• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện chính sách thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

3.3. Hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

3.3.1. Hoàn thiện chính sách thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

khuyến khích đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành công nghiệp.

Tuy nhiên trước những hạn chế về chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay, Việt Nam cần rà soát và hoàn thiện lại hệ chính sách ưu đãi thuế nhằm phát huy tốt hơn hiệu quả của các chính sách này trong việc hướng đến các mục tiêu đề ra, đồng thời giảm thiểu chi phí của việc thực hiện chính sách. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI trong thời gian tới như sau:

Một là, xây dựng chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI phải đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ.

Chính sách tài chính dành cho các doanh nghiệp FDI cần đảm bảo tính nhất quán giữa các mục tiêu, và giữa mục tiêu và biện pháp thực hiện. Chẳng hạn, những mục tiêu của chính sách ưu đãi thu hút là thu hút các DN FDI công nghệ cao, tuy nhiên, tiêu chí lại xác định phải dựa trên các tiêu chí về công nghệ được sử dụng chứ không phải số lượng lao động có trình độ cao.

Để phát huy hiệu quả của các chính sách tài chính trước hết phải đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ giữa các chính sách, giữa các văn bản pháp luật, giữa các bộ ban ngành, giữa trung ương với địa phương; và giữa các địa phương. Tính đồng bộ trong quá trình sử dụng các chính sách tài chính sẽ đảm bảo cho mỗi chính sách tài chính phát huy triệt để các tác động tích cực của nó, nhưng đồng thời cũng mang lại sự tương hỗ cho các chính sách khác. Chẳng hạn như, nếu như sử dụng chính sách chi NSNN cho đầu tư hạ tầng KCN, cụm công nghiệp nhưng không có các chính sách hỗ trợ khác như chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ về thuế, hỗ trợ đào tạo nghề cho công nhân trong KCN, cụm công nghiệp thì hiệu quả khuyến khích phát triển các doanh nghiệp FDI tại các đặc khu này sẽ khó có thể được phát huy ở mức tối đa.

Hai là, không giảm thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời cần thiết lập các sắc thuế mới phù hợp với xu hướng hiện nay:

Trong hơn 30 năm thu hút doanh nghiệp FDI, cùng với việc áp dụng các chính sách ưu đãi mới, Việt Nam cũng đã liên tục giảm thuế suất phổ thông thuế TNDN trong quá trình cải cách thuế, từ 28% xuống 22% và từ 2016 là 20%. Mức

thuế suất thuế TNDN của Việt Nam hiện nay là tương đối thấp so với mức thuế suất bình quân của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Việc giảm thuế suất thuế TNDN có thể góp phần tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước nhưng chắc chắn sẽ làm giảm thu ngân sách. Chính vì vậy chúng ta nên tiếp tục duy trì mức thuế suất này trong thời gian sắp tới, không nên tiếp tục giảm thuế suất làm giảm nguồn thu và gây gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Đồng thời, trong quá trình cải cách thuế, Việt Nam cần thiết lập các sắc thuế mới đối với các doanh nghiệp FDI sao cho phù hợp với xu hướng hiện nay chẳng hạn như xây dựng thuế bất động sản để thay thế cho các sắc thuế hiện hành hiện đang thu vào đất (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp). Đây là sắc thuế có tiềm năng thu lớn nhất là trong bối cảnh tiến trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ những năm gần đây. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cải cách thuế là vấn đề khó khăn và phức tạp nên cần thực hiện theo lộ trình phù hợp.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế sao cho phù hợp nhất với thông lệ quốc tế :

Để đảm bảo hiệu quả của các chính sách thuế đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đặt ra, việc xây dựng các chính sách thuế cần được xem xét trong bối cảnh phát triển kinh tế tổng thể của trong nước cũng như quốc tế. Việc ban hành chính sách thuế mới cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, các cam kết mà Việt Nam đã cam kết và các hiệp định quốc tế. Theo đó mặc dù mục tiêu của chính sách hướng tới là khai thác và phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần đảm bảo đúng mục tiêu công bằng và không có sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Là một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, việc thực hiện cải cách thuế là việc không đơn giản, sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới có thể là rất hữu ích cho Việt Nam, qua đó giúp Việt Nam hình thành được một chiến lược cải cách thuế hướng tới thúc đẩy trợ tăng trưởng hiệu quả.

Bốn là, Chính sách thuế cần hướng đến một hệ thống thuế tốt với chi phí tuân thủ thấp cho người nộp thuế (kể cả chi phí chính thức và chi phí phi chính thức) hơn là quá tập trung vào chính sách ưu đãi thuế.

Nói cách khác, cần phải tiếp tục tập trung cải thiện chỉ số về nộp thuế (paying taxes) trong bộ chỉ số đánh giá về môi trường đầu tư và kinh doanh mà Ngân hàng thế giới đánh giá hàng năm sao cho việc kê khai thuế, nộp thuế dễ dàng, thuận lợi, chi phí tuân thủ thuế thấp. Chính phủ đã đặt mục tiêu phấn đấu đạt chỉ số nộp thuế trong nhóm ASEAN-4, sau đó, ổn định và tăng hạng. Phải coi đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chính sách thuế thu hút đầu tư, chứ không chỉ là ưu đãi thuế. Muốn vậy, có rất nhiều việc quan trọng cần làm. Cụ thể là:

- Hoàn thiện các quy định pháp luật của các sắc thuế theo hướng diễn đạt rõ ràng, minh bạch hơn. Theo hướng này, cần rà soát lại toàn bộ các văn bản luật và hướng dẫn thi hành các luật thuế để sửa đổi những nội dung không rõ ràng, thiếu minh bạch; loại bỏ bớt các ngoại lệ trong pháp luật thuế; cắt bớt các trường hợp giao quyền quyết định nghĩa vụ thuế cho cơ quan hành pháp.

- Cần tiếp tục tập trung cải cách đơn giản và minh bạch hóa các chính sách ưu đãi thuế trong các luật thuế để tạo thuận lợi cho công tác quản lý và thực thi chính sách, qua đó giảm chi phí tuân thủ cho các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, các tiêu chí áp dụng ưu đãi thuế cần được quy định rõ ràng, minh bạch, tránh tình trạng có thể có các diễn giải khác nhau của cán bộ thuế gây khó khăn và tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp FDI trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Xem xét cắt giảm các hồ sơ và thủ tục hành chính không thực sự cần thiết theo nguyên tắc vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế song không gây thêm sự phiền phức cho người nộp thuế. Muốn vậy, định hướng quan trọng là phải giảm bớt sự lệch pha giữa quy định pháp luật kế toán và pháp luật thuế; đảm bảo tận dụng tối đa tài liệu số liệu kế toán cho hoạt động kê khai và tính thuế.

- Thống nhất toàn bộ các ưu đãi thuế vào pháp luật, không quy định ưu đãi thuế ở các luật chuyên ngành khác để đảm bảo tính thống nhất và minh bạch của pháp luật.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hỗ trợ kê khai thuế, nộp thuế; mở rộng áp dụng kê khai thuế và nộp thuế điện tử; mở rộng ứng dụng điện tử trong nhận, trả và xử lý mọi thủ tục về thuế.

Năm là, cần thu hẹp diện ưu đãi thuế, đặc biệt là ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI.

Hiện nay các chính sách ưu đãi thuế ở Việt Nam đặc biệt là ưu đãi về thuế thu

nhập doanh nghiệp còn dàn trải, phức tạp làm giảm hiệu quả khuyến khích đầu tư của chính sách. Để đảm bảo hiệu quả, chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp FDI cần tập trung vào các lĩnh vực mà ưu đãi đầu tư sẽ tạo ra ngoại ứng tích cực, tác động lan tỏa đối với toàn bộ nền kinh tế, đối với một số ít ngành, lĩnh vực rất quan trọng theo chính sách phát triển của Nhà nước, các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn,… ví dụ như khuyến khích nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ cao. Quan trọng hơn, chính sách ưu đãi thuế nên gắn với ưu tiên phát triển của quốc gia hoặc các ngành mà Việt Nam có thể phát huy lợi thế so sánh. Đồng thời, cần tiếp tục tăng cường sự minh bạch, đơn giản trong việc thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, nhất là trong việc xác định danh mục hàng hóa được miễn thuế của các bộ chuyên ngành. Tất cả các chính sách ưu đãi thuế đang áp dụng cần được đánh giá lại một cách kỹ lưỡng để hạn chế ―sự dư thừa của ưu đãi‖, hạn chế việc ban hành các chính sách ưu đãi không cần thiết, lãng phí và đồng thời chính sách thuế đưa ra cần minh bạch và đơn giản, cũng như đảm bảo chính sách ưu đãi phù hợp với mục tiêu của Chính phủ xác định trong các kế hoạch trung và dài hạn. Nên loại bỏ các ưu đãi thuế để thực hiện chính sách xã hội và chuyển sang thực hiện chính sách xã hội bằng công cụ tài chính khác; loại bỏ các ưu đãi

―thừa‖, chẳng hạn như ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp, tránh tạo lỗ hổng cho hoạt động trốn thuế hay chuyển giá trong các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp FDI.

Theo đó, nên xác định các ưu đãi thuế dành cho các doanh nghiệp FDI theo từng phạm vi cụ thể như sau:

(1) Phạm vi theo ngành/lĩnh vực đầu tư:

- Đối với lĩnh vực sản xuất: nên có các chính sách thuế nhằm hạn chế các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các ngành khác thác, mà nên dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các lĩnh vực: công nghệ cao, sử dụng ít năng lượng, thân thiện với môi trường, chế biến thực phẩm sử dụng nhiều đầu vào được sản xuất trong nước và đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ cho các ngành được Chính phủ khuyến khích đầu tư.

- Đối với lĩnh vực dịch vụ: nên có thêm các chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp FDI thành lập các văn phòng đại diện, trung tâm phân phối cho toàn bộ khu vực ASEAN để tăng tính cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Tăng cường các ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI đầu tư trong lĩnh vực dịch

vụ hỗ trợ sản xuất và logistic. Đây là những ngành Việt Nam chưa có nhiều thế mạnh, nhưng lại mang lại giá trị gia tăng cao và có tác động lớn tới phát triển các ngành công nghiệp, và là điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực công nghiệp trong nước.

(2) Phạm vi theo hoạt động:

Cần có những ưu đãi thiết thực khuyến khích các doanh nghiệp FDI thực hiện các hoạt động: R&D, hoạt động chuyển giao công nghệ và hoạt động đào tạo nghề.

Đây là những hoạt động đòi hỏi hàm lượng vốn và tri thức lớn, nhưng lại đóng vai trò quan trọng phục vụ cho quá trình tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, do đó việc khuyến khích khu vực FDI tham gia vào các hoạt động này không chỉ làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà còn giúp đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH đất nước.

(3) Phạm vi theo địa bàn đầu tư:

Các ưu đãi thuế theo địa bàn vẫn luôn là một công cụ hữu ích được các doanh nghiệp FDI rất quan tâm khi cân nhắc bỏ vốn đầu tư. Chính vì vậy cần tiếp tục duy trì các ưu đãi thuế dành cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các địa bàn được khuyến khích đầu tư (có điều kiện phát triển kinh tế khó khăn và các khu kinh tế) đặc biệt là các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp FDI đầu tư vào một số khu công nghiệp chuyên sâu/ đặc thù tại các đô thị phát triển.

Sáu là, hướng các ưu đãi thuế vào các hình thức khuyến khích đầu tư dài hạn.

Trong số các hình thức ưu đãi thuế thì hình thức ưu đãi về thời gian miễn giảm thuế có ―chi phí‖ cao nhất khi xét về mức độ giảm thu ngân sách. Vì vậy, với đặc điểm hiện nay là chính sách ưu đãi về thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn giảm thuế đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, yếu tố ―chi phí‖ của chính sách ưu đãi cần đặc biệt được quan tâm khi thực hiện rà soát chính sách ưu đãi thuế.

Ưu đãi thuế nên chuyển từ ưu đãi dựa trên lợi nhuận sang ưu đãi thông qua hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng. Việt Nam nên xem xét hạn chế áp dụng hình thức ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế đồng thời áp dụng hình thức ưu đãi thuế mới đã được nhiều quốc gia khác áp dụng như giảm trừ thuế theo đầu tư, cho phép tính vào chi phí được trừ đối với chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp ở mức cao hơn số doanh nghiệp thực chi. Hình thức ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế đã hoàn toàn bị bãi bỏ ở các nước phát triển và hiện nay các nước OECD chỉ áp dụng hình thức giảm trừ thuế hoặc khấu hao nhanh do đây là các

hình thức ưu đãi có mục tiêu cụ thể và hiệu quả nhất.

Bảy là, chính sách thuế phải đảm bảo sự công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những chính sách khuyến khích gia tăng sự liên kết các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa.

Cần xây dựng danh mục hạn chế, không thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế; ngoài danh mục này, nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng như nhà đầu tư trong nước. Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường ở những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam không có nhu cầu bảo hộ.

Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thoả đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn, Bên cạnh đó, khi xây dựng các ưu đãi thuế có thể xem xét đưa thêm các tiêu chí phụ về liên kết với doanh nghiệp trong nước để được hưởng ưu đãi cao hơn, nhằm tạo liên kết với khu vực doanh nghiệp nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. Có chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam.

Tám là, tăng cường công tác kiểm định đánh giá về chính sách và kết quả quá trình thực hiện các chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp FDI.

Cần xây dựng bộ báo cáo tổng kết hàng năm đánh giá về kết quả thực thi các chính sách ưu đãi tài chính đối với các doanh nghiệp FDI, đồng thời tổ chức các hội thảo thường niên để trao đổi và tiếp nhận phản hồi về những vướng mắc của doanh nghiệp cũng như cán bộ thực thi pháp luật về các vấn đề có liên quan phát sinh trong thực tiễn.

Qua đó, các nhà hoạch định chính sách có thể đánh giá đầy đủ và khách quan về chi phí, lợi ích hay những điểm còn bất cập của chính sách nhằm đảm bảo rằng, chính sách ban hành có tác động tổng thể tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.2. Hoàn thiện chính sách tài chính đất đai đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam:

Kể từ sau khi luật đất đai 2013 có hiệu lực và thay thế cho luật đất đai 2003 cũ