• Không có kết quả nào được tìm thấy

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5.1 Trên cây lúa

Nghiên cứu tỷ lệ bón phối hợp thích hợp giữa HCTB và phân NPK được thực hiện ngoài đồng ruộng, trên 2 giống lúa OM5900 và OM3536 kết quả cho thấy:

Chiều cao cây

Chiều cao cây của hai giống lúa tương đương nhau biến động từ 82 đến 83 cm, nhưng có sự khác biệt giữa các nghiệm thức bón phân. Chiều cao cây trung bình biến động từ 83,4 đến 87,8 cm. Ở nghiệm thức không bón phân chiều cao cây rất thấp và chỉ đạt 65,6 cm thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tất cả các nghiệm thức còn lại (bảng 3.22).

Như vậy, phân bón một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc tăng trưởng chiều cao của cây lúa, tuy nhiên việc bổ sung các nguồn phân hữu cơ hoặc thay thế một phần phân hóa học bằng các nguồn phân hữu cơ qua các nghiệm thức của thí nghiệm chưa cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về chiều cao cây.

Tuy nhiên không có sự tương tác giữa giống lúa và công thức phân bón đến chiều cao cây, các công thức phân bón ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của hai giống lúa là như nhau.

Bảng 3.22: Ảnh hưởng của than bùn bón phối hợp với phân NPK đến chiều cao cây lúa

Yếu tố A

Chiều cao cây (cm)

OM 5900 OM 3536 TB

Không bón phân 65,6 66,2 65,9 b

Nền (ĐC) 80,6 88,2 84,3 a

Nền + 2,25T* HCPC 83,7 83,0 83,4 a

Nền + 2,25T HCTB 88,0 79,8 83,9 a

Nền + 1,8T HCTB 87,0 87,8 87,3 a

65,2% Nền + 2,25T HCTB 87,8 86,7 87,3 a

65,2% Nền+1,8T HCTB 88,5 87,1 87,8 a

Yếu tố B 83,0 82,7 -F (A) **

F (B) ns

F (A xB) ns

CV (%) 6,5

(*): T: tấn/ha; F (A): F của các NT phân bón; F (B): F của các NT giống Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng kí tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Số bông/m2

Số bông/m2 ở các nghiệm thức có bón phân hữu cơ biến động từ 261,8 đến 290,1 bông/m2 có xu hướng cao hơn nghiệm đối chứng. Nghiệm thức không bón phân cho số bông thấp (227,7 bông/m2).

Bảng 3.23: Ảnh hưởng của than bùn bón phối hợp với phân NPK đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa

Yếu tố A

Số bông/m2 Số hạt chắc/bông

Khối lượng 1000 hạt (g)

OM 5900

OM

3536 TB OM

5900

OM

3536 TB OM

5900 OM

3536 TB

Không bón phân 207,4 248,0 227,7 55,0 49,7 52,3 c 24,9 25,5 25,2

Nền (ĐC) 248,0 288,7 268,2 88,7 77,3 83,0 b 25,9 25,6 25,7

Nền + 2,25T* HCPC 275,6 306,0 290,1 102,7 93,7 98,2 b 25,9 24,5 25,2 Nền + 2,25T HCTB 269,0 259,0 261,8 119,3 111,3 115,3 a 26,2 26,3 26,3

Nền + 1,8T HCTB 261,6 305,2 281,5 95,7 95,0 95,3 b 26,1 24,3 25,2

65,2% Nền + 2,25T HCTB 282,0 271,5 276,5 92,0 94,7 93,3 b 25,0 25,7 25,4 65,2% Nền+1,8T HCTB 276,7 289,2 283,0 88,3 84,3 86,3 b 26,2 25,8 26,0 Yếu tố B 260,0 281,1 - 91,7 86,6 - 25,8 25,4 -F (A) ns ** ns

F (B) ns ns ns

F (A xB) ns ns ns

CV (%) 20,3 15,3 4,2

(*): T: tấn/ha; F (A): F của các NT phân bón; F (B): F của các NT giống Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng kí tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Số bông/m2 cao nhất là nghiệm thức bón phân nền + 2,25 tấn HCPC/ha đạt 290,1 bông/m2. Nghiệm thức giảm còn 65,2% nền + 1,8 tấn HCTB/ha cho số bông/m2 đạt 283 bông cao hơn ĐC (268,2). Tuy nhiên sự khác biệt các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy việc bón bổ sung HCTB cho lúa cần phải giảm lượng phân NPK vẫn bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt tăng số lượng bông/m2. So sánh số bông/m2 trung bình ở các mức phân trên 2 giống lúa OM5900 và OM3536 cho thấy, giống OM3536 cho số bông/m2 (279,3 bông/m2) có xu hướng cao hơn số bông/m2 của giống OM5900 (260 bông/m2). Tuy nhiên không có sự tương tác giữa các nghiệm thức phân bón và các giống khác nhau đến số bông/m2.

Số hạt chắc/bông

Nhìn chung ở các nghiệm thức bón phân đều cho số lượng hạt chắc cao hơn không bón phân một cách rõ rệt. Ở nghiệm thức bón phân hữu cơ cũng có xu hướng cho số hạt chắc cao hơn nghiệm thức chỉ bón phân NPK (ĐC). Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa. Số hạt chắc/bông ở nghiệm thức bón 100% nền + 2,25 tấn HCTB cao vượt trội (115,3 hạt/bông) cao hơn có ý nghĩa so với hầu hết các nghiệm thức bón phân còn lại. Tuy nhiên ở tất cả các nghiệm thức giảm phân nền hoặc giảm HCTB đều có số hạt chắc/bông không khác biệt có ý nghĩa so với phân nền + 2,25 tấn HCTB/ha (bảng 3.23).

Khối lượng 1000 hạt

Chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt ở nghiệm thức bón phân nền + 2,25 tấn HCTB có xu hướng cao hơn, tuy nhiên giữa tất cả các nghiệm thức đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Khối lượng 1000 hạt so sánh giữa 2 giống lúa OM5900 và

OM3536 cũng không có sự khác biệt và đều có trị số dao động trong khoảng từ 25-26g/1000 hạt.

Năng suất

Sự khác biệt của các yếu tố cấu thành năng suất đã dẫn đến thay đổi về năng suất giữa các nghiệm thức tham gia thí nghiệm.

Nhìn chung trong nhóm nghiệm thức bón cùng một mức phân NPK, nghiệm thức nào phối hợp với lượng phân hữu cơ nhiều hơn thì cho năng suất cao hơn và ngược lại (bảng 3.24).

Tuy nhiên trong nhóm nghiệm thức bón cùng một mức phân hữu cơ 2,25 tấn/ha, nếu giảm lượng phân NPK thì năng suất lúa giảm không đáng kể. Điều này cho thấy vai trò của phân hữu cơ, đặc biệt là HCTB trong việc gia tăng năng suất lúa trên đất xám bạc màu ở một mức độ nhất định còn cao hơn là tác động của phân vô cơ NPK.

Bảng 3.24: Ảnh hưởng của than bùn bón phối hợp với phân NPK đến năng suất lúa

Yếu tố A Năng suất lúa (tấn/ha)

OM 5900 OM 3536 TB

Không bón phân 3,12 2,98 3,05 c

Nền (ĐC) 6,03 6,23 6,13 b

Nền + 2,25T* HCPC 6,77 6,76 6,77 ab

Nền + 2,25T HCTB 7,82 7,22 7,52 a

Nền + 1,8T HCTB 6,87 6,82 6,85 ab

65,2% Nền + 2,25T HCTB 6,56 6,77 6,67 ab

65,2% Nền+1,8T HCTB 6,08 6,16 6,12 b

Yếu tố B 6,18 6,13 -F (A) **

F (B) ns

F (A xB) ns

CV (%) 11,9

(*): T: tấn/ha; F (A): F của các NT phân bón; F (B): F của các NT giống Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng kí tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Năng suất lúa khi được bón 2,25 tấn HCTB/ha + phân nền cao vượt trội và đạt trị số cao nhất (7,52 tấn/ha), cao hơn bón 2,25 tấn HCPC/ha + phân nền là 0,75 tấn/ha, cao hơn tất cả các nghiệm thức bón phân còn lại từ 0,67 đến 1,4 tấn/ha và cao hơn nghiệm thức đối chứng chỉ bón phân NPK đơn thuần (1,39 tấn/ha) một cách có ý nghĩa thống kê.

So sánh các nghiệm thức bón phân với đối chứng cho thấy, ở các nghiệm thức giảm 1 trong 2 yếu tố như giảm HCTB, giảm NPK; hoặc giảm cả HCTB và NPK đều cho năng suất không khác biệt với nghiệm thức bón 2,25 tấn HCPC/ha + nền. Điều này cho thấy hiệu quả của HCTB bón cho lúa ngoài đồng ruộng có thể trội hơn cả phân chuồng.

Ở nghiệm thức vừa giảm NPK và vừa giảm HCTB cho năng suất 6,12 tấn/ha tương đương với đối chứng. Điều này một lần nữa cho thấy việc bón phối hợp với phân hữu cơ rất quan trọng, có thể giảm đáng kể lượng phân bón hóa học (tương đương với gần 30%) mà vẫn duy trì năng suất tương đương với bón đơn thuần 100% NPK.

Như vậy, kết quả của thí nghiệm ngoài đồng đã chứng minh kết quả các thí nghiệm trong chậu nói trên được tính toán bằng công cụ toán học là phù hợp với thực tiễn.

Phân tích về tương tác giữa hai yếu tố giống và phân bón thì chưa thấy tương tác có ý nghĩa giữa 2 yếu tố này.