• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất

CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ 5

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Quảng

3.2.2. Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Quảng

3.2.2.3. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất

Quỹ đất của địa phương có hạn, nên diện tích giao, cho thuê đất mới không còn nhiều; trên cơ sở quy hoạch được duyệt, CQH cần chỉ đạo xác định quỹ đất còn lại có thể giao hoặc cho thuê để các nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy hoạch.

CQH cần xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư như: mục đích sử dụng đất, năng lực tài chính, kinh nghiệm, tiến độ đầu tư, phương thức kinh doanh,...và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tư phải nộp vào ngân sách nhà nước. Sự lựa chọn các tiêu chuẩn xét duyệt phải công khai, minh bạch, rõ ràng.

Để bảo đảm cho việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất giao, đất thuê được khả thi, thì CQH cần tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chuẩn bị mặt bằng trước để có đất sạch giao cho nhà đầu tư ngay sau khi trúng đấu giá, đấu thầu dự án như: căn cứ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị được duyệt, tiến hành thông báo thu hồi đất, thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Ngoài các quy định liên quan đến bồi thường giải phòng mặt bằng của Chính phủ, Chính sách bồi giải phòng mặt bằng của tỉnh đã ban hành, CQH cần xây dựng một “quy trình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư” áp dụng chung các dự án. Quy trình này xây dựng chi tiết, cụ thể từng bước, thời gian thực hiện từng công đoạn, từng cơ quan; ban hành các biểu mẫu thực hiện cho cả người dân và cơ quan thực hiện bồi thường. Đồng thời, tạo ra các thông tin cần thiết, tính công khai minh bạch cho người dân được biết, hạn chế khiếu kiện trong dân, đây

Trường Đại học Kinh tế Huế

cũng là một trong những biện pháp góp phần làm tốt công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai.

3.2.2.4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký đất đai 1. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Đến nay huyện Quảng Ninh cơ bản hoàn thành cấp giấy CNQSDĐ đối với những trường hợp đã kê khai và đủ điều kiện, các hồ sơ còn lại chưa đủ điều kiện theo quy định vì thiếu nhiều loại giấy tờ, nguồn gốc đất đai do lịch sử quản lý trước đây để lại. Hồ sơ này thường phức tạp, trong khi đó khung pháp lý và QHSDĐ chi tiết được phê duyệt của phường làm cơ sở cho xét duyệt lại thiếu. Trong thời gian tới Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn về cấp giấy CNQSDĐ. Đây sẽ là một trong những cơ sở để giải quyết khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực cấp giấy CNQSDĐ huyện cần nắm bắt và nhanh chóng triển khai. CQH cần có kế hoạch kiểm tra, rà soát thông báo cho các đơn vị, cá nhân biết về tình trạng, hướng giải quyết, chấp nhận hoặc không chấp nhận, thời gian dự kiến hoàn trả đối các hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ, tránh tình trạng phải chạy chọt, nhũng nhiễu, hối lộ làm ảnh hưởng đến hìnhảnh củaCQH.

2. Công tác đăng ký đất đai:

Tăng cường cung cấp dịch vụ ĐKĐĐ theo hướng vận hành thật tốt hệ thống Văn phòng đăng ký QSDĐ dưới dạng cung cấp dịch vụ thuận lợi cho người dân.

Văn phòng đăng ký QSDĐ phải là nơi cung cấp mọi thông tin về đất đai cho nhu cầu của QLNN, phát triển KT- XH, bảo vệ môi trường và các nhu cầu khác của cộng đồng. Các dịch vụ công về đất đai cần thực hiện theo cơ sở các chuẩn mực quốc tế và các cơ chế chia sẻ thông tin thống nhất. Cần xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng và truyền thông làm cho các tổ chức, công dân có liên quan đến đất đai hiểu rõ về chính sách, pháp luật về đất đai; QHSDĐ; việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cấp lại giấy CNQSDĐ; các quyền, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ được thực hiện và được Nhà nước bảo hộ. Trước mắt cần đơn giản thủ tục, giảm các khoản chi phí nhằm khuyến khích người dân thực hiện, tiến tới có những chế tài buộc mọi đối tượng SDĐĐ phải đăng ký. Vì CQH chỉ có

Trường Đại học Kinh tế Huế

thể quản lý tốt nếu đất đai được đăng ký và cập nhật những biến động kịp thời. Có một khó khăn đối với công tác ĐKĐĐ là: đối với các trường hợp chưa có giấy tờ đất đai hợp lệ thường phải giao dịch ngầm vì không được chính quyền chấp nhận làm thủ tục, công nhận các giao dịch này.

CQH cũng cần rà soát đánh giá lại đội ngũ công chức QLNN về đất đai, nhất là những cán bộ trực tiếp giao dịch với người dân về năng lực trìnhđộ, đạo đức, thái độ tiếp xúc với người dân, DN nếu không đủ yêu cầu cần kiên quyết thay thế. Theo kết quả điều tra, có tới 90% số phiếu được hỏi trả lời không vừa lòng với thái độ của cán bộ làm công tác cấp giấy CNQSDĐ cũng như ĐKĐĐ. Người dân vẫn ngại khi phải có những giao dịch với chính quyền, việc cán bộ làm công tác này thường gây khó khăn và đòi hỏi các khoản bồi dưỡng cần phải chấm dứt. CQH cần cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản gọn nhẹ

3.2.2.5. Công tác tài chính về đất đai

Giá đất do các địa phương ban hành vẫn còn thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, nhất là giá đất nông nghiệp quá thấp nên khi áp dụng giá đất nông nghiệp để đền bù thì nhân dân còn nhiều ý kiến và chưa đồng tình dẫn đến tình trạng khiếu nại về giá đất đền bù vẫn xảy ra. Mục tiêu đặt ra là giá đất do UBND tỉnh thành phố đặt ra phải sát với giá thị trường. Trên thực tế, giá đất do UBND thành phố quy định chỉ đạt từ 60% tới 70% giá thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu kiện kéo dài và tình trạng tham nhũng đất đai bằng các quyết định hành chính cấp đất kiểu “xin- cho”. Việc định giá đất nằm ngoài tầm quản lý của CQH và chỉ có thể kiến nghị nếu nhận thấy không phù hợp. Tuy nhiên CQH cũng cần mạnh dạn phát hiện, kiểm tra nếu thấy có tiêu cực trong định giá, áp giá đối các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn do huyện quản lý.

Các khoản thuế, phí lệ phí đất theo quy định do huyện thu và được giữ lại bổ sung cho ngân sách quận. Nhìn chung các khoản thu theo pháp luật được CQH thực hiện khá tốt mặc dù mức thuế, phí và lệ phí vẫn còn xem là cao. Việc tính thuế, áp dụng các mức thuế theo vị trí SDĐ vẫn còn phức tạp. Do vậy, CQH cần phát huy

Trường Đại học Kinh tế Huế

những mặt làm tốt và có thể phát triển thêm hình thức tư vấn cho các hộ dân về các mức và sắc thuế để người dân có thể thực hiện tốt nghĩa vụ việc nộp thuế. Các trường hợp mua bán trao tay, cố tình không thực hiện các nghĩa vụ về thuế, trốn thuế CQH cần kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm bằng các mức phạt tiền, hoặc hình sự nhằm tạo ra sự công bằng giữa người chấp hành và không chấp hành. Các trường hợp vì lý do không có giấytờ nên không thể thực hiện các nghĩa vụ thuế thì nên tạo điều kiện cấp giấy tờ để quản lý và thu các khoản phải thu theo luật định.

CQH cần có những chính sách nhằm tận thu các khoản phải thu từ đất, cho thuê đất do quận quản lý, hoặc khai thác các điểm đất nhỏ lẻ trong khu vực dân cư để làm nhà bán nhằm tăng ngân sách quận và chống lấn chiếm, cũng như có chính sách kêu gọi các thành kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng thích hợp nhằm tăng giá trị gia tăng từ đất, các giá trị này sẽ tăng đángkể cho ngân sách huyện.

3.2.2.6. Thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

CQH cần có thái độ kiên quyết thể hiện bằng sự phân công cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ quyền hạn, của từng tổ chức, cá nhân mục tiêu cụ thể, bằng các kế hoạch, các chương trình quản lý rõ ràng. Có vậy mới có thể kiểm tra xử lý được, nếu không chỉ là những vấn đề chung chung. Huyện cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của mình trong kiểm tra giám sát hoạt động QLNN về đất đai của CQH.

Bên cạnh đó, CQH cần sâu sát hơn nữa với chính quyền phường trong kiểm tra xử lý vi phạm, tranh chấp ngay từ đầu. Phân quyền và giao quyền phải có kiểm tra giám sát tránh buông lỏng. Công tác này theo đánh giá hiện CQH làm chưa tốt, xử lý vi phạm thiếu công bằng, gây dư luận xấu trong nhân dân, tranh chấp khiếu kiện chưa được giải quyết dứt điểm từ khi mới phát sinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm kết quả QLNN về đất đai của CQH.

Trong công tác thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào các diện tích đất chưa có giấy tờ SDĐ, vị trí đất gần các khu vực đất công, gần sông hồ, các dự án chậm thực hiện theo tiến độ. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm các quy định SDĐ cần kiên quyết thu hồi và có kế hoạch quản lý, sử dụng, tránh tái lấn chiếm

Trường Đại học Kinh tế Huế

hoặc thu hồi xong lại để hoang hóa lãng phí hơn khi chưa thu hồi. Phối hợp chặt chẽ giữa UBND, Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án trong công tác xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết dứt điểm các tranh chấp theo ngay từ đầu tranh chấp khiếu kiện kéo dài. Vai trò của chính quyền huyện nếu được phát huy, các tranh chấp kiếu kiện được giải quyết kịp thời thì nó sẽ không gay gắt và làm tăng hiệu lực QLNN về đất đai.

Trường Đại học Kinh tế Huế