• Không có kết quả nào được tìm thấy

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5.2 Trên cây dưa chuột

(*): T: tấn/ha; F (A): F của các NT phân bón; F (B): F của các NT giống Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng kí tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Năng suất lúa khi được bón 2,25 tấn HCTB/ha + phân nền cao vượt trội và đạt trị số cao nhất (7,52 tấn/ha), cao hơn bón 2,25 tấn HCPC/ha + phân nền là 0,75 tấn/ha, cao hơn tất cả các nghiệm thức bón phân còn lại từ 0,67 đến 1,4 tấn/ha và cao hơn nghiệm thức đối chứng chỉ bón phân NPK đơn thuần (1,39 tấn/ha) một cách có ý nghĩa thống kê.

So sánh các nghiệm thức bón phân với đối chứng cho thấy, ở các nghiệm thức giảm 1 trong 2 yếu tố như giảm HCTB, giảm NPK; hoặc giảm cả HCTB và NPK đều cho năng suất không khác biệt với nghiệm thức bón 2,25 tấn HCPC/ha + nền. Điều này cho thấy hiệu quả của HCTB bón cho lúa ngoài đồng ruộng có thể trội hơn cả phân chuồng.

Ở nghiệm thức vừa giảm NPK và vừa giảm HCTB cho năng suất 6,12 tấn/ha tương đương với đối chứng. Điều này một lần nữa cho thấy việc bón phối hợp với phân hữu cơ rất quan trọng, có thể giảm đáng kể lượng phân bón hóa học (tương đương với gần 30%) mà vẫn duy trì năng suất tương đương với bón đơn thuần 100% NPK.

Như vậy, kết quả của thí nghiệm ngoài đồng đã chứng minh kết quả các thí nghiệm trong chậu nói trên được tính toán bằng công cụ toán học là phù hợp với thực tiễn.

Phân tích về tương tác giữa hai yếu tố giống và phân bón thì chưa thấy tương tác có ý nghĩa giữa 2 yếu tố này.

HCTB/ha ở nghiệm thức giảm phân NPK còn 72,9% có khối lượng quả không khác biệt lớn so với bón 100% NPK. Điều này một lần nữa cho thấy vai trò của phân hữu cơ ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất của dưa chuột rất rõ rệt. Chỉ tiêu số lượng và khối lượng quả của hai giống dưa chuột không có sự khác biệt (bảng 3.25).

Bảng 3.25: Ảnh hưởng của than bùn bón phối hợp với phân NPK đến số quả và khối lượng quả dưa chuột

Yếu tố A

Số quả/cây Khối lượng quả

(g/quả) CuC

472

NOVA

474 TB CuC

472

NOVA

474 TB

Không bón phân 3,5 3,9 3,7 c 152,8 155,6 154,2 c

Nền NPK (ĐC) 5,2 5,6 5,4 ab 253,2 243,3 248,3 b

Nền + 2,25 tấn HCPC 5,3 5,9 5,6 ab 266,3 269,1 267,7 ab

Nền + 2,25 tấn HCTB 5,9 5,9 5,9 a 273,0 285,1 279,1 a

Nền + 1,71 tấn HCTB 5,4 5,5 5,4 ab 267,8 271,4 269,6 ab 72,9%Nền + 2,25 tấn HCTB 4,9 5,1 5,0 b 262,3 265,4 263,9 ab 72,9%Nền + 1,71 tấn HCTB 5,1 5,3 5,2 b 260,6 241,3 251,0 b Yếu tố B 5,1 5,3 - 248,0 247,3 -F (A) ** **

F (B) ns ns

F (A xB) ns ns

CV (%) 9,2 8,0

F (A): F của các NT phân bón; F (B): F của các NT giống

Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng kí tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Kích thước quả thể hiện ở chu vi và chiều dài quả (bảng 3.26). So sánh chu vi quả giữa các nghiệm thức bón phân cho thấy, chu vi quả là chỉ tiêu tương đối ổn định và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức bón phân, chu vi quả có kích thước tối đa khi dưa chuột vào thời kỳ chín hình thái, do vậy thường có độ lớn tương đương nhau. Tuy nhiên, so sánh giữa hai giống thì chu vi của giống NOVA474 đạt 14,1cm lớn hơn có ý nghĩa so với giống CuC472 (13,9cm).

Phân tích ảnh hưởng của việc phối hợp giữa tỷ lệ NPK và phân hữu cơ đến chỉ tiêu chiều dài quả cho thấy chiều dài quả ở nghiệm thức bón phân nền + 2,25 tấn HCPC

và 2,25 tấn HCTB cho chiều dài quả không khác biệt nhau và vượt trội hơn các nghiệm thức khác. Ở các nghiệm thức khi giảm phân hữu cơ chiều dài quả giảm ít hơn khi giảm phân NPK nền.

Không nhận thấy có sự tương tác giữa yếu tố giống và các mức phân bón khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa chuột.

Bảng 3.26: Ảnh hưởng của than bùn bón phối hợp với phân NPK đến kích thước quả dưa chuột

Yếu tố A

Dài quả (cm)

Chu vi quả (cm) CuC

472

NOVA

474 TB CuC

472

NOVA

474 TB

Không bón phân 11,9 11,4 11,6 e 10,5 10,4 10,5 b

Nền NPK (ĐC) 16,4 17,4 16,9 b 14,5 14,1 14,3 a

Nền + 2,25 tấn HCPC 18,0 18,2 18,1 a 15,3 15,6 15,4 a

Nền + 2,25 tấn HCTB 17,2 17,1 17,2 ab 15,2 15,6 15,4 a

Nền + 1,71 tấn HCTB 16,6 16,6 16,6 bc 14,0 14,2 14,1 a

72,9%Nền + 2,25 tấn HCTB 15,5 15,8 15,6 cd 14,0 14,6 14,3 a

72,9%Nền + 1,71 tấn HCTB 15,3 14,8 15,0 d 13,8 14,0 13,9 a

Yếu tố B 15,8 15,9 - 13,9 a 14,1 b - F (A) ** **

F (B) ns **

F (A xB) ns ns

CV (%) 5,1 8,3

F (A): F của các NT phân bón; F (B): F của các NT giống

Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng kí tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Năng suất và tỷ lệ quả thương phẩm trên cây dưa chuột

Một trong những chỉ tiêu thể hiện chất lượng dưa chuột là tỷ lệ quả thương phẩm.

Nhìn chung tỷ lệ quả thương phẩm có xu hướng càng cao ở các nghiệm thức có mức bón phân hữu cơ càng cao và ngược lại. Điều này có thể giải thích bởi phân hữu cơ đã cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết làm tăng cường khả năng chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện thời tiết bất lợi, làm tăng chất lượng quả.

Do vậy quả dưa thường có hình dạng đẹp, cân đối, màu sắc vỏ ngoài bóng. Tuy

nhiên giữa các nghiệm thức sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ quả thương phẩm.

Bảng 3.27: Ảnh hưởng của than bùn bón phối hợp với phân NPK đến tỷ lệ thương phẩm và năng suất dưa chuột

Yếu tố A

Tỷ lệ quả thương phẩm (%)

Năng suất (tấn/ha) NOVA

474

CuC

472 TB NOVA474 CuC472 TB

Không bón phân 73,5 77,6 75,5 b 13,1 12,7 12,9 c

Nền NPK (ĐC) 86,6 87,6 87,1 a 25,4 25,6 25,5 b

Nền + 2,25 tấn HCPC 88,1 92,1 90,1 a 27,5 28,1 27,8 ab Nền + 2,25 tấn HCTB 89,3 89,4 89,4 a 29,9 30,4 30,1 a Nền + 1,71 tấn HCTB 87,5 86,0 86,7 a 27,7 28,8 28,2 ab 72,9%Nền + 2,25 tấn HCTB 84,4 88,6 86,5 a 27,1 28,4 27,7 ab 72,9%Nền + 1,71 tấn HCTB 85,4 85,7 85,6 a 25,5 26,0 25,8 b Yếu tố B 85,0 86,7 - 25,2 25,7 -F (A) ** **

F (B) ns ns

F (A xB) ns ns

CV (%) 5,2 8,3

F (A): F của các NT phân bón; F (B): F của các NT giống

Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng kí tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Phân tích ảnh hưởng của việc phối hợp giữa tỷ phân hữu cơ và NPK đến năng suất của 2 giống dưa chuột cho thấy, có sự tác động của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất đã dẫn đến năng suất dưa chuột có sự khác biệt khá rõ rệt giữa các nghiệm thức phân bón (bảng 3.27). Năng suất dưa chuột ở tất cả các nghiệm thức có bón phân hữu cơ với liều lượng khác nhau đều cao hơn ĐC (bón hoàn toàn phân NPK). Ở cùng một mức phân NPK, những nghiệm thức bón càng nhiều phân hữu cơ có xu hướng cho năng suất càng cao và ngược lại. Tương tự, nếu trong cùng một

mức bón phân hữu cơ thì nghiệm thức bón NPK cao hơn cũng có xu hướng cho năng suất cao hơn.

Năng suất ở nghiệm thức bón 100% nền +2,25 tấn HCTB, đạt 30,12 tấn/ha, cao hơn đối chứng (chỉ bón phân NPK) 4,63 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê; đồng thời cao hơn nghiệm thức bón phân nền + cùng liều lượng phân chuồng (2,25tấn/ha) là 2,35 tấn/ha. Nghiệm thức P7 vừa giảm NPK, vừa giảm lượng phân HCTB cũng cho năng suất đạt 25,77 tấn/ha không khác biệt so với đối chứng (100% NPK), điều này một lần nữa cho thấy việc bón phối hợp với phân hữu cơ rất quan trọng, có thể giảm đáng kể lượng phân bón hóa học mà vẫn bảo đảm năng suất tương đương với bón 100% phân NPK. Và kết quả của các thí nghiệm ngoài đồng này cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm trong chậu.

Tương tác giữa các yếu tố giống và phân bón không có ý nghĩa thống kê cho thấy ảnh hưởng của các công thức phân bón đến hai giống dưa chuột (NOVA 474 và CuC 472) là như nhau.