• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện

CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ 5

1.3. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện

1.3.1.1. Công cụ pháp luật

QLNN về đất đai của CQH dựa trên nền tảng là Luật đất đai, và các các luật khác có liên quan đến đất đai như: Luật Dân sự, Luật Xây dựng, Luật Bất động sản.

Ngoài ra để hướng dẫn thực hiện các Luật còn có các Nghị định, Quyết định, các Thông tư, Chỉ thị của Chính phủ, các Bộ các Ngành có liên quan đến QLNN về đất đai tạo thành hệ thống Luật pháp về đất đai. Đó là những quy định bắt buộc mà người quản lý và SDĐ phải tuân theo. Đất đai và nhàở là hai yếu tố gắn rất chặt với lợi ích vật chất và tinh thần của các tổ chức và cá nhân. Nhu cầu SDĐ ngày càng lớn và hầu hết các xã hội thường khó cân bằng được nên dẫn đến tranh chấp, xung đột về đất đai. Đây là vấn đề phức tạp, đòi hỏi Nhà nước phải có khung pháp luật rõ ràng và phù hợp với nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, hệ thống lưu trữ thông tin về đất đai chính xác, cùng với một đội ngũ công chức chuyên nghiệp mới có thể giải quyết triệt để vấn đề. Việc SDĐ của các tổ chức và cá nhân, ngoài được hưởng các quyền lợi từ đất còn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình, như nghĩa vụ thuế, hoặc phải di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất cho các mục tiêu của xã hội, hoặc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý và SDĐ. Nhưng không phải lúc nào các đối tượng này cũng tự giác chấp hành. Rất nhiều trường hợp phải cần đến luật pháp để cưỡng chế bắt buộc thực hiện. Điều này không những để duy trì trật tự xã hội mà cònđể các tổ chức cá nhân hiểu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Luật pháp về đất đai cần phải rõ ràng, đơn giản dễ áp dụng và có tínhổn định lâu dài, có các quy định buộc các đối tượng phải chấp hành. Tránh tình trạng

“xung đột” và các “khoản trống” trong hệ thống Luật pháp về đất đai. Luật phải được ban hành đồng bộ cùng các văn bản hướng dẫn nhằm sớm phát huy hiệu quả.

CQH chỉ là cấp thực thi các quy định của pháp luật, các văn bản của cơ quan QLNN cấp trên. Nếu hệ thống pháp luật và văn bản không đồng bộ và hoàn chỉnh, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả QLNN về đất đai. Bởi vì, nhiều điều khoản của Luật, của Nghị định sẽ được cụ thể hoá trong quản lý bằng các quy định, thủ tục hành chính của CQH, tỉnh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.3.1.2. Công cụ quy hoạch phát triển đô thị

Quy hoạch phát triển đô thị là một công cụ quan trọng để quản lý đô thị. Quy hoạch phát triển đô thị là công cụ bảo đảm mục tiêu quản lý. Nó được xây dựng để tổ chức không gian phát triển đô thị, đó là không gian sống của toàn đô thị. Không gian đô thị được tổ chức bằng quy hoạch tổng mặt bằng, quy hoạch cảnh quan kiến trúc và quy hoạch môi trường. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau và với nền KT- XH đô thị. Quy hoạch phát triển đô thị là công cụ để kiểm soát và giữ cân bằng đô thị trong quá trình phát triển như: bố trí mặt bằng nơi ở, làm việc, dịch vụ giải trí, bố trí giao thông... nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho đời sống xã hội, sự hài hoà giữa các lợiích, sự cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển nhân văn tạo nên sự cân bằng sinh thái. Quy hoạch phát triển đô thị khi được phê duyệt nó là cơ sở pháp lý để định đoạt mục đích SDĐ đô thị. Đây là một công việc khó khăn và tốn kém cần được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn để thể hiện sự tổng hợp trí tuệ của xã hội, cộng đồng.

1.3.1.3. Công cụ chính sách

Từ góc độ QLNN, chính sách là những cách thức tác động của Nhà nước vào các lĩnhvực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng. Chính sách điều chỉnh những quan hệ ít mang tính ổn định, mềm dẻo, linh động. Chính sách có tác động nhanh, kịp thời và toàn diện đến nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng bị tác động. Đặc biệt, chính sách điều chỉnh động cơ, tạo động lực cho hành vi, hoạt động của các cá nhân và từng nhóm đối tượng cụ thể.

Chính sách là một công cụ quan trọng để CQH thực hiện quản lý về đất đai sao cho hiệu quả. Các chính sách chủ yếu liên quan đến đất đai được áp dụng là chính sách thuế, chính sách giá đất, chính sách đầu tư,... Trong đó,chính sách thuế nhằm đảm bảo các nguồn thu từ đất đai, chính sách giá đất phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng, đấu giá QSDĐ, chính sách đầu tư tác động đến việc phân phối lại nguồn lực đất đai sao cho hiệu quả. Các chính sách liên quan đến đất đai tác động đến các đối tượng SDĐ làm cho họ thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc sử dụng đất đai. Đây còn là công cụ quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

hiện quyền bìnhđẳng giữa các đối tượng SDĐ và kết hợp hài hòa giữa các lợi ích.

Vì vậy, hệ thống chính sách đất đai cần được quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm nâng cao trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người SDĐ.

1.3.2. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai 1.3.2.1. Phương pháp hành chính

Là phương thức tác động trực tiếp của chính quyền thông qua các quyết định dứt khoát có tính chất bắt buộc lên đối tượng quản lý, nhằm thực hiện mục tiêu QLNN (ví dụ: Quyết định giao đất, Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt quy hoạch, KHSDĐ...) cũng như các mệnh lệnh hành chính và kiểm tra việc chấp hành các quy tắc mệnh lệnh hành chính. Phương pháp hành chính có tác động ngay, có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định. Chính vì vậy phương pháp hành chính rất cần thiết trong các trường hợp CQH sử dụng công cụ hành chính để ban hành các quyết định hành chính như: phê duyệt quy hoạch, KHSDĐ, thu hồi đất đai, xử lý các vi phạm trong quản lý và SDĐ... Do vậy, khi ra các quyết định hành chính người ban hành cần có đủ năng lực quản lý, thu thập và phân tích thông tin. Nhằm đảm bảo cho quyết định hành chính được thi hành phải dự báo được các nét phát triển chính, tính toán đầy đủ các khía cạnh có liên quan, các lợi ích. Khi sử dụng quyết định hành chính cần gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định, mỗi cán bộ, mỗi bộ phận phải có trách nhiệm đầy đủ về việc sử dụng các quyền đó. Bởi vì, cấp ra quyết định càng cao thì phạm vi ảnh hưởng của quyết định hành chính khi sai sót xảy ra càng lớn. Phương pháp hành chính cần được phân biệt với kiểu quản lý hành chính quan liêu bao cấp, do việc lạm dụng các kỷ luật hành chính, sử dụng các mệnh lệnh hành chính thiếu cơ sở khoa học, theo ý muốn chủ quan, lạm dụng các quyết định hành chính trong nhiệm vụ QLNN bằng kinh tế.

Thường những quyết định, những mệnh lệnh hành chính kiểu đó dễ gây tổn thất cho hệ thống, cơ hội tốt cho tham nhũng, lãng phí trong QLNN về đất đai, thiệt hại cho Nhà nước, làm giảm khả năng sáng tạo cho người quản lý và SDĐ. Thực tế đã có những quyết định hành chính gây tổn thất cho xã hội rất lớn như: quyết định cấp đất sai thẩm quyền, quyết định phê duyệt quy hoạch, KHSDĐ không khả thi... Quản lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

hành chính về đất đai còn là quá trình ghi nhận đăng ký đất đai (ĐKĐĐ), phân bổ các thông tin về đất đai, định giá đất và xác định các loại thuế đất và hỗ trợ các quá trìnhđầu tư phát triển.

Hình 1.1. Sự luẩn quẩn của nội dung quản lý hành chính (Nguồn: Võ Kim Cương (2006))

Tuy nhiên, thủ tục hành chính mà rườm rà sẽ kéo theo bộ máy hành chính cồng kềnh, khó tinh giảm, năng lực công chức phân tán, trình độ quản lý kém dẫn đến thiếu hiệu quả và hiệu lực quản lý, mức lương của công chức hành chính thấp, hiện tượng tham nhũng, tiêu cực xẩy ra. Đó là sự luẩn quẩn trong quản lý hành chính nói chung và trong quản lý hành chính về đất đai nói riêng được mô tả tại (Hình 1.1). Muốn giải quyết vướng mắc này, CQH cần chọn ra khâu đột phá, nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ hành chính tốt nhất cho người SDĐ. Hiện nay các địa phương đang tập trung vào khâu cải cách thủ tục hành chính nhà nước, và coi đây là bước đột khẩu nhằm phá vỡ tình trạng yếu kém trong QLNN ở địa phương.

Sự triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành và trên các lĩnh vực có liên quan đến sản phẩm đầu ra trong quản lý hành chính sẽ có tác dụngnâng cao chất lượng QLNN về đất đai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.3.2.2. Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng SDĐ thông qua các lợi ích kinh tế. Là cách thức tác động gián tiếp của CQH lên đối tượng quản lý nhằm cho họ quan tâm đến hiệu quả cuối cùng của hoạt động. Từ đó, đối tượng tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không cần có sự tác động thường xuyên như phương pháp hành chính. Phương pháp kinh tế chính là phương pháp tác động thông qua sự vận động của các phạm trù kinh tế. CQH tác động lên đối tượng quản lý trên cơ sở vận dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế- kỹ thuật (ví dụ: các chính sách miễn giảm tiền SDĐ, ghi nợ tiền SDĐ; hạn mức giao đất, cho thuê đất; các chính sách về giá đất...). Các chính sách này làm cho đối tượng bị quản lý tự lựa chọn phương án hiệu quả nhất trong phạm vi của họ.

Phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thực cho đối tượng bị quản lý, cho nên tác động rất nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động của mỗi cá nhân và tập thể. Nếu áp dụng biện pháp kinh tế đúng đắn, các lợi ích được thực hiện thoả đáng thì tập thể, con người trong hệ thống sẽ quan tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Điều này giúp cho các cơ quan chính quyền giảm được việc điều hành, kiểm tra đôn đốc và đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, cộng đồng, xã hội. Mặt khác đất đai là tài sản quốc gia nên nó phản ánh lợi ích chung của xã hội. Nói đến lợi ích phải nói đến con người, vì mọi hoạt động của con người đều vì lợi ích.Do vậy, chú ý đến lợi ích con người tức là phát huy đầy đủ tính tích cực sáng tạo của con người. Lợi ích không chỉ là động lực mà quan trọng hơn là phương tiện quản lý. Điều kiện để QLNN về đất đai có hiệu quả là CQH cần kết hợp hài hoà ba lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của xã hội. Bằng cách thiết lập các chiến lược phát triển KT- XH phù hợp với các quy luật phát triển;

xây dựng các quy hoạch, KHSDĐ một cách hợp lý; thực hiện tốt các nhu cầu về kinh tế đối đất đai (thuế đất, các chính sách khuyến khích và hạn chế về tài chính);

sử dụng linh hoạt các phương pháp quản lý đồng thời thực hiện tốt công cụ luật pháp nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của con người trong quản lý và SDĐ. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp kinh tế các nhà quản lý cần nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

kỹ lưỡng từng trường hợp cụ thể, từng quy luật cụ thể để đưa ra những quyết định hợp lý nhất và hạn chế những tác động tiêu cực.

1.3.2.3. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục

Là cách thức tác động của CQH vào nhận thức và tình cảm của nhân dân nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ trong QLĐĐ nói riêng và trong hoạt động kinh kế - xã hội nói chung. Tuyên truyền, giáo dục là một trong các phương pháp không thể thiếu trong công tác QLNN bởi vì đối tượng quản lý là con người mà con người là tổng hòa của nhiều mối quan hệ xã hội vàở họ có nhiều đặc điểm tâm lý đa dạng. Do đó, cần phải có nhiều phương pháp tác động khác nhau trong đó có phương pháp tuyên truyền giáo dục.

Trong thực tế, phương pháp tuyên truyền, giáo dục được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác, hỗ trợ cùng phương pháp khác để nâng cao hiệu quả công tác. Nếu tách rời phương pháp giáo dục với các phương pháp khác, tách rời giáo dục với khuyến khích lợi ích vật chất, tách rời giáo dục với cưỡng chế bắt buộc thì hiệu quả của công tác quản lý sẽ không cao, thậm chí không thể thực hiện được.

Nhưng nếu kết hợp tốt, kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt phương pháp giáo dục với các phương pháp khác thì hiệu quả công tác quản lý sẽ rất cao.

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện