• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

1.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.1. Khái niệm:

Tiền đề của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã manh nha xuất hiện từ thời kỳ tiền tư bản khi các công ty của các nước châu Âu bắt đầu đầu tư vào các nước châu Á để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và tận dụng chi phí sản xuất thấp từ các nước kém phát triển. Đến thế kỷ thứ 19 quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển nhanh chóng, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng ―tư bản thừa tương đối‖, cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ở trong nước.Trong khi đó, nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới, nhưng lại thiếu tư bản, giá ruộng đất thấp, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản.

Do đó, tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu tư bản ở các nước phát triển sang các nước kém phát triển.

Tuy nhiên, ngày nay xu hướng xuất khẩu tư bản đã có sự thay đổi, xuất khẩu tư bản không chỉ theo hướng từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển hơn nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên và tận dụng chi phí sản xuất thấp mà đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước phát triển nhằm khai thác, phát triển các ngành có hàm lượng khoa học-kỹ thuật cao và hàm lượng vốn lớn.

Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Như vậy, có thể nói đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Diert Investment-FDI) là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển tích tụ và tập trung tư bản và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quan điểm và định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đưa ra:

Theo V.I.Lênin: ―Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của ―công ty mẹ‖ ở chính quốc. Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp là toàn bộ vốn là của công ty nước ngoài‖ .

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế: ―Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp‖.

Đối với quyền quản lý doanh nghiệp FDI, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có thể thực hiện bằng các cách như: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới; cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm). Để có quyền kiểm soát nhà đầu tư cần nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.

Theo Tổ chức thương mại thế giới WTO: ―Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.‖

Theo Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam: ―Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật nhà nước.‖

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo luật này được quy định:

―bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.‖

Luật Đầu tư năm 2014 không trực tiếp đưa ra khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà đưa ra khái niệm về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: ―Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông‖.

Như vậy, từ những quan điểm và định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể hiểu: Doanh nghiệp có vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài là doanh nghiệp do cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài bỏ vốn và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước nhận đầu tư.

1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Doanh nghiệp FDI là một loại hình doanh nghiệp riêng biệt vì vậy doanh nghiệp FDI có đầy đủ tất cả những đặc điểm của doanh nghiệp nói chung. Cụ thể:

- Thứ nhất, có tính hợp pháp:

Doanh nghiệp FDI cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, là một tổ chức kinh tế có đầy đủ tính pháp lý và được pháp luật bảo hộ. Tính hợp pháp ở đây còn thể hiện thông qua việc doanh nghiệp muốn thành lập công ty phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký và nhận được giấy phép đăng ký thành lập. Khi nhận được sự giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được nhà nước công nhận sự tồn tại và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động bằng chính tài sản riêng của mình.

- Thứ hai, có tính tổ chức:

Đa phần các doanh nghiệp đều là những thực thể có tính tổ chức. Tính tổ chức được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp được thành lập luôn có cơ cấu nhân sự, có bộ máy tổ chức điều hành, có trụ sở giao dịch hoặc đăng ký và có tài sản riêng để quản lý.

Chính vì vậy, pháp luật nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, quy định về tư cách

―pháp nhân‖ của hầu hết các loại hình doanh nghiệp, trừ doanh nghiệp tư nhân vốn gắn liền với một cá nhân kinh doanh. Bên cạnh đó, xét về hình thức tổ chức doanh nghiệp thì doanh nghiệp FDI có thể có hình thức tổ chức là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

- Thứ ba, có hoạt động kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ thường xuyên

Trong đời sống kinh tế xã hội, bất kỳ thực thể nào cũng có thể làm nảy sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh hay cung ứng dịch vụ. Ví dụ: một hộ nông dân, khi thu hoạch mùa vụ, có thể bán thóc gạo của mình để kiếm thêm thu nhập sau khi đã đủ gạo để ăn, họ thực hiện hoạt động này một lần trong trong năm hoặc vài năm một lần một cách rất tự phát. Các hoạt động lẻ tẻ và mang tính cá biệt như vậy không phải đặc trưng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp phải có đầy đủ hoạt động kinh doanh mà hoạt động đó phải được thực hiện trong một quá trình thường xuyên và lâu dài. Theo các quy định hiện hành của Việt Nam, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một

số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, chỉ khi một tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng một cách chuyên nghiệp, liên tục, thường xuyên, lâu dài thì tổ chức đó mới có thể được coi là một doanh nghiệp.

Bên cạnh những đặc điểm của doanh nghiệp nói chung thì doanh nghiệp FDI cũng có những đặc điểm riêng để phân biệt với các loại hình doanh nghiệp còn lại. Cụ thể:

- Thứ nhất, chủ sở hữu doanh nghiệp bắt buộc phải có sự tham gia của cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu doanh nghiệp.

- Thứ hai, chủ đầu tư nước ngoài phải trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Điều đó có nghĩa là tỷ lệ sở hữu vốn của chủ đầu tư nước ngoài phải đủ lớn để họ có quyền trực tiếp điều hành và quản lý doanh nghiệp. Theo tính toán của IMF thì tỷ lệ này rơi vào khoảng 10% tuy nhiên đây chỉ là con số mang tính tương đối bởi trên thực tế tại một số doanh nghiệp chủ sở hữu chỉ nắm giữ chưa tới 10% nhưng vẫn có quyền tham gia điều hành và quản lý doanh nghiệp.

- Thứ ba, hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI chịu tác động từ nhiều môi trường khác nhau.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt là đối với các công ty đa quốc gia phải chịu sự chi phối đồng thời bởi nhiều hệ thống pháp luật (bao gồm pháp luật của quốc gia nhận đầu tư, của chính quốc và luật pháp quốc tế), cũng như phải chịu tác động của các áp lực nhân tố quan trọng như các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, các tổ chức tài chính, và nhà nước kể cả ở nước nhận đầu tư lẫn chính quốc.

1.1.2. Tác động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với