• Không có kết quả nào được tìm thấy

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAY THẾ PHÂN CHUỒNG CỦA THAN BÙN LÀM PHÂN BÓN CHO CÂY TRỒNGBÙN LÀM PHÂN BÓN CHO CÂY TRỒNG

3.2.1 Trên cây lúa

Kỹ thuật bón phân cho cây trồng bao gồm chủng loại phân, số lượng và thời gian bón, trong đó tỷ lệ cân đối giữa phân vô cơ và hữu cơ có ý nghĩa quyết định đến sinh trưởng, năng suất cây trồng. Tỷ lệ phối hợp hợp lí giữa phân vô cơ và hữu cơ giúp cây trồng sinh trưởng cân đối, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và môi trường bất lợi.

Nội dung nghiên cứu này được thực hiện bởi các thí nghiệm trong chậu nhằm khảo sát vai trò của than bùn sử dụng thay thế cho phân chuồng bón cho lúa, kết quả cho thấy:

Đối với các chỉ tiêu sinh trưởng

Theo dõi chỉ tiêu chiều cao cây, số nhánh/bụi và năng suất sinh vật học ở thời kỳ thu hoạch, bảng 3.3 cho thấy: Trên cùng một mức phân nền NPK nếu được bón bổ sung một lượng hữu cơ từ than bùn (HCTB) hoặc từ hữu cơ phân chuồng (HCPC) với lượng 3-12g/chậu, chiều cao cây đạt từ 83,7 đến 91,5 cm, cao hơn có ý nghĩa so với chỉ bón đơn thuần phân vô cơ như khuyến cáo.

Trên nền phân bón khuyến cáo, chiều cao cây ở nghiệm thức bón HCTB cao hơn so với bón HCPC (91,5 cm so với 83,7 cm), tuy nhiên, khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 95%.

Số nhánh/bụi là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng suất lúa, số nhánh thường tương quan thuận với số bông/bụi. So sánh chỉ tiêu số nhánh/bụi cho thấy, nếu bón HCTB ở mức 12g/chậu thì số nhánh/cây đạt 13,5 nhánh cao hơn có ý nghĩa so với bón 12g HCPC/chậu. Các nghiệm thức bón HCTB ở liều lượng thấp hơn (3-9 g/chậu) cho số nhánh/bụi đạt 9,48-11,05 nhánh không khác biệt có ý nghĩa với bón HCPC ở mức 12g/chậu.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của than bùn bón thay thế phân chuồng đến chiều cao cây và số nhánh lúa

Nghiệm thức Chiều cao cây (cm)

Số nhánh/bụi (nhánh)

Không bón phân 61,0 c 6,13 c

Nền NPK1 (ĐC) 75,0 b 9,50 b

Nền NPK + 12 g HCPC 83,7 a 10,28 b

Nền NPK + 12 g HCTB 91,5 a 13,48 a

Nền NPK + 9 g HCTB 90,6 a 11,05 b

Nền NPK + 6 g HCTB 90,8 a 9,63 b

Nền NPK + 3 g HCTB 88,3 a 9,48 b

F ** **

CV (%) 6,6 14,5

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho lúa = 0,53-0,27-0,16 (g/chậu) tức 100-50-30 (kg/ha) Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa

Hiệu lực của than bùn làm gia tăng các yếu tố cấu thành năng suất lúa vượt trội hơn so với phân chuồng, kết quả ở bảng 3.4 cho thấy:

- Số hạt chắc/bông khi bón 12g HCTB/chậu đạt 101 hạt/bông có xu hướng cao hơn bón 12g HCPC/chậu (94,3 hạt/bông). Các nghiệm thức bón HCTB ở mức thấp hơn (3-9g/chậu) đều cho số hạt chắc/bông tương đương hoặc có xu hướng cao hơn bón 12g HCPC/chậu.

- Nhờ sự vượt trội về khả năng đẻ nhánh khi bón than bùn nên chỉ tiêu số bông/bụi ở nghiệm thức có bón 12g HCTB đạt 12,2 bông/bụi, cao hơn có ý nghĩa so với khi bón 12 g HCPC và cao hơn tất cả các nghiệm thức bón HCTB ở mức thấp hơn (từ 3-9/chậu). Điều này có thể giải thích do hàm lượng axit humic cao trong than bùn đã có kích thích khả năng đẻ nhánh và tạo bông hữu hiệu của lúa so với sử dụng phân chuồng.

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của than bùn bón thay thế phân chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa

Nghiệm thức Số hạt chắc/

bông Số bông/bụi

K.lượng 1000 hạt

(g)

Không bón phân 53,3 b 6,4 c 25,0

Nền NPK1 (ĐC) 94,3 a 9,3 b 25,4

Nền NPK + 12 g HCPC 98,5 a 9,7 b 25,5

Nền NPK + 12 g HCTB 101,0 a 12,2 a 25,6

Nền NPK + 9 g HCTB 97,3 a 10,2 b 25,5

Nền NPK + 6 g HCTB 98,8 a 9,5 b 25,7

Nền NPK + 3 g HCTB 95,3 a 9,2 b 25,7

F ** ** ns

CV (%) 9,5 13,0 2,3

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho lúa = 0,53-0,27-0,16 (g/chậu) tức 100-50-30 (kg/ha)

Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa

- Chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt (g) giữa tất cả các nghiệm thức bón HCTB, HCPC và đối chứng đều không khác biệt với nhau. Điều này cho thấy khối lượng 1000 hạt phụ thuộc nhiều vào yếu tố giống hơn là yếu tố phân bón.

Hiệu lực của than bùn bón thay thế phân chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất có sự khác biệt đã dẫn đến năng suất lúa thay đổi rõ rệt.

Nhìn chung ở cùng mức phân nền NPK, ở nghiệm thức bón bổ sung HCTB càng cao cho năng suất lúa càng cao và ngược lại. Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu về vai trò của phân hữu cơ trên đất xám bạc màu. Vì sự thiếu hụt lượng hữu cơ trầm trọng trong thành phần của đất xám đã tạo ra phản ứng khá mạnh khi được bổ sung phân hữu cơ kịp thời.

Bảng 3.5 cũng cho thấy, nếu bón HCTB 12g/chậu cho năng suất cao nhất (81,6 g/chậu), cao hơn đối chứng 30,6% và cao hơn có ý nghĩa. Bón HCTB mức 9g/chậu cho năng suất tương đương với HCPC ở mức 12g/chậu. Các nghiệm thức bón HCTB ở mức từ 3-6g/chậu đều cho năng suất thấp hơn so với bón 9-12g/chậu. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của than bùn bón thay thế phân chuồng đến năng suất lúa

Nghiệm thức

Năng suất

(g/chậu) (%)

Không bón phân 30,9 d 49,4

Nền NPK1 (ĐC) 62,4 c 100,0

Nền NPK + 12 g HCPC 77,4 ab 123,9

Nền NPK + 12 g HCTB 81,6 a 130,6

Nền NPK + 9 g HCTB 75,8 ab 121,4

Nền NPK + 6 g HCTB 71,6 bc 114,7

Nền NPK + 3 g HCTB 67,1 bc 107,5

F **

-CV (%) 10,0

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho lúa = 0,53-0,27-0,16 (g/chậu) tức 100-50-30 (kg/ha) Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Trên nền NPK 0,53-0,27-0,16 (N:P2O5:K2O g/chậu) tương đương 100-50-30 (N:P2O5:K2O kg/ha), trong phạm vi lượng HCTB giảm dần từ 12g/chậu (tương đương 2,25 tấn/ha) xuống còn 9, 6, 3-g/chậu (giới hạn trên 12g, giới hạn dưới 3g), thì năng suất lúa cũng giảm theo một cách tuyến tính. Tuy nhiên khi giảm HCTB đến mức 9g/chậu thì năng suất lúa ở nghiệm thức này đã giảm xuống thấp hơn nghiệm thức có bón 12g HCPC/chậu.

Như vậy than bùn khi đã được xử lý có thể thay thế rất tốt phân chuồng bón cho lúa.

Tác dụng làm gia tăng năng suất lúa do bón than bùn có xu hướng vượt trội hơn so với phân chuồng ở cùng liều lượng bón. Tuy nhiên, để xác định cụ thể lượng than bùn cần thiết có thể thay thế 12g HCPC mà vẫn bảo đảm năng suất lúa, xét phương trình hồi quy giữa năng suất lúa với các mức HCTB được bón theo các biến sau:

Mức HCTB cần bón (g/chậu)

X (biến độc lập) 3 6 9 ? 12

Năng suất lúa (g/chậu)

Y (biến phụ thuộc) 67,1 71,6 75,8 77,4* 81,6

* 77,35: năng suất của nghiệm thức bón nền NPK + 12 g HCPC.

Với các biến trên, phương trình hồi quy tìm được là một phương trình tuyến tính dạng Y= aX + b.

Y = 1,5858X + 62,113; R2 = 0,9949 (Pa=0,0025; Pb=0,0001)

R2 đạt mức >0,99 cho thấy có tương quan rất chặt chẽ giữa năng suất lúa với các mức HCTB và Pa, Pb<0,05 cho thấy phương trình hồi qui trên có ý nghĩa thống kê.

Giải phương trình trên với Y = 77,4 ta được giá trị của X = 9,61. Đây chính là lượng HCTB có thể bón thay thế 12g HCPC vẫn cho năng suất lúa tương đương.

Vậy, tỷ lệ HCTB có thể bón thay thế HCPC là 9,61/12% = 80,08%. Số liệu trên là kết quả tính toán thống kê với hệ số tương quan R2>0,99 nên có cơ sở tin cậy.

y = 1.5858x + 62.113 R2 = 0.9949

65 70 75 80 85

0 3 6 9 12 15

HCT B (g/chậu) NS (g/chậu)

Hình 3.1: Đường hồi qui của năng suất lúa theo các mức HCTB 3.2.2 Trên cây dưa chuột

Dưa chuột là loại rau ăn quả tươi có năng suất khá cao. Các nghiên cứu đã khẳng định phân hữu có tác dụng làm gia tăng năng suất, chất lượng, tỷ lệ quả thương phẩm và đặc biệt là kéo dài thời gian thu hoạch của dưa chuột. Một số loại bệnh chết cây do nấm Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii, Fusarium sp., Pythium sp., tuyến trùng và vi khuẩn phát sinh từ đất gây hại cho dưa chuột cũng được khuyến cáo phòng trị bằng phương pháp quản lí tổng hợp trong đó vai trò của phân hữu cơ luôn được chú trọng. Ngòai việc cung cấp chất dinh dưỡng cân đối tăng cường khả năng chống bệnh, phân hữu cơ còn chứa một số lượng vi sinh vật có ích có tác dụng đối kháng, hạn chế sự lây nhiễm và gây hại của vi sinh vật gây bệnh trong đất. Ảnh hưởng của than bùn sử dụng bón thay thế phân chuồng trên cây dưa chuột, được ghi nhận qua kết quả sau đây:

Các yếu tố cấu thành năng suất:

Các nghiệm thức bón phân hữu cơ (kể cả HCTB và HCPC) đều cho gia tăng rõ rệt số quả, chiều dài quả, chu vi và khối lượng quả dưa chuột so với chỉ bón phân vô cơ đơn thuần (Đ/C) (bảng 3.6).

So sánh giữa các nghiệm thức bón phân hữu cơ cho thấy, nghiệm thức bón từ 9-12g HCTB/chậu có xu hướng cho các yếu tố cấu thành năng suất cao vượt trội hơn so

với bón 12 HCPC/chậu. Chỉ tiêu số quả/cây và chiều dài quả ở nghiệm thức bón 9g HCTB/chậu có xu hướng cao hơn là 12gHCPC/chậu. Các nghiệm thức còn lại bón từ 3-6gHCTB/chậu có số quả không khác biệt so với 12 gHCTB/chậu.

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của than bùn bón thay thế phân chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của dưa chuột

Nghiệm thức Số quả

(quả/cây)

Chiều dài quả (cm)

Chu vi quả (cm)

Khối lượng quả (g/quả)

Không bón phân 3,1 d 12,4 b 10,1 c 176,8

Nền NPK1 (ĐC) 4,6 c 15,5 a 12,8 ab 211,0

Nền NPK + 12 g HCPC 5,3 ab 16,9 a 14,1 a 256,0

Nền NPK + 12 g HCTB 5,7 a 16,4 a 14,3 a 249,0

Nền NPK + 9 g HCTB 5,8 a 16,4 a 13,9 ab 246,0

Nền NPK + 6 g HCTB 4,7 bc 15,5 a 13,5 ab 215,8

Nền NPK + 3 g HCTB 5,4 ab 15,6 a 12,4 b 193,6

F ** ** ** ns

CV (%) 12,8 7,2 7,5 17,0

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho cây dưa chuột = NPK: 0,80-0,42-0,42 (g/chậu) tức 150-80-80 (kg/ha) Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Chỉ tiêu dài quả cũng có xu hướng cao hơn ở các nghiệm thức bón HCTB so với HCPC và đối chứng, tuy nhiên giữa các nghiệm thức đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Chỉ tiêu khối lượng quả và chu vi quả ở NT bón 3g HCTB/chậu cho trị số thấp và không khác biệt so với chỉ bón phân nền (Đ/C). Chu vi quả lớn nhất là nghiệm thức bón 12g HCTB đạt 14,3cm cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức bón 3g HCTB, tuy nhiên giữa các nghiệm thức bón HCTB từ 6-12g/chậu và HCPC 12g/chậu đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Chỉ tiêu khối lượng quả ở hai nghiệm thức bón nền NPK + 12g HCTB và nền NPK + 12g HCPC cho khối lượng quả không khác biệt có ý nghĩa, nhưng cả hai nghiệm thức này đều cao hơn đối chứng chỉ bón NPK đơn thuần có ý nghĩa, điều này cho thấy khi bón bổ sung đầy đủ phân hữu cơ đã giúp tăng khả năng tăng trưởng - phát triển quả của cây dưa chuột.

Năng suất và tỷ lệ quả thương phẩm của dưa chuột

Tỷ lệ quả thương phẩm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng dưa chuột, những quả không đạt giá trị thương phẩm thường là những quả bị thắt eo, nhọn đầu, dị dạng, nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng hoặc bị sâu bệnh hại tấn công. Chính vì vậy, tỷ lệ quả thương phẩm chính là năng suất kinh tế mà bất kỳ người trồng dưa chuột nào cũng đều hướng tới.

Phân tích số liệu giữa các nghiệm thức bón phân cho thấy, tỷ lệ quả thương phẩm có xu hướng đạt cao nhất ở hai nghiệm thức bón phân hữu cơ cao nhất (HCTB, HCPC 12g/chậu), đạt từ 87,5 – 90%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa so với các nghiệm thức phân bón còn lại.

Từ những khác biệt ở các chỉ tiêu số quả /chậu và khối lượng quả, nên năng suất dưa chuột ở các nghiệm thức tương ứng cũng có sự thay đổi (bảng 3.7).

Năng suất cao nhất là nghiệm thức có bón 12g HCTB (tương đương 2,25 tấn/ha) đạt 2,69 kg/chậu, cao hơn đối chứng 29,8% và cao hơn một cách rõ rệt. Ở nghiệm thức bón lượng HCTB thấp (3-6g/chậu) cho năng suất 2,02kg/chậu tương đương với nghiệm thức bón phân vô cơ đơn thuần. Nghiệm thức bón từ 9-12 gHCTB cho năng suất có xu hướng cao hơn so với bón 12 gHCPC/chậu.

Như vậy có thể nhận thấy, bón HCTB làm gia tăng năng suất và chất lượng của dưa chuột trội hơn so với bón HCPC. Trên nền N:P2O5:K2O 0,80-0,42-0,42 (g/chậu) tương đương mức bón 150-80-80 (N:P2O5:K2O kg/ha), trong phạm vi lượng phân HCTB giảm dần từ 12g xuống còn 9; 6; 3-g/chậu (giới hạn trên 12g, giới hạn dưới 3g), thì năng suất dưa chuột cũng giảm theo một cách tuyến tính. Tuy nhiên khi giảm tới mức 6g/chậu thì năng suất dưa chuột đã giảm khá mạnh, xuống thấp hơn nghiệm thức có bón 12g HCPC/chậu.

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của than bùn bón thay thế phân chuồng đến năng suất và tỷ lệ quả thương phẩm của dưa chuột

Nghiệm thức

Năng suất Tỷ lệ quả

thương phẩm (kg/chậu) (%) (%)

Không bón phân 1,17 e 56,4 65,4 b

Nền NPK1 (ĐC) 2,07 d 100,0 85,0 a

Nền NPK + 12 g HCPC 2,52 ab 121,7 90,0 a

Nền NPK + 12 g HCTB 2,69 a 129,8 87,5 a

Nền NPK + 9 g HCTB 2,58 ab 124,4 85,1 a

Nền NPK + 6 g HCTB 2,29 bc 110,5 85,6 a

Nền NPK + 3 g HCTB 2,02 dc 97,5 84,0 a

F ** - **

CV (%) 12,6 - 6,6

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho cây dưa chuột = NPK: 0,80-0,42-0,42 (g/chậu) tức 150-80-80 (kg/ha) Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Để xác định lượng HCTB cần thiết có thể thay thế được 12 g HCPC mà vẫn bảo đảm năng suất dưa chuột, phương trình hồi quy được tìm dựa trên mối tương quan giữa năng suất dưa chuột thu được và lượng phân HCTB áp dụng.

Mức HCTB đã bón (g/chậu)

X (biến độc lập) 3 6 ? 9 12

Năng suất dưa chuột (kg/chậu)

Y (biến phụ thuộc) 2,02 2,29 2,52* 2,58 2,69

* 2,52: năng suất của nghiệm thức bón 12g HCPC

Với các biến trên, phương trình hồi quy tìm được là một phương trình tuyến tính dạng Y= aX + b.

Y = 0,0767X + 1,82; R2 = 0,9692 (Pa=0,0155; Pb=0,0019)

R2 đạt mức >0,96 cho thấy có tương quan rất chặt chẽ giữa năng suất dưa chuột với các mức HCTB và Pa, Pb<0,05 cho thấy phương trình hồi qui trên có ý nghĩa thống kê.

Giải phương trình trên với Y = 2,52 ta được giá trị của X = 9,13. Đây chính là lượng HCTB có thể bón thay thế 12g HCPC vẫn cho năng suất dưa chuột tương đương. Vậy, tỷ lệ HCTB có thể bón thay thế HCPC là: (9,13/12)% = 76,08 %. Số

liệu trên là kết quả tính toán thống kê với hệ số tương quan R2 > 0,96 nên có cơ sở tin cậy.

y = 0.0767x + 1.82 R2 = 0.9692

1.8 2.0 2.2 2.4 2.6 2.8

0 3 6 9 12 15

HCTB (g/chậu) Năng suất

(kg/chậu)

Hình 3.2: Đường hồi qui của năng suất dưa chuột theo các mức HCTB Tóm tắt 1: Qua khảo sát hiệu lực của than bùn sử dụng thay thế phân chuồng bón cho lúa và dưa chuột cho thấy:

 Than bùn là loại phân hữu cơ tốt, hoàn toàn có thể sử dụng thay thế phân chuồng khi bón cho lúa và dưa chuột, có tác dụng làm gia tăng các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lúa và dưa chuột so với phân chuồng.

 Ở liều lượng 12g HCPC/chậu (tương đương 2,25 tấn/ha) nếu sử dụng HCTB thì liều lượng có thể giảm còn 80% đối với lúa và giảm còn 76% đối với dưa chuột mà vẫn bảo đảm năng suất 2 loại cây trồng này.

Kết quả này trên lúa và dưa chuột đều có nét tương đồng và cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây của chính tác giả bản luận văn này trên cây lạc (Võ Quốc Khánh, 2002), theo đó 11,76g than bùn (48% HC) quy ra 5,64g HCTB cho năng suất cây đậu tương đương với 40g phân chuồng (16,9% HC) quy ra 6,76g HCPC, có tỷ lệ tương đương là 5,64/6,76%= 83,5%.

3.3 NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH TỶ LỆ PHÂN HOÁ HỌC KHI BÓN PHỐI