• Không có kết quả nào được tìm thấy

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3 NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH TỶ LỆ PHÂN HOÁ HỌC KHI BÓN PHỐI HỢP VỚI THAN BÙN CHO CÂY TRỒNG

3.3.1 Trên cây lúa

Đối với các chỉ tiêu sinh trưởng

Số liệu thí nghiệm quan sát giai đoạn cuối đẻ nhánh cho thấy, chiều cao cây và số nhánh/bụi có sự tương quan thuận khá chặt chẽ với sự gia tăng của mức phân nền.

Khi bón 100% phân nền + 12 g HCTB/chậu cho chiều cao cây (90,3 cm) và khả năng đẻ nhánh (13,1 nhánh/bụi) là lớn nhất, theo sau là các nghiệm thức bón giảm còn 70-90% lượng phân nền có phối hợp với 12g HCTB (bảng 3.8).

Với mức bón 60% nền NPK + 12g HCTB, chiều cao cây đạt 84,68 cm, không khác biệt với bón từ 70-100% nền, nhưng khả năng đẻ nhánh lại có xu hướng giảm (9,1 nhánh/bụi) và giảm có ý nghĩa so với mức bón 100% nền. Ở nghiệm thức đối chứng chỉ bón phân vô cơ, mặc dù khả năng đẻ nhánh (11,3 nhánh/bụi) không khác biệt so với các nghiệm thức phối hợp HCTB (9,1-13,1 nhánh/bụi) nhưng chiều cao cây (chỉ đạt 79,2cm) và có xu hướng giảm so với các nghiệm thức còn lại, cây lúa sinh trưởng thể hiện sự thiếu cân đối.

Bảng 3.8 : Ảnh hưởng của việc giảm lượng phân NPK khi bón phối hợp với than bùn đến chiều cao và số nhánh cây lúa

Nghiệm thức Chiều cao cây

(cm)

Số nhánh/bụi (nhánh)

Không bón phân 60,3 c 8,3 c

Nền NPK1 (ĐC) 79,2 b 11,3 ab

Nền NPK + 12 g HCTB 90,3 a 13,1 a

90%Nền NPK + 12 g HCTB 88,8 a 11,3 ab

80%Nền NPK + 12 g HCTB 89,4 a 11,4 ab

70%Nền NPK + 12 g HCTB 88,4 a 10,7 abc

60%Nền NPK + 12 g HCTB 84,7 ab 9,1 bc

F ** *

CV% 5,5 15,4

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho lúa = 0,53-0,27-0,16 (g/chậu) tức 100-50-30 (kg/ha) Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Như vậy có thể nhận thấy việc điều chỉnh lượng phân NPK theo hướng giảm còn 70-90% khi phối hợp với 12g HCTB/ha bón cho lúa là điều thực sự cần thiết, vừa mang hiệu quả kinh tế (do giảm chi phí phân bón) vừa có tác dụng làm cho lúa sinh trưởng tốt có chiều cao cây và khả năng đẻ nhánh không khác biệt so với mức bón 100% nền. Tuy nhiên nếu giảm quá giới hạn (chỉ bón 60% mức phân nền) cây lúa sẽ có xu hướng giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh.

Đối với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa

Tương tự như các chỉ tiêu sinh trưởng, chỉ tiêu các yếu tố cấu thành năng suất lúa như số hạt chắc/bông và số bông/chậu cũng có tương quan thuận khá chặt với mức phân nền, ở mức phân nền càng cao số hạt chắc và số bông đạt càng cao và ngược lại.

Bảng 3.9 : Ảnh hưởng của việc giảm lượng phân NPK khi bón phối hợp với than bùn đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa

Nghiệm thức Số hạt

chắc/bông Số bông/bụi K.lượng 1000 hạt (g)

Không bón phân 58,8 e 7,8 b 25,1

Nền NPK1 (ĐC) 87,9 cd 10,9 a 25,5

Nền NPK + 12 g HCTB 102,2 a 11,3 a 25,6

90%Nền NPK + 12 g HCTB 96,7 ab 10,9 a 25,6

80%Nền NPK + 12 g HCTB 93,6 bc 11,0 a 25,3

70%Nền NPK + 12 g HCTB 85,0 d 10,5 a 25,6

60%Nền NPK + 12 g HCTB 83,2 d 9,1 ab 25,3

F ** * ns

CV% 5,8 14,0 2,4

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho lúa = 0,53-0,27-0,16 (g/chậu) tức 100-50-30 (kg/ha) Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Số liệu ghi nhận trong bảng 3.9 cho thấy khi bón phối hợp với HCTB, lượng phân NPK điều chỉnh giảm còn 90% không có sự khác biệt có ý nghĩa về số hạt chắc và số bông so với mức bón 100%. Như vậy việc giảm 10% lượng phân NPK không có ảnh hưởng đến sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của lúa.

Nghiệm thức chỉ bón phân nền NPK (ĐC) có số hạt chắc/bông và số bông/chậu tương đương với các nghiệm thức chỉ bón từ 70-90% phân nền + 12 g HCTB. Điều này dễ dàng nhận thấy trong thực tế khi canh tác lúa nếu sử dụng phân hữu cơ thì sẽ tiết kiệm được từ 10 đến 30% lượng phân vô cơ mà không ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa. Tuy nhiên ở nghiệm thức điều chỉnh giảm còn 60% phân NPK có xu hướng giảm số bông và số hạt chắc/bông so với các nghiệm thức còn lại.

Khối lượng 1000 hạt là chỉ tiêu tương đối ổn định, nó ít bị biến động ở các nghiệm thức phân bón. Khối lượng 1000 hạt dao động rất ít, từ 25,1g đến 25,6g giữa các nghiệm thức.

Như vậy có thể nhận thấy khi phối hợp với 12g HCTB/chậu, lượng phân NPK giảm trong giới hạn còn 70% trở lên thì vẫn duy trì được các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất lúa tương đương với bón 100% nền NPK.

Năng suất lúa là chỉ tiêu đánh giá cuối cùng của việc tác động các biện pháp kỹ thuật. Kết quả của các nghiệm thức điều chỉnh theo hướng giảm lượng phân NPK khi phối hợp với HCTB bón cho lúa được ghi nhận như sau:

Khi bón phối hợp với HCTB, ở mức phân nền NPK càng cao, cho năng suất lúa càng cao và ngược lại. Tuy nhiên năng suất ở nghiệm thức bón 100% phân nền không khác biệt có ý nghĩa so với bón giảm còn 80-90% phân nền. Với mức bón giảm phân nền còn 70-60%, năng suất lúa giảm có ý nghĩa so với bón đầy đủ phân nền + HCTB nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (chỉ bón 100%

phân nền).

So sánh tỷ lệ (%) gia tăng năng suất cho thấy ở nghiệm thức giảm còn 90% NPK có phối hợp với HCTB cho năng suất cao hơn đối chứng 13,4% và cao hơn có ý nghĩa.

Các nghiệm thức giảm NPK còn 70% -80% đều cho năng suất cao hơn đối chứng từ 3,3-6,6%, tuy nhiên sự gia tăng này không có ý nghĩa thống kê. Trường hợp không giảm phân vô cơ (bón 100% nền + phân HCTB) năng suất sẽ tăng 16,9%.

Như vậy, nhận thấy khi phối hợp với HCTB bón cho lúa, có thể tiết kiệm được từ 30-40% lượng phân vô cơ mà vẫn đảm bảo năng suất tương đương với bón 100%

phân NPK. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu sử dụng phân hữu cơ (cây phân xanh họ đậu) cho lúa của Phạm Thị Phương Lan (1996) có thể tiết kiệm được từ 30-40% lượng phân hóa học.

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của việc giảm lượng phân NPK khi bón phối hợp với than bùn đến năng suất lúa

Nghiệm thức

Năng Suất

(g/chậu) (%)

Không bón phân 36,7 d 52,1

Nền NPK1 (ĐC) 70,3 c 100,0

Nền NPK + 12 g HCTB 82,2 a 116,9

90%Nền NPK + 12 g HCTB 79,8 ab 113,4

80%Nền NPK + 12 g HCTB 75,0 abc 106,6

70%Nền NPK + 12 g HCTB 72,6 bc 103,3

60%Nền NPK + 12 g HCTB 68,1 c 96,8

F **

-CV (%) 8,5

-(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho lúa = 0,53-0,27-0,16 (g/chậu) tức 100-50-30 (kg/ha) Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Để xác định chính xác lượng phân hóa học phối hợp với 2,25 tấn HCTB/ha (tương đương 12 gam HCTB/chậu) cho năng suất tương đương với chỉ bón đơn thuần 100% phân hóa học, phương trình hồi quy được tìm dựa trên mối tương quan giữa năng suất lúa thu được và các mức NPK áp dụng.

Mức phân hóa học đã bón (% so với nền) + 12 gam HCTB/chậu

X (biến độc lập)

60 ? 70 80 90 100

Năng suất lúa (g/chậu)

Y (biến phụ thuộc) 68,1 70,3* 72,6 75,0 79,8 82,2

(*) Năng suất của nghiệm thức ĐC (100%NPK)

Trong phạm vi lượng phân nền NPK (100-50-30) giảm dần từ 100% xuống còn 90, 80, 70, 60-% (giới hạn trên 100%, giới hạn dưới 60% so với mức nền), phương trình hồi quy tìm được là một phương trình tuyến tính có dạng Y=aX+b.

Y = 0,3528X + 47,29; R2 = 0,9877 (Pa=0,0006; Pb=0,0001)

R2 đạt mức >0,98 cho thấy có tương quan rất chặt chẽ giữa năng suất lúa với các tỷ lệ NPK và Pa, Pb<0,05 cho thấy phương trình hồi qui trên có ý nghĩa thống kê.

Giải phương trình trên với Y = 70,3 ta được giá trị của X = 65,2. Đây chính là tỷ lệ

% phân nền NPK mà khi bón phối hợp với 12 gam HCTB/chậu vẫn cho năng suất tương đương với nghiệm thức bón 100% nền. Vậy, khi bón phối hợp với 12 gam HCTB/chậu (tương đương 2,25 tấn/ha) thì chỉ cần bón 65,2% lượng phân hóa học cho cây lúa vẫn cho năng suất tương đương với nghiệm thức chỉ bón 100% lượng phân hóa học. Số liệu trên là kết quả tính toán thống kê với hệ số tương quan R2 >

98% nên có cơ sở tin cậy.

y = 0.3528x + 47.29 R2 = 0.9877

65 70 75 80 85

50 60 70 80 90 100 110

T ỷ lệ NPK (%) Năng suất

(g/chậu)

Hình 3.9: Đường hồi qui của năng suất lúa theo các tỷ lệ NPK 3.3.2 Trên cây dưa chuột

Các yếu tố cấu thành năng suất:

Ảnh hưởng của việc giảm lượng phân hóa học ở tỷ lệ thích hợp khi bón phối hợp với HCTB đến các yếu tố thành năng suất của dưa chuột, kết quả ghi nhận ở bảng 3.11 cho thấy:

Các yếu tố cấu thành năng suất dưa chuột (số quả/cây, chiều dài quả, chu vi và khối lượng quả) có sự tương quan chặt chẽ với mức độ gia tăng phân bón. Ở các nghiệm thức bón phân vô cơ càng cao, khi phối hợp với 12g HCTB/chậu đều cho các yếu tố cấu thành năng suất cao và ngược lại. Dưa chuột không được bón phân có số quả/cây, khối lượng quả chỉ bằng với từ 50-70% so với có bón phân. Số quả/cây là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất thực thu, nghiệm thức bón 100% nền + 12 gam HCTB/chậu cho số quả cao nhất đạt 5,4 quả/cây, cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng chỉ bón 100% nền. Các nghiệm thức bón 12g HCTB khi giảm lượng NPK còn 90,80,70-% cũng cho số quả không có khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức bón 100% NPK. Nghiệm thức giảm còn 60% NPK + 12g HCTB có số quả không khác biệt với đối chứng chỉ bón 100% NPK (bảng 3.11).

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của việc giảm lượng phân NPK khi bón phối hợp với than bùn đến các yếu tố cấu thành năng suất cây dưa chuột

Nghiệm thức Số

quả/cây

Chiều dài quả

Chu vi quả Khối lượng quả

(cm) (cm) (g)

Không bón phân 2,6 c 11,9 b 10,1 c 144,2 d

Nền NPK1 (ĐC) 4,4 b 16,1 a 14,0 ab 199,7 b

Nền NPK + 12 g HCTB 5,4 a 17,4 a 15,3 a 259,3 a

90%Nền NPK + 12 g HCTB 5,3 a 16,6 a 14,1 ab 252,6 a 80%Nền NPK + 12 g HCTB 4,9 ab 15,8 a 13,8 ab 205,6 b 70%Nền NPK + 12 g HCTB 5,0 ab 16,0 a 13,4 ab 180,9 bc 60%Nền NPK + 12 g HCTB 4,5 b 15,5 a 11,7 bc 170,1 cd

F ** ** ** **

CV (%) 10,8 8,9 12,8 9,5

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho cây dưa chuột = 0,80-0,42-0,42 (g/chậu) tức 150-80-80 (kg/ha) Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Chiều dài quả có sự khác biệt rất rõ giữa các nghiệm thức có bón phân và không bón phân, tuy nhiên giữa các nghiệm thức có bón phân chiều dài quả lại ít thay đổi, điều này cho thấy vai trò quan trọng của phân bón trong việc hình thành quả.

Khi chiều dài quả ổn định giữa các nghiệm thức bón phân thì sự khác biệt về chu vi quả sẽ tạo nên sự khác biệt về khối lượng quả. Chu vi quả được đo ngay giữa quả để biểu thị cho độ lớn của quả. Chu vi quả cao nhất là nghiệm thức 3 bón 100%NPK+

12g HCTB, đạt 15,3 cm. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức giảm còn 90,80,70-% NPK + 12g HCTB.

Cùng với số quả/cây, khối lượng quả cũng là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định năng suất quả, khối lượng quả có sự khác biệt rất rõ giữa các nghiệm thức, nghiệm thức bón 100% nền + 12g HCTB cho khối lượng quả cao nhất, đạt 259,3 g/quả, khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Các nghiệm thức giảm còn 80,70-% NPK + 12g HCTB không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng.

Năng suất quả tươi của dưa chuột có sự khác biệt rõ rệt giữa nghiệm thức bón và không bón phân; giữa các nghiệm thức chỉ bón phân nền + HCTB và đối chứng;

đồng thời khác biệt giữa các nghiệm thức giảm phân nền xuống ở các mức 60; 70;

80 và 90%. Ở nghiệm thức không bón phân năng suất dưa chuột chỉ đạt 0,88 kg/chậu tương đương với 44,4% so với bón Đ/C. Ngược lại ở các nghiệm thức bón từ 80-100% NPK + HCTB đều cho năng suất cao hơn từ 7,58 đến 34,3% so với ĐC,

tuy nhiên, nghiệm thức giảm còn 80% NPK cho năng suất cao hơn ĐC nhưng không có ý nghĩa.

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của việc giảm lượng phân NPK khi bón phối hợp với than bùn đến năng suất và tỷ lệ quả thương phẩm của dưa chuột

Nghiệm thức

Năng suất Tỷ lệ quả thương phẩm (kg/chậu) (%) (%)

Không bón phân 0,88 f 44,4 71,3 d

Nền NPK1 (ĐC) 1,98 dc 100,0 87,3 b

Nền NPK + 12 g HCTB 2,66 a 134,3 93,0 a

90%Nền NPK + 12 g HCTB 2,49 b 125,6 88,1 b

80%Nền NPK + 12 g HCTB 2,13 c 107,6 84,1 bc

70%Nền NPK + 12 g HCTB 1,91 de 96,5 84,1 bc

60%Nền NPK + 12 g HCTB 1,64 e 82,7 82,2 c

F ** - **

CV (%) 8,6 - 3,1

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho cây dưa chuột= 0,80-0,42-0,42 (g/chậu) tức 150-80-80 (kg/ha) Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng kí tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Về tỷ lệ quả thương phẩm, so sánh các nghiệm thức giảm mức phân nền xuống còn 90% hoặc không giảm kết hợp với bón HCTB, bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ quả thương phẩm cao nhất là nghiệm thức bón 100% nền + 12g HCTB đạt 93,0%, cao hơn có ý nghĩa so với tất cả các nghiệm thức khác. Các nghiệm thức giảm còn 90,80,70-%

NPK+ 12 gam HCTB đều không khác biệt có nghĩa so với đối chứng chỉ bón 100%NPK. Nghiệm thức không bón phân có tỷ lệ quả thương phẩm rất thấp (71,3%).

Để xác định cụ thể việc bón phối hợp với 12 gam HCTB/chậu có thể giảm nền phân hóa học với mức tối ưu mà vẫn duy trì năng suất dưa chuột tương đương với mức bón 100% NPK, phương trình hồi quy được tìm dựa trên mối tương quan giữa năng suất dưa chuột thu được và tỷ lệ % lượng phân nền áp dụng.

Trong phạm vi lượng phân nền NPK (150-80-80) giảm dần từ 100% xuống còn 90, 80, 70, 60-% (giới hạn trên 100%, giới hạn dưới 60% so với mức nền), phương trình hồi quy tìm được là một phương trình tuyến tính có dạng Y=aX+b.

Mức phân NPK đã bón (% so với nền) + 12 gam HCTB/chậu

X (biến độc lập)

60 70 ? 80 90 100

Năng suất dưa chuột (kg/chậu)

Y (biến phụ thuộc) 1,64 1,91 1,98* 2,13 2,49 2,66

* 1,98: Năng suất của nghiệm thức ĐC (100% NPK)

Y = 0,0262X + 0,07; R2 = 0,9912 (Pa=0,0004; Pb=0,5877)

R2 đạt mức >0,99 cho thấy có tương quan rất chặt chẽ giữa năng suất dưa chuột với các tỷ lệ NPK và Pa<0,05 cho thấy phương trình hồi qui trên có ý nghĩa thống kê.

Giải phương trình trên với Y = 1,98 ta được giá trị của X = 72,9. Đây chính là tỷ lệ

% phân nền mà khi bón phối hợp với 12 gam HCTB/chậu vẫn cho năng suất tương đương với nghiệm thức chỉ bón 100% nền. Vậy, nghiệm thức có phối hợp với 12 gam HCTB/chậu (tương đương 2,25 tấn/ha) thì chỉ cần bón 72,9% lượng phân hóa học cho cây dưa chuột vẫn cho năng suất tương đương với nghiệm thức chỉ bón 100% lượng phân hóa học. Số liệu trên là kết quả tính toán thống kê với hệ số tương quan R2 =99% nên có cơ sở tin cậy.

y = 0.0262x + 0.07 R2 = 0.9912

1.4 1.7 2.0 2.3 2.6 2.9

50 60 70 80 90 100 110

Tỷ lệ NPK (%) Năng suất

(kg/chậu)

Hình 3.10: Đường hồi qui của năng suất dưa chuột theo các tỷ lệ NPK 3.3.3 Trên cây lạc

Ảnh hưởng của việc giảm liều lượng đạm

Việc điều chỉnh giảm mức phân nền NPK khi phối hợp với HCTB bón cho lạc đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lạc. Kết quả ghi nhận trong bảng 3.13 cho thấy có sự khác biệt về số lượng nốt sần giữa các nghiệm thức, cho thấy sự hình thành và phát triển của nốt sần gắn liền với điều kiện đất đai, hàm lượng hữu cơ trong đất. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng vi khuẩn nốt sần tồn tại trong đất có mật số tương quan chặt chẽ với thành phần cơ giới, hàm lượng mùn và độ pH đất. Hàm lượng đạm quá cao hoặc hàm lượng lân thấp trong đất cũng kìm hãm hoạt động tổng hợp đạm. Ngược lại hàm lượng NPK quá thấp, không cân đối cây sinh trưởng kém, làm giảm chức năng hoạt động của hệ rễ kể cả chức năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần. Theo dõi số lượng nốt sần hình thành trên rễ lạc trong thí nghiệm điều chỉnh giảm lượng phân N cho thấy, ở các nghiệm thức bón HCTB + giảm N còn 60-100% đều cho mật số nốt sần cao vượt trội so với Đ/C (bón 100% N) và cao hơn từ 15,2 đến 27,6 nốt sần/cây. Ở nghiệm thức không bón phân có số lượng nốt sần thấp nhất, thấp hơn ĐC (chỉ bón phân NPK) 19,3 nốt sần/cây và thấp hơn so với tất cả các nghiệm thức còn lại từ 34,5-46,8 nốt/cây.

Điều này cho thấy than bùn chính là môi trường tốt cho hệ vi sinh vật đất phát triển trong đó phải kể đến hoạt động của vi khuẩn nốt sần. Các nghiệm thức bón từ 60-100% N + HCTB đều cho số nốt sần/cây tương đương nhau (159,3-171,7 nốt/cây) (bảng 3.13).

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của việc giảm lượng phân N khi bón phối hợp với than bùn đến khả năng sinh trưởng cây lạc

Nghiệm thức Nốt sần

(nốt/cây)

Chiều dài cành (cm)

Số cành (cành/cây)

Không bón phân 124,8 b 44,6 4,3 b

Nền NPK1 (ĐC) 144,1 ab 57,3 6,0 a

100%N+PK+ 12gHCTB 161,1 a 60,5 6,4 a

90%N+PK+12g HCTB 171,2 a 59,7 6,3 a

80%N+ PK+12g HCTB 159,3 a 58,7 5,8 a

70%N+ PK+12g HCTB 165,1 a 56,3 6,3 a

60%N+ PK+12g HCTB 171,7 a 54,8 5,5 a

F * ns **

CV (%) 11,3 19,1 10,4

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho cây lạc = 0,16 - 0,32 - 0,48 (g/chậu) tức 30-60-90 (kg/ha) Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Chỉ tiêu chiều dài cành ở tất cả các nghiệm thức có bón HCTB + giảm N còn 70 -90% đều có xu hướng cho chiều dài cành dài hơn ĐC. Nghiệm thức không bón phân cho chiều dài cành thấp nhất, thấp hơn các nghiệm thức còn lại từ 10,3 -16,0 cm. Tuy nhiên giữa tất cả các các nghiệm thức thí nghiệm đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều dài cành.

Các nghiệm thức bón phân cho chỉ tiêu số cành/cây không khác biệt với nhau, tuy nhiên đều cao hơn nghiệm thức không bón phân một cách có ý nghĩa.

Việc bón cân đối giữa phân NPK và phân hữu cơ ảnh hưởng rõ rệt đến các yếu tố cấu thành năng suất như số quả/cây, khối lượng 100 hạt, tỷ lệ quả chắc và tỷ lệ nhân. Việc điều chỉnh giảm lượng phân N khi phối hợp với HCTB đã tác động đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc (bảng 3.14).

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của việc giảm lượng phân N khi bón phối hợp với than bùn đến các yếu tố cấu thành năng suất lạc

Nghiệm thức

Số quả/cây

(quả)

Tỷ lệ nhân (%)

Tỷ lệ chắc (%)

K.lượng 100 hạt (g)

Không bón phân 8,4 c 72,6 80,8 39,8 b

NPK1 (ĐC) 12,5 ab 74,0 84,2 43,5 a

100%N+PK+ 12gHCTB 14,7 a 77,1 87,5 43,5 a

90%N+PK+12g HCTB 14,0 ab 75,5 87,5 43,3 a

80%N+ PK+12g HCTB 14,4 a 76,3 88,3 42,3 ab

70%N+ PK+12g HCTB 13,4 ab 77,1 86,8 42,0 ab

60%N+ PK+12g HCTB 11,7 b 76,2 86,3 41,3 ab

F ** ns ns *

CV (%) 13,0 6,0 4,7 3,7

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho cây lạc = 0,16 - 0,32 - 0,48 (g/chậu) tức 30-60-90 (kg/ha) Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Chỉ tiêu số quả/cây là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lạc, số quả phụ thuộc nhiều vào khả năng ra hoa, điều kiện đất đai (thuận lợi cho lạc đâm tia đậu quả). Số quả có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức thí nghiệm điều chỉnh lượng phân N (bảng 3.14), ở mức giảm đạm còn 70; 80 và 90% cho số quả /cây tương đương nhau (từ 13,4 đến 14,7 quả) và đều có xu hướng cao hơn nghiệm thức bón hoàn toàn NPK (Đ/C). Số quả cao nhất là nghiệm thức bón 100%N+PK+12gam HCTB đạt 14,7 quả/cây, khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức bón 60%N+PK+

12gam HCTB, nhưng không khác biệt so với các nghiệm thức bón 70,80,90%N+PK+12 gam HCTB. Điều này cho thấy nếu bón phối hợp với phân hữu cơ thì việc giảm một phần lượng phân N không có ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành quả của cây lạc.

Chỉ tiêu khối lượng 100 hạt không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức bón phân khác nhau. Tuy nhiên các nghiệm thức bón phân đều cho khối lượng 100 hạt cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức không bón phân.

Chỉ tiêu tỷ lệ nhân và số quả chắc đều không khác biệt giữa các nghiệm thức, tuy nhiên cũng có xu hướng các nghiệm thức bón phân đều cho tỷ lệ nhân và tỷ lệ quả chắc cao hơn.

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của việc giảm lượng phân N khi bón phối hợp với than bùn đến năng suất lạc

Nghiệm thức Năng suất

(g/chậu) (%)

Không bón phân 14,2 d 65,5

NPK1 (ĐC) 21,6 bc 100,0

100%N+PK+ 12gHCTB 27,0 a 124,8

90%N+PK+ 12gHCTB 25,4 ab 117,6

80%N+PK+ 12gHCTB 24,7 ab 114,2

70%N+PK+ 12gHCTB 21,9 bc 101,5

60%N+PK+ 12gHCTB 20,3 c 93,9

LSD (0,05) **

CV (%) 10,8

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho cây lạc = 0,16 - 0,32 - 0,48 (g/chậu) tức 30-60-90 (kg/ha) Các số trong cùng một cột theo sau bởi cùng ký tự thì không khác biệt có ý nghĩa

Từ sự khác biệt ở các yếu tố cấu thành năng suất, đặc biệt là số quả/cây và khối lượng 100 hạt dẫn đến năng suất lạc có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Năng suất lạc cao nhất ở nghiệm thức không giảm N + HCTB (27,0 g/chậu), cao hơn nghiệm thức đối chứng (chỉ bón hoàn toàn NPK) có ý nghĩa thống kê và cao hơn là 24,8% (bảng 3.15).

Năng suất lạc ở nghiệm thức giảm N còn 60-70% không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng bón 100% NPK. Như vậy việc bón phối hợp với 12 gam HCTB/chậu có thể tiết kiệm được lượng phân đạm bón cho cây lạc từ khỏang từ 10-40%, tuy nhiên mức giảm tối ưu nhất sẽ được tính toán ở phần sau.

Ảnh hưởng của việc giảm liều lượng lân (P2O5)

Tương tự như việc điều chỉnh giảm đạm, ảnh hưởng của việc điều chỉnh giảm liều lượng lân đến sinh trưởng của lạc, kết quả bảng 3.16.

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của việc giảm lượng phân P khi bón phối hợp với than bùn đến khả năng sinh trưởng cây lạc

Nghiệm thức Nốt sần

(nốt/cây)

Chiều dài cành (cm)

Số cành (cành/cây)

Không bón phân 122,8 c 47,1 4,9 b

Nền NPK1(ĐC) 142,2 bc 55,6 6,1 a

Nền NPK + 12 g HCTB 174,8 a 59,2 6,6 a

90% P+NK+ 12 g HCTB 158,7 ab 57,8 6,3 a

80% P+NK+ 12 g HCTB 161,0 ab 63,2 5,9 ab

70% P+NK+ 12 g HCTB 161,7 ab 60,3 6,4 a

60% P+NK+ 12 g HCTB 157,9 ab 61,3 5,6 ab

F * ns *

CV (%) 12,4 14,9 11,3

(1): Nền N:P2O5:K2O bón cho cây lạc = 0,16 - 0,32 - 0,48 (g/chậu) tức 30-60-90 (kg/ha)