• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng cơ quan chuyên môn quản lý đất đai trên địa bàn huyện Quảng Ninh37

CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

2.2. Thực trạng cơ quan chuyên môn quản lý đất đai trên địa bàn huyện Quảng Ninh37

2.2.1. Về tổ chức bộ máy

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thực hiện quyền đối với đất đai thông qua hệ thống các cơ quan QLNN về đất đai. Nhà nước,

Trường Đại học Kinh tế Huế

vớimục đích thực hiện được sự thống nhất QLNN về đất đai từ trung ương đến địa phươngnhằm bảo đảm cho đất đai được sử dụng theo đúng pháp luậtvà quy hoạch, KHSDĐ, khai thác và SDĐ ổn định,lâu dài và có hiệuquả cao nhấtvề KT- XH trên phạmvi toàn lãnh thổ.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của huyện Quảng Ninh (Nguồn:Phòng tổ chức –Huyện Quảng Ninh) Cấp huyện: Có phòng Tài nguyên & Môi trường, văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc phòng Tài nguyên & Môi trường, tổng số cánbộ là 30 người, hợp đồng 04 người. Trong đó phòng Tài nguyên & Môi trường có 09 cán bộ và 01 hợp đồng (hiện tại có 02 phó phòng và chưa có Trưởng phòng). Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có 21 cán bộ và 03 hợp đồng (Gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc).Các cán bộ và lao động hợp đồng trong phòng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của phòng. Ngoài ra còn có Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện trực thuộc UBND huyện Quảng Ninh, trung tâm có 12 cán bộ và 5 hợp đồng lao động.

HĐND huyện HĐND

Tỉnh

UBND huyện UBND Tỉnh

HĐND Xã, Thị trấn

UBND Xã, Thị trấn

Phòng TN & MT

Cán bộ địa chính xã, thị trấn

Văn phòng đăng ký QSD đất

Trung tâm phát triển Quỹ đất

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cấp xã: Toàn bộ 14xã và 1 thị trấn đều có công chức địa chính –xây dựng với số lượng là 33 người.

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Quảng Ninh

HĐND và UBND huyện: Huyện Quảng Ninh thực hiện nhiệm vụ QLNN về đất đai trên phạm vi hành chính. HĐND huyện là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất tại địa phương do dân bầu ra thực hiện quyền giám sát việc thi hành Luật đất đai, phê chuẩn quy hoạch, KHSDĐ trên địa bàn; UBND huyện là cơ quan QLNN do HĐND bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, tỉnh, HĐND. Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu của HĐND và UBND huyện được quy định cụ thể tại Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp năm 2003. CQH chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền tỉnh Quảng Bình, có trách nhiệm chấp hành sự phân công, phân nhiệm của tỉnh và các quy định của pháp luật về QLNN về đất đai. UBND huyện có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện và các đoàn thể nhân dân cùng cấp nhằm chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện trong việc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; phối hợp và kiểm tra chính quyền các xã, thị trấn trong tổ chức QLNN về đất đai trên địa bàn.

PhòngTài nguyên & Môi trường huyện:

- Chức năng và nhiệm vụ: Phòng TN &MT huyệncó các chức năng, nhiệm vụ như: (i) căn cứ phương hướng phát KT-XH của HĐND và UBND, chủ trì việc xây dựng và quản lý quy hoạch, KHSDĐ, nhà ở, các công trình công cộng; (ii) hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn các tổ chức và công dân thực hiện luật pháp, chế độ chính sách và các quy định, quy hoạch, KHSDĐĐ và nhà ở; (iii) đo đạc bản đồ, xây dựng đô thị, giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng, về trật tự an toàn vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng và giao thông, tổng hợp và kiến nghị cấp trên bổ sung các chính sách, thể chế, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của huyện;(vi) tham mưu giúp việc cho CQH việc đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

địa chính, cấp giấy CNQSDĐ, quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường BĐS, quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai; (v) hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính cấp xã, thị trấnlập kế hoạch thống kê, kiểm kê định kỳ và đột xuất theo quy định của ngành và huyện; (vi) thu thập quản lý, lưu trữ, các loại tài liệu về địa chính, nhà đất,bản đồ theo phân cấp; quản lý các mốc đo đạc bản đồ, mốc địa chính, mốc chỉ giới quy hoạch thuộc cấp huyện; (vii) thamgia hội đồng GPMB của huyện, tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc hoạch định, giải quyết tranh chấp địa giới hành chính các cấp, giải quyết các tranh chấp về đất đai, nhà đất.

- Mối quan hệ trong hệ thống QLNN về đất đai: Phòng TN & MT là cơ quan chuyên môn QLNN về đất đai tại huyện, có trách nhiệm giúp việc cho CQH trong lĩnh vực QLĐĐ; phối hợp và thực hiện sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở TN & MT tỉnh; có trách nhiệm hướng dẫn và giúp UBND xã, thị trấncán bộ địa chính xã, thị trấnvề chuyên môn. Đối các phòng ban khác trong huyện, phòng TN

& MT huyệncó quan hệ hợp tác và bìnhđẳng trong công việc. Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc, nhưng trong quản lý cần được phân chia cụ thể về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm, sự phối hợp nhằm tránh trùng lập và đùn đẩy trách nhiệm cũng như những “khoảng trống” trong quản lý.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người SDĐ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và thuộc sự quản lý của Phòng TN & MT huyện.

Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện: là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng QSDĐ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá QSDĐ và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai.

Cán bộ địa chínhxã, thị trấndo UBND huyệnbổ nhiệm, bãi miễn và có trách nhiệm giúp UBND xã, thị trấn thực hiện QLNN về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, thị trấn; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn; giúp UBND huyện QLNN về tài nguyên và môi trường. Như vậy cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn không chỉ thực hiện riêng chức năng QLĐĐ mà còn thực hiện cả chức năng khác trong ngành tài nguyên và môi trường.

2.3. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đaicủahuyện Quảng Ninh