• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam và định hướng thu hút FDI trong giai đoạn

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

3.1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam và định hướng thu hút FDI trong giai đoạn

thống Trump, dù vẫn ủng hộ hạn chế nhập khẩu và các biện pháp phòng vệ thương mại. Về chính sách phát triển kinh tế Mỹ, ông Biden ưu tiên các gói kích thích và phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời có thể đảo ngược một số chính sách thuế của Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump (tăng thuế thu nhập DN từ 21% lên 28% và tăng thuế thu nhập cá nhân).

Mỹ dự kiến hợp tác với Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm xây dựng một chuỗi cung ứng ―không Trung Quốc‖. Theo đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến ký sắc lệnh hành pháp nhằm đẩy nhanh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng chip và các sản phẩm chiến lược quan trọng khác, giúp nền kinh tế Mỹ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, chính quyền của Biden coi vấn đề phụ thuộc vào Trung Quốc đang dần trở thành vấn đề an ninh quốc gia, do đó có những hành động nhằm đẩy mạnh hợp tác với đồng minh để xây dựng chuỗi cung ứng không phụ thuộc vào Trung Quốc[2].

Nếu các hoạt động thúc đẩy hợp tác với đồng minh của Mỹ nhằm giảm thương mại với Trung Quốc chưa được triển khai trong ngắn hạn thì Việt Nam đứng trước cơ hội thay thế Trung Quốc trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã trình Quốc hội thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 14, với một số điểm mới, đặc biệt nhấn mạnh một trong ba giải pháp quan trọng là ―duy trì thế mạnh về chuỗi cung ứng‖ không để các nhà đầu tư nước ngoài dời đi. Trong điều kiện đó, cơ hội đón nhận dòng dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc, cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam trở nên khó khăn hơn.

3.1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam và định hướng thu hút FDI trong

hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc‖.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đưa ra mục tiêu đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập thấp. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%; GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 4.700-5.000 USD.

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm;

nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô. Tuy nhiên, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả các cấp trung ương và địa phương nên tình hình dịch Covid-19 trên cả nước đã được kiểm soát tốt, hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cơ bản trở lại trạng thái bình thường,các dự án, công trình đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhờ đó mà nền kinh tế của Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi và tiếp tục đà tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 tăng chậm lại ở mức thấp nhất so với nhiều năm trước đó, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng 2,91%. Việt Nam nằm trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đạt tăng trưởng dương trong khi tăng trưởng toàn cầu đạt mức -4%. Việt Nam trở thành điểm sáng trên tấm bản đồ u ám của kinh tế thế giới năm 2020. GDP Việt Nam năm 2020 đạt 273,1 tỷ USD, vượt Singapore với 337,5 tỷ USD, Malaysia với 336,3 tỷ USD. GDP bình quân đầu người đạt 2,799 USD, cao nhất từ trước đến nay.

Theo đó, lạm phát được giữ vững ở mức 3,23%, thặng dư thương mại lớn gần 17 tỷ USD, đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn cao.

Đại dịch Covid-19 khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu giảm mạnh trong năm 2020. Những tác động tiêu cực của đại dịch lên nền kinh tế toàn cầu hiện nay đã gây ra những chướng ngại tâm lý cho các nhà đầu tư khiến họ trở nên e ngại rủi ro và cẩn trọng hơn trong các quyết định đầu tư. Đây cũng chính là

nguyên nhân cơ bản tạo nên sự sụt giảm của dòng vốn FDI vào Việt Nam- thị trường vốn đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài

Mặc dù dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2020 có xu hướng sụt giảm, tuy nhiên nếu nhìn vào toàn cảnh của các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta vẫn có thể thấy được những tín hiệu lạc quan. Khi mà tổng vốn FDI đăng ký trong năm 2020 mặc dù thấp hơn cùng kỳ 2019 nhưng vẫn cao hơn so với bình quân giai đoạn 2016-2020. Về sự sụt giảm lượng vốn góp, mua cổ phần, do các nhà đầu tư có hiện tượng bán ròng mạnh, Việt Nam vẫn có mức giảm thấp nhất so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Ấn Độ... Dự báo, vốn đăng ký FDI năm nay sẽ giảm từ 10 - 15% so với năm ngoái. Tuy tổng số vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2020 có xu hướng giảm, song Việt Nam được đánh giá là ―đất lành‖ cho dòng vốn FDI chất lượng cao sau đại dịch covid -19. Điều đó còn cho thấy niềm tin, mục tiêu hiện diện, làm ăn lâu dài tại Việt Nam là rất mạnh mẽ và đó chỉ là sự sụt giảm tạm thời trong ―bão‖ Covid-19.

Từ đó chúng ta có thể nhận định rằng sự sụt giảm của dòng vốn FDI vào Việt Nam hiện nay chỉ mang tính chất thời điểm do tác động chung của đại dịch toàn cầu chứ không phải do sức hút của của Việt Nam bị giảm nhiệt. Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn ở khu vực Châu Á nhờ những nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh đầu tư và mở cửa hội nhập của Chính phủ trong những năm gần đây.

Mặt khác, Việt Nam đã thành công trong việc khống chế dịch Covid-19, tạo ra một lợi thế cho Việt Nam trong khi các nước khác đang gặp khó khăn. Điều này góp phần xây dựng và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là cơ hội lớn để dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Đặc biệt, từ góc nhìn quốc tế, hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được đánh giá rất cao qua những thành công đạt được trong phòng, chống đại dịch Covid-19. ―Đây là cơ hội để thế giới biết tới Việt Nam với lợi thế đặc biệt về ―sự tin cậy chiến lược‖, là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch tới Việt Nam.‖. Với thành công trong phòng chống dịch Covid-19 và sự ổn định về môi trường đầu tư-kinh doanh đã nâng tầm Việt Nam lên một bước quan trọng, đầy ấn tượng. Không những thế, tiềm năng của Việt Nam còn rất lớn cũng như còn nhiều dư địa cho nhà đầu tư hợp tác, khai thác nhằm tới mục đích cùng có lợi của các bên.

3.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI