• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Mục tiêu chung a. Kiến thức

- HS hiểu nội dung chính: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao - nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.

b. Kĩ năng

- Đọc đúng các từ ngữ khó, câu trong bài, biết đọc diễn cảm thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh vùng cao.

c. Thái độ

- HS thể hiện tình yêu quê hương và tình yêu cảnh đẹp thiên nhiên, học thuộc lòng 1 số câu thơ.

- HS có quyền tự hào về cảnh đẹp quê hương, có bổn phận giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá quê hương.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi 3 hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét, đánh giá B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: (1’)Trực tiếp

2, Luyện đọc và tìm hiểu bài(25’)

a, Luyện đọc - Gọi hs toàn bài

- GV chia đoạn: 3 đoạn.

Đ1: từ đầu … trên mặt đất.

Đ2: tiếp …. Như hơi khói.

Đ3: còn lại

- Gọi hs đọc chú giải trong SGK.

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - gv nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài

- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, đọc thầm, trao đổi , trả lời câu hỏi cuối bài.

- Tổ chức cho học sinh cả lớp báo cáo kết quả tìm hiểu bài.

- Mỗi câu hỏi GV gọi 1 học sinh trả lời, GV chốt lại.

? Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là cổng trời?

- GV giải thích: Vì đây là 1 đèo cao giữa 2 vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy tất cả 1 khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là chiếc cổng để đi lên trời.

? Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?

- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Hs nhận xét

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

+ Lần 2: HS đọc - GV sửa giọng đọc cho hs.

- 1 hs đọc chú giải

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- 2 bàn học sinh cùng đọc thầm bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.

- Học sinh lần lượt trả lời.

+ Vì đây là 1 đèo cao giữa 2 vách núi.

- Học sinh lắng nghe.

+ Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo, có thể thấy cả 1 không gian mênh mông, bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa,

Nghe

Đoạc 1 đoạn trong bài

Theo dõi

Nhắc lại câu trả lời

? Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? vì sao?

? Điều gì đã khiến cho cả cánh rừng sương giá như ấm lên?

- GV giảng: Khung cảnh thiên nhiên ở vùng cao thật đẹp và thanh bình. Giữa cái giá lạnh của không khí, cánh rừng như ấm lên bởi có hình ảnh con người. Mọi người ở đây đều tất bật, rộ ràng bởi công việc của mình, người Tày ở khắp ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Dáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm, tiếng nhạc ngựa vang lên suốt triền rừng, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.

? Hãy nêu nội dung của bài thơ?

- GV ghi nội dung chính lên bảng: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên vùng núi cao - nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành, cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.

c, Đọc diễn cảm

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó.

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm.

+ Treo bảng phụ + GV đọc mẫu

+ Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm

những vạt nương màu mật, những thung lũng lúa đã chín vàng như mật đọng, khoảng trời bồng bềnh mây trôi, gió thoảng....

+ Học sinh tiếp nối nhau phát biểu theo ý mình.

+ Bởi có hình ảnh con người.

Những người dân đi làm giữa cảnh suối reo, nước chảy.

- Học sinh theo dõi, lắng nghe.

- Học sinh phát biểu, học sinh khác bổ sung cho đến khi có câu trả lời đúng.

- Vài hs nhắc lại.

- 3 hs đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV.

+ 2 học sinh ngồi cạnh nhau luyện đọc diễn cảm.

- 3 hs thi đọc diễn cảm đoạn 3,

Theo dõi

Nghe

học thuộc lòng đoạn 3 của bài thơ.

- Gọi học sinh đọc thuộc lòng cả bài thơ.

3, Củng cố dặn dò(4’)

? Tác giả miêu tả cảnh vật trước cổng trơì theo trình tự nào?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt.

- Dặn dò

cả lớp theo dõi bình chọn người đọc hay nhất.

- 3 học sinh đọc thuộc lòng cả bài.

- 2 hs nêu Nghe

---Tiết 4: Toán

Tiết 38: LUYỆN TẬP