• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC

1.1 Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh

1.1.7 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp

Cạnh tranh bằng chính sách định giá.

Chính sách định giá cao

Thực chất là đưa giá bán sản phẩm cao hơn giá bán trên thị trường và cao hơn cả giá trị. Chính sách này thường được áp dụng cho các loại hàng hóa xa xỉ, sang trọng, phục vụ cho đoạn thị trường có mức thu nhập cao. Các DN sản xuất có các loại sản phẩm có chất lượng cao vượt trội so với các đối thủ khác cũng có thể áp dụng chính sách định giá này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chính sách định giá ngang với giá cả trên thị trường

Định ra mức giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá cả trên thị trường. Đây là cách định giá khá phổ biến, các DN có thể tổ chức tốt các hoạt động chiêu thị và các hoạt động bán hàng để tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ nhằm nâng cao lợi nhuận

Chính sách định giá thấp

Là định ra mức giá bán sản phẩm thấp hơn giá thị trường để thu hút khách hàng về phía mình nhằm tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ.

Các DN có thể áp dụng chính sách định giá thấp khi muốn đưa sản phẩm mới thâm nhập vào thị trường hoặc các DN có tiềm lực tài chính mạnh cũng có thể áp dụng chính sách định giá này để có thể đánh bại đối thủ hay đuổi các đối thủ mới khỏi thị trường.

Cạnh tranh bằng cách hạ giá thành

Giá thành đơn vị sản phẩm được tập hợp từ các chi phí về nguyên vật liệu, các chi phí về nhân công sx và các chi phí cố định phục vụ cho sx chung. Để kiểm soát giá thành có những cách sau:

+ Giảm chi phí về nguyên vật liệu:

Chi phí về nguyên vật liệu trong sản phẩm thường chiếm trên 50% tổng giá thành sản phẩm. Có những loại sản phẩm chi phí về nguyên vật liệu chiếm 70%

tổng giá thành. Vì vậy, giảm chi phí về nguyên vạt liệu là biện pháp có ý nghĩa nhất trong việc thực hiện kế hoạch giảm giá thành sản phẩm.

Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sx nên chỉ cần tiết kiệm một tỷ lệ nhỏ chi phí nguyên vật liệu thì sẽ có ý nghĩa rất lớn trong kế hoạch giảm giá thành.

+ Giảm chi phí về nhân công

Chi phí về nhân công trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ lệ khá cao. Thông thường chi phí nhân công trong giá thành đối với sp được giảm bằng cách nâng cao năng suất lao động.

+ Giảm chi phí cố định

Chi phí cố định bao gồm khấu hao tài sản cố định, các chi phí lãi cho vốn vay và chi phí về quản lý. Để giảm chi phí cố định trong giá thành đơn vị sp cần phải sử

Trường Đại học Kinh tế Huế

dụng thời gian hoạt động của máy móc thiết bị sx, áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để giảm bớt hao mòn vô hình, tổ chức hợp lý lực lượng cán bộ quản lý để giảm bớt chi phí quản lý

+ Giảm các chi phí thương mại

Phí tổn thương mại gồm toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc bán sản phẩm, những chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động marketing đến các chi phí khác như chi phí quản lý bán hàng, chi phí lưu thông. Chi phí thương mại có thể giảm tới mức tối thiểu nhưng nếu thực hiện như vậy thì DN rất khó có thể thực hiện tốt công tác tiêu thụ sp. Vì vậy, giảm phí tổn thương mại ở đây có thể hiểu giảm đến mức tối ưu chi phí cho các hoạt động có liên quan đến sp như: chi phí vận chuyển, chi phí cho công tác chiêu thị, chi phí cho lực lượng bán hàng.

1.1.7.2Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, thị trường ngày càng đòi hỏi phải có nhiều loại sp có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. DN cần phải thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sp để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, trong quá trình sx kinh doanh, cán bộ quản lý chất lượng phải chú ý ở tất cả các khâu trên, đồng thời phải có chế độ kiểm tra chất lượng sp ở tất cả các khâu trong quá trình sx kinh doanh do các nhân viên kiểm tra chất lượng thực hiện. Phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận marketing với bộ phận nghiên cứu, thiết kế sp..

1.1.7.3Đa dạng hóa sản phẩm Có 3 phương thức

Đa dạng hóa đồng tâm

Là hướng phát triển đa dạng hóa trên nền của sp chuyên môn hóa dựa trên cơ sở khai thác mối quan hệ về nguồn vật tư và thế mạnh về cơ sở vật chất – kỹ thuật

Đa dạng hóa theo chiều ngang

Là hình thức tăng trưởng bằng cách mở rộng các danh mục sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng hiện có của DN. Thông thường, những sp này không có mối liên hệ với nhau nhưng chúng có những khách hàng hiện có nắm rất chắc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đa dạng hóa hỗn hợp

Là sự kết hợp của hai hình thức trên. Sử dụng chiến lược này thông thường là những tập đoàn kinh doanh lớn hay những công ty đa Quốc gia. Đa dạng hóa hỗn hợp đang là xu thế của các DN hiện nay.

1.1.7.4Khác biệt hóa sản phẩm

Là tạo ra các đặc điểm riêng, độc đáo được thừa nhận trong toàn ngành có thể là nhờ vào lợi thế công nghệ sx sp. Khác biệt hóa sp nếu đạt được sẽ là chiến lược tạo khả năng cho công ty thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn bởi nó tạo nên một ví trí vững chắc cho hàng trong việc đối phó với 5 áp lực cạnh tranh.

Khác biệt hóa sản phẩm tạo ra sự trung thành của khách hàng vào nhãn hiệu sp, điều này sẽ dẫn đến khả năng ít biến động hơn về giá.

1.1.7.5Cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối

Có thể hiểu kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình làm cho sp bán ra tới được tay người tiêu dùng, do vậy nếu DN lựa chọn kênh phân phối không hợp lý có thể sẽ làm giảm sản lượng tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến hàng hóa ế ẩm, không tiêu thụ được và DN sẽ thất bại trong cạnh tranh.

Trong nền kinh tế thị trường, kênh phân phối thể hiện được những vai trò quan trọng như sau:

·Chi phí vận chuyển thường tăng lên sau mỗi lần biến động giá nhiên liệu, điều đó đặt ra cho mỗi DN phải tìm cho mình những phương thức vận chuyển hợp lý nhất, tiết kiệm nhất trong lưu thông cho sản phẩm của mình.

·Với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật nhanh như hiện nay những DN chỉ dựa vào lợi thế về công nghệ để cạnh tranh thì khó tồn tại lâu, bởi đối thử rất dễ bắt chước hoặc họ đầu tư những công nghệ hiện đại hơn. Hơn nữa, hiệu quả sx không thể tăng vô hạn, khi đó nó gần như đã đạt điểm tối đa nên các DN khó có có thể hy vọng vượt trội ở mặt này, do vậy các DN cạnh tranh phần lớn đặt nhiều hy vọng vào kênh phân phối của mình.

·Hiện nay các sp ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã, chất lượng, kích cỡ, chính vì vậy các DN sẽ rất dễ gặp khó khăn trong thời hạn giao sp có chất lượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

cho khách hàng đúng hẹn, và nhiệm vụ quan trọng này DN lại tin tưởng và đặt lên vai của những nhà phân phối.

·Để xây dựng hoặc thay đổi được một kênh phân phối cần rất nhiều thời gian và công sức bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan khác chứ không đơn thuần là mong muốn chủ quan của DN sx. Để lựa chọn và tiến hành xây dựng một kênh phân phối vận hành một cách trơn tru có khi DN phải mất nhiều năm, chính vì vậy nếu DN chọn được kênh phân phối có chất lượng tốt sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm, duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

1.1.7.6Các công cụ cạnh tranh khác

Dịch vụ bán hàng

Để thu hút sự chú ý của khách hàng, lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của mình thì DN thực hiện những hoạt động như: quảng cáo, giới thiệu,..Trong quá trình bán hàng, khâu quan trọng nhất là nghệ thuật chào mời khách hàng. Điều này đòi hỏi người bán hàng đủ khéo léo, tôn trọng khách hàng, lịch sự, ân cần và chu đáo, tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ thích hợp nhất. Dịch vụ bán hàng không chỉ dừng lại ở việc bán được hàng, mà còn có cái dịch vụ sau khi bán được hàng như cam kết đổi trả nếu sản phẩm không đúng yêu cầu, các dịch vụ bảo hành,…Qua đó giúp nâng cao uy tín của công ty, tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

Một phương thức phục vụ tốt yêu cầu DN phải đảm bảo thực hiện được các yêu cầu nhanh và chính xác. Qua các dịch vụ bán hàng, Dn sẽ nhận biết được sản phẩm của mình cung cấp ra thị trường đã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hay chưa, nếu đáp ứng được thì mức độ hài lòng của khách hàng là bao nhiêu. Qua đó giúp DN đề ra các giải pháp nhằm hoạt động tốt hơn, giúp nâng cao NLCT của mình.

Hình thức thanh toán

Phương thức thanh toán là phương tiện cạnh tranh khá quan trọng. Ai nắm được công cụ này sẽ thắng trong cạnh tranh. Bởi vì, công cụ này tạo được sự tiện lợi cho khách hàng. Phương thức thanh toán phải linh hoạt, đa dạng, gọn nhẹ, tránh rườm rà, chậm trễ. Điều này ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm, do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Yếu tố thời gian

Yếu tố thời gian được coi là yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh.

Yêu cầu DN phải nắm bắt được nhanh nhu cầu của khách hàng, đáp ứng ra thị trường sản phẩm phù hợp, để tiêu thụ nhanh giúp thu hồi vốn trước khi nhu cầu về sản phẩm đó không còn nữa.

Hình ảnh nhãn hiệu và sp của DN

Đây được xem là yếu tố giúp DN tạo ra điểm khác biệt với các DN khác trong suy nghĩ của khách hàng. Hình ảnh nhãn hiệu ở đây có thể là một con vật hoặc một biểu tượng gì đó, để tạo sự gợi nhớ, sự chú ý với khách hàng.

1.1.8 Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp