• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh

Biểu đồ2.1. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiênhuyện Quảng Ninh năm2012–2016 (Nguồn: Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai 2016 huyện Quảng Ninh) Dân số:Theo số liệu thống kê đến năm 2016, dân số trung bình toànhuyện là 89.908 người, chiếm 10.30% dân số cả tỉnh. Trong đó, dân số thành thị có 4.556 người (chiếm5,07% so với dân số trung bình toàn huyện), dân số trong độ tuổi lao động có56.447 người (chiếm62,78% so vớidân số trung bình toàn huyện) và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,96‰.

Lao động và việc làm: Năm 2016, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 47.139người, trong đó ngành nông - lâm - thủy sản chiếm64,39%;

công nghiệp- xây dựng chiếm12,31%; thương mại- dịch vụ chiếm23,30%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Trên đà phát triển chung của xã hội, những năm gần đây nền kinh tế củahuyệncó những bước tăng trưởng và phát triển khá toàn diện; chất lượng tăng trưởng của một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện và bắt đầu phát huy hiệu quả.Tiềm năng, lợi thế trên địa bàn được tập trung khai thác, chất lượng sản phẩm được từng bước nâng cao gắn với chế biến và xuất khẩu. Giá trị sản xuất và thu nhập bình quân đầu người hàng năm tiếp tục đượccải thiện (năm sau luôn cao hơn năm trước).

a) Khu vực kinh tế nông - lâm - thủy sản

Nông, lâm và thủy sản phát triển theo hướng tập trung, tích cực thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, tác động hỗ trợ nhau cùng phát triển; khai thác, nuôi trồng thủy sản phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản; hoạt động lâm nghiệp chuyển dần sang lâm nghiệp xã hội hóa; kinh tế trang trại bước đầu phát triển cả về số lượng, quy mô, phát huy ưu thế của từng vùng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tốc độ tăng bình quân hàngnăm đạt 4,40%. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thủy sản, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Phát triển nông nghiệp đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa có giá trị và chất lượng cao gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Năm 2016 tổng giá trị sản xuất nông , lâm, ngưnghiệp (giáhiện hành) đạt 1.090.182 triệu đồng, tăng 258.489 triệu đồngso với năm 2013.

b) Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đang từng bước ổn định và giữ được tốc độ tăng trưởng khá, phát triển mạnh về sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến. Giá trị sản xuất năm 2013 đạt 394.802 triệu đồng, năm 2016đạt1.065.815 triệu đồng.

Những năm qua, huyện đã chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở công nghiệp, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xây dựng sản phẩm có thương hiệu.

Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp được đẩy mạnh, đưa vào

Trường Đại học Kinh tế Huế

khai thác các cụm công nghiệp Nghĩa Ninh, từng bước đưa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cư. Khu Công nghiệp Tây Bắc Quán Hàuđã có một số nhà máy đi vào sản xuất hiệu quả, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.

Nhìn chung các ngành công nghiệp chuyên môn hóa vẫn được duy trì ổn định và giữ tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành như sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống, may mặc, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa;

sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, sửa chữa xe có động cơ luôn chiếmtỷ trọng cao so với toàn ngành.

c) Khu vực kinh tế thương mại- dịch vụ, du lịch

Hoạt động thương mại, dịch vụ trong những năm qua phát triển khá có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... Các phương thức kinh doanh đa dạng, bảo đảm cho việc lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất, bước đầu đã có sự liên kết giữa sản xuất và thương mại, nhất là các sản phẩm lợi thế của huyện. Giá trị ngành thương mại - dịch vụ, du lịchmang lại tăng từ1.296.873 triệu đồng năm 2013 lên 3.090.287 triệu năm 2016.

2.1.2.3.Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a) Thực trạng phát triển đô thị

Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội hiện nay,huyện Quảng Ninh cũng được đầu tư phát triển, các khu dân cư ngày càng được cải tạo, sắp xếp lại ổn định. Từng bước xây dựng và hình thành một số khu dân cư đô thị mới, đáp ứng nhu cầu đất ở cho nhân dân. Bộ mặt kiến trúc đô thị được cải thiện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dânhuyệnngày càngđược cải thiện và nâng cao.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển khá đồng bộ. Nhiều công trình trọng điểm được xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và tạo diện mạo mới cho huyện. Công tác xã hội hóa xây dựng đường giao thông quy mô nhỏ, vỉa hè, điện chiếu sáng trong khu dân cư, trồng cây xanh đường phố theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” triển khai có hiệu quả, phần lớn các tuyến đường giao thông quy mô nhỏ đãđược cứng hóa và có

Trường Đại học Kinh tế Huế

điện chiếu sáng công cộng. Hệ thống điện được cải tạo, nâng cấp cơ bản đãđáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân và đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

b) Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Huyện Quảng Ninh hiện có 14 xã sống ở khu vực nông thôn (dân số 85.352 người), chiếm94,93% dân số toàn huyện và chiếm15,35% dân số nông thôn của cả tỉnh. Tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn là 84.462 ha, bình quân đất khu dân cư nông thôn989 km2/người. Mật độ dân số nông thôn tập trung cao nhất ở xã Xuân Ninh 902 người/km2, xã Duy Ninh 807 người/km2, thấp nhất là xã Trường Sơn 5 người/km2.(Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh, 2016).

Nhìn chung các khu dân cư trên địa bàn các xã, thị trấn còn đang trong quá trìnhđầu tư xây dựng, chỉnh trang cải tạo, sắp xếp lại. Đất xây dựng chưa tập trung, thường phát triển ven theo các tuyến đường chính, từ trung tâm lan rộng dần ra xa.

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện