• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong lá lúa

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.6 ẢNH HƯỞNG CỦA THAN BÙN ĐẾN HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG LÁ VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

3.6.1 Hàm lượng chất dinh dưỡng trong lá lúa

71,4%P+100% NK+2,25 tấn HCTB 3,65 3,21 3,43 bc

76,3%K+100% NP+2,25 tấn HCTB 3,78 3,34 3,56 bc

66,6%N+71,4%P+76,3%K+2,25 HCTB 3,44 2,95 3,20 c

Yếu tố B 3,53 3,12

-F (A) **

F (B) ns

F (AxB) ns

CV (%) 10,1

F (A): F của các NT phân bón; F (B): F của các NT giống

Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng kí tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Các nghiệm thức có bón HCTB, lượng phân NPK có thể giảm lần lượt từng yếu tố N (còn 66,6%); P2O5 (còn 71,4%); K2O (còn 76,3%), hoặc giảm cùng lúc cả 3 yếu tố như trên thì năng suất lạc vẫn tương đương với nghiệm thức chỉ bón 100% phân NPK (đối chứng).

Như vậy có thể thấy HCTB đã cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết cho cây lạc ngoài đồng ruộng và có ý nghĩa thiết thực trong việc gia tăng khả năng hút dinh dưỡng của cây.

So sánh năng suất của 2 giống lạc cho thấy giống lạc VD2 có năng suất cao hơn giống Lỳ địa phương 13,14%, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Như vậy có thể nhận định rằng khi canh tác lạc trên nền đất xám, nếu bón bổ sung 2,25 tấn HCTB thì có thể giảm bớt một tỷ lệ hợp lý N, P, K vẫn bảo đảm năng suất cho cây lạc.

Không thấy có tương tác giữa 2 giống lạc VD2 và Lỳ trên các công thức phân bón của thí nghiệm.

3.6 ẢNH HƯỞNG CỦA THAN BÙN ĐẾN HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT DINH

OM 5900

OM

3536 TB OM

5900

OM

3536 TB OM

5900

OM

3536 TB

Không bón phân 1,60 1,55 1,58 0,15 0,14 0,15 1,53 1,66 1,60

Nền (ĐC) 2,00 1,98 1,99 0,21 0,17 0,19 1,85 1,93 1,89

Nền + 2,25T* HCPC 1,97 2,40 2,19 0,22 0,23 0,23 1,98 1,88 1,93

Nền + 2,25T HCTB 2,60 2,05 2,33 0,25 0,21 0,23 2,00 2,10 2,05

Nền + 1,8T HCTB 2,10 1,95 2,03 0,19 0,21 0,20 1,75 1,72 1,74

65,2% Nền + 2,25T HCTB 2,15 2,27 2,21 0,24 0,25 0,25 2,05 1,83 1,94 65,2% Nền+1,8T HCTB 2,67 2,16 2,42 0,21 0,22 0,22 1,95 1,96 1,96

Yếu tố B 2,16 2,05 - 0,21 0,20 - 1,87 1,87

-Ở nghiệm thức phối hợp với mức HCTB càng cao (2,25 tấn/ha) thường cho hàm lượng N,P,K trong lá càng cao và ngược lại. Nghiệm thức bón 100% NPK + 2,25 tấn HCTB/ha cho hàm lượng N, P, K trong lá cao nhất, cao hơn cả bón HCPC ở cùng liều lượng. Nghiệm thức bón 1,8 tấn HCTB + 65,2% nền cũng cho các hàm lượng N, P, K cao hơn đối chứng chỉ bón 100%NPK. Như vậy, nhận thấy việc bón phối hợp với HCTB có thể giảm còn 65,2% NPK cũng cho tích lũy hàm lượng dinh dưỡng N, P, K tăng đáng kể so với nghiệm thức bón HCPC và sử dụng phân NPK đơn thuần (bảng 3.32).

Phân tích hàm lượng CaO, MgO trong lá (bảng 3.33) cho thấy: Ở các nghiệm thức bón phân hữu cơ (kể cả hữu cơ than bùn và phân chuồng) đều có hàm lượng CaO (từ 0,25-0,26%) và hàm lượng MgO (từ 0,19-0,20%) cao hơn nghiệm thức chỉ bón đơn thuần NPK (có hàm lượng CaO là 0,22% và MgO là 0,19%). Nhìn chung bón than bùn hàm lượng CaO và MgO cũng có xu hướng cao hơn bón phân chuồng.

Việc điều chỉnh liều lượng phân NPK xuống còn 65,2% đều cho thấy hàm lượng CaO, MgO trong lá lúa không bị giảm. Như vậy, có thể thấy phân hữu cơ cũng có tác dụng tăng cường khả năng hút CaO, MgO trên cây lúa và tập trung vào lá.

Bảng 3.33: Ảnh hưởng của việc bón than bùn đến hàm lượng canxi và magie trong lá lúa

Yếu tố A

CaO (%) MgO (%)

OM 5900

OM

3536 TB OM

5900

OM

3536 TB

Không bón phân 0,14 0,15 0,15 0,12 0,12 0,12

Nền (ĐC) 0,21 0,22 0,22 0,17 0,20 0,19

Nền + 2,25T* HCPC 0,25 0,25 0,25 0,19 0,18 0,19

Nền + 2,25T HCTB 0,24 0,28 0,26 0,21 0,19 0,20

Nền + 1,8T HCTB 0,25 0,27 0,26 0,18 0,22 0,20

65,2% Nền + 2,25T HCTB 0,27 0,25 0,26 0,22 0,25 0,24

65,2% Nền+1,8T HCTB 0,23 0,24 0,24 0,18 0,21 0,20

Yếu tố B 0,23 0,24 - 0,18 0,20 -3.6.2 Hàm lượng chất dinh dưỡng trong lá lạc

Các nghiên cứu cho rằng thân lá cây họ đậu nói chung và lạc nói riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng, được sử dụng như là nguồn phân xanh giàu N cho cây trồng và có tác dụng cải tạo đất rất rõ rệt. Hàm lượng N trong lá lạc có liên quan đến việc tích lũy N của cây thông qua phân bón, dinh dưỡng đất và khả năng cố định N của hệ thống nốt sần.

Ảnh hưởng của HCTB đến khả năng tích lũy N, P và K trong lá của các nghiệm thức bón đủ phân hữu cơ đều cao hơn rõ rệt so với bón phân NPK đơn thuần hay không bón phân và có trị số nằm trên ngưỡng tới hạn về dinh dưỡng lá (phân tích theo Cox và Perry là 3,5%). Trong hai loại phân hữu cơ thì HCTB cho hàm lượng dinh dưỡng N, P, K cao hơn so với HCPC (bảng 3.40).

Bảng 3.34: Ảnh hưởng của việc bón than bùn đến hàm lượng đạm, lân và kali trong lá lạc

Yếu tố A N (%) P2O5 (%) K2O (%)

VD2 Lỳ TB VD2 Lỳ TB VD2 Lỳ TB

Không bón phân 2,78 2,80 2,79 0,13 0,16 0,15 1,57 1,72 1,65

Nền NPK 3,45 3,47 3,46 0,27 0,20 0,24 2,50 1,95 2,23

Nền NPK+2,25 tấn HCPC. 3,52 3,68 3,60 0,24 0,28 0,26 2,05 2,45 2,25 Nền NPK+2,25 tấn HCTB 3,76 3,79 3,78 0,28 0,21 0,25 2,51 2,39 2,45 66,6%N+100% PK+2,25 tấn HCTB 3,73 3,70 3,72 0,25 0,27 0,26 2,28 2,33 2,31 71,4%P+100% NK+2,25 tấn HCTB 3,74 3,72 3,73 0,22 0,24 0,23 1,89 2,48 2,19 76,3%K+100% NP+2,25 tấn HCTB 3,85 3,78 3,82 0,27 0,25 0,26 1,79 1,94 1,87 66,6%N+71,4%P+76,3%K+2,25 tấn

HCTB 3,71 3,71 3,71 0,24 0,26 0,25 1,76 2,00 1,88

Yếu tố B 3,57 3,58 - 0,24 0,23 - 2,04 2,16

-Như vậy có thể nhận thấy vai trò của HCTB hết sức quan trọng trong việc cân bằng dinh dưỡng và tăng cường khả năng hút dinh dưỡng của cây. Ở nghiệm thức đối chứng (bón 30kgN/ha) nhưng không bón phân hữu cơ cho hàm lượng N trong lá thấp hơn ngưỡng tới hạn (3,46%) (tuy không nhiều) trong khi ở những nghiệm thức có bón phân hữu cơ thì hàm lượng N cao hơn (3,60 - 3,82%). Như vậy phân hữu cơ đã có tác dụng như là một hệ đệm làm tăng cường khả năng hút N của cho cây.

Mặt khác, nếu so sánh mối tương quan 3 chiều giữa lượng phân bón, hàm lượng dinh dưỡng trong lá và khả năng tạo năng suất chất lượng của lạc, bảng 3.34 cho thấy: Ở nghiệm thức giảm lượng phân N còn 66,6% nhưng nếu phối hợp với 2,25 tấn HCTB thì hàm lượng N trong lá không khác biệt so với các nghiệm thức có bón đủ lượng N (bảng 3.40) và vẫn cho năng suất cao (3,66 tấn/ha). Trong khi ở nghiệm thức giảm P còn 71,4% và giảm K còn 76,3% thì hàm lượng các chất này trong lá bị tụt giảm so với các nghiệm thức bón đầy đủ 100% P,K dẫn đến năng suất cũng bị tụt giảm tương ứng chỉ đạt 3,43 tấn/ha và 3,56 tấn/ha.

Liên hệ tới mối tương quan về chất lượng cũng cho thấy khi giảm hàm lượng N và K, hàm lượng các N, K trong lá cũng giảm theo, nhưng hàm lượng dầu lại giảm không đáng kể. Ở nghiệm thức giảm P thì dẫn đến hàm lượng dầu giảm, chỉ đạt 45,2% thấp hơn cả đối chứng (45,37%).

Có quy luật tương quan thuận khá chặt giữa hàm lượng dinh dưỡng N, P và K trong phân cung cấp cho cây và hàm lượng N, P, K tích lũy trong lá, phân tích kết quả cho thấy, ở nghiệm thức bón đủ 2,25 tấn HCTB nếu giảm P hoặc giảm K thì hàm lượng P và K trong lá cũng tương tự giảm theo, tuy nhiên nếu giảm N còn 66,6% thì hàm lượng N, P, K trong lá lại ít biến đổi.

Ảnh hưởng của phân hữu cơ than bùn đến hàm lượng dinh dưỡng Ca và Mg trong lá lạc, bảng 3.41 cho thấy: Hàm lượng CaO ở các nghiệm thức bón HCTB (1,66-1,75

%) đều cao hơn là nghiệm thức bón HCPC (1,50 %) và cao hơn nghiệm thức không bón phân (1,36 %). Ở các nghiệm thức bón HCTB càng cao hàm lượng CaO và MgO trong lá lạc càng cao và ngược lại. Ở mức bón giảm N xuống còn 66,6% + 2,25 tấn HCTB hàm lượng CaO và MgO trong lá không khác biệt và có xu hướng trội hơn đối chứng chỉ bón 100% NPK.

Bảng 3.35: Ảnh hưởng của việc bón than bùn đến hàm lượng canxi và magie trong lá lạc

Yếu tố A CaO (%) MgO (%)

VD2 Lỳ TB VD2 Lỳ TB

Không bón phân 1,31 1,41 1,36 0,22 0,18 0,20

Nền NPK 1,65 1,62 1,64 0,31 0,23 0,27

Nền NPK+2,25 tấn HCPC. 1,49 1,50 1,50 0,25 0,27 0,26

Nền NPK+2,25 tấn HCTB 1,75 1,75 1,75 0,27 0,32 0,30

66,6%N+100% PK+2,25 tấn HCTB 1,62 1,70 1,66 0,28 0,29 0,29 71,4%P+100% NK+2,25 tấn HCTB 1,55 1,80 1,68 0,34 0,33 0,34 76,3%K+100% NP+2,25 tấn HCTB 1,69 1,69 1,69 0,29 0,32 0,31 66,6%N+71,4%P+76,3%K+2,25 tấn

HCTB 1,50 1,77 1,64 0,30 0,28 0,29

Yếu tố B 1,57 1,64 - 0,28 0,28

-Nghiên cứu nội dung ảnh hưởng của việc bón phối hợp HCTB đối với việc tích lũy N, P, K, Ca và Mg trong lá lúa, lạc, một số kết luận được rút ra:

 Phân hữu cơ than bùn có tác dụng tăng cường sự tích lũy hàm lượng N, P, K, Ca và Mg trong lá lúa và lá lạc tốt hơn so với chỉ sử dụng 100% NPK.

Đối với lúa, với mức 2,25 tấn HCPC/ha + 100% phân NPK, hoặc giảm còn 65,2

% NPK có tác dụng tăng cường khả năng hút và tích lũy N, P, K, Ca và Mg cao hơn so với đối chứng chỉ bón 100% NPK.

Đối với lạc, trên nền NPK (30-60-90) phối hợp 2,25 tấn HCTB cho khả năng tích lũy N, P, K, Ca và Mg trong lá cao hơn là phối hợp với bón 2,25 tấn HCPC và cũng cao hơn nghiệm thức chỉ bón 100%NPK. Khi phối hợp với 2,25 tấn HCTB nếu giảm P hoặc giảm K thì hàm lượng P và K trong lá cũng tương tự giảm theo, tuy nhiên nếu giảm N còn 66,6% thì hàm lượng N, P, K trong lá ít không ảnh hưởng đến việc tích lũy N và các chất dinh dưỡng khác.