Quốc, tỷ lệ chi thường xuyên chỉ chiếm khoảng 40-45% trong tổng số chi; 55-60% còn lại dành cho tái đầu tư). Cơ cấu chi mất cân đối này là nguyên nhân khiến phần lớn lao động tại Việt Nam mới chỉ ở trình độ đại trà chưa có đủ năng lực để tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật cao mặc dù tỷ lệ chi ngân sách cho đào tạo nghề nghiệp luôn ở mức cao.

Sáu là, công tác quảng bá tiềm năng và tuyên truyền về các cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp FDI vẫn còn đơn điệu thông qua phương tiện truyền thông, thông tin. Các dịch vụ thông tin, viễn thông, ngân hàng, dịch vụ thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu là nguồn lực còn khó khăn dẫn tới công tác xúc tiến chưa được đầu tư chuyên nghiệp, chưa năng động và cũng chưa linh hoạt và chưa mang tính quốc tế.

Bảy là, quá trình xây dựng thể chế chính sách chưa đẩy mạnh tham khảo ý kiến cộng đồng DN, chủ yếu là dựa trên suy xét, phân tích tình hình thực tế và trên cơ sở những mong muốn quản lý của cơ quan nhà nước khi ban hành văn bản pháp luật, nên còn mang nặng tính chủ quan, thực tiễn và khả thi thấp.

Tám là, chính sách tài chính dành cho các doanh nghiệp FDI được xây dựng còn thiếu đi tính nhất quán giữa các mục tiêu, và giữa mục tiêu và biện pháp thực hiện.

Ví dụ như đồng thời đưa ra các ưu đãi khi đầu tư vào địa bàn khó khăn và vào khu

công nghiệp, khu chế xuất; đồng thời, ưu đãi thu hút đầu tư dự án công nghệ cao và các dự án sử dụng nhiều lao động thường có công nghệ không cao. Một trong những mục tiêu của chính sách ưu đãi thu hút là thu hút các DN FDI công nghệ cao, tuy nhiên, tiêu chí lại xác định dựa trên số lao động có trình độ đại học trở lên mà không dựa trên các tiêu chí về công nghệ được sử dụng.

Chín là, quá trình thực thi chính sách tài chính còn tồn tại nhiều bất cập. Các chính sách ưu đãi thu hút FDI được đưa ra, nhưng hiện vẫn chưa có một báo cáo chi tiết nào tổng kết đánh giá về kết quả quá trình thực hiện các chính sách ưu đãi thu hút FDI. Do đó các nhà hoạch định chính sách khó có thể đánh giá đầy đủ chi phí lợi ích của chính sách nhằm đảm bảo rằng, chính sách ban hành có tác động tổng thể tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, các thủ tục để được nhận ưu đãi chưa minh bạch, vẫn còn cơ chế xin cho, một số chính sách ưu đãi được ban hành nhưng không có quy định về điều kiện và thủ tục để được hưởng ưu đãi. Điều này dẫn đến tình trạng DN gặp khó khăn vướng mắc trong việc xin xác nhận đối tượng được hưởng ưu đãi bởi cơ quan nhà nước

Kết luận chương 2

Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình các doanh nghiệp FDI của Việt Nam giai đoạn 2000-2018 và chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay. Đề tài đã đưa ra những nhận định và đánh giá về thực trạng về chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI hiện nay. Nhờ có những thay đổi về chính sách tài chính trong thời gian qua đã giúp cho môi trường kinh doanh của Việt Nam có những cải thiện vượt bậc. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới Doing Business 2015-2019, môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện từ năm 2015, năm 2015 Việt Nam đứng thứ 90/190 nền kinh tế với điểm số đạt 62,1 điểm, thì tới năm 2018 chúng ta đã tăng lên tới 21 bậc xếp thứ 69/190 nền kinh tế với điểm số đạt 68,36 điểm. Trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ 5 chỉ sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, và Brunei. Nhờ đó, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI nêu ở phần thực trạng còn bộc lộ những hạn chế còn tồn tại được chỉ ra trong đề tài như tình trạng đầu tư ngân sách còn dàn trải, thiếu hiệu quả, giải ngân chậm, thủ tục hành chính còn phiền hà, công tác GPMB còn nhiều phức tạp… Các dự án đầu tư có công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, các dự án có giá trị gia tăng cao, ít tiêu tốn năng lượng, thân thiện với môi trường chưa

nhiều, FDI vào tỉnh Việt Nam vẫn còn mất cân đối, các dự án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, vào ngành dịch vụ và nông nghiệp còn quá ít. Mặt khác, doanh nghiệp FDI vào Việt Nam chủ yếu là thuộc các nước ở khu vực Châu Á, các dự án đầu tư của các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu còn rất hạn chế. Đây chính là cơ sở khoa học nhằm đưa ra các giải pháp mang tính khả thi để hoàn thiện chính sách tài chính cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.