• Không có kết quả nào được tìm thấy

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG A/ Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

- Nắm được các đặc điểm cơ bản về vùng đồng bằng Sông Hồng

- Giải thích được một số đặc điểm của vùng như đông dân, nông nghiệp thâm canh, cơ sở hạ tầng, kinh tế- xã hội phát triển

2.Kỹ năng

- Đọc lược đồ, kết hợp kênh chữ để giải thích được một số ưu thế, một số nhược điểm của vùng đông dân và một số giải pháp để phát triển bền vững

B/ Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C/ Phương tiện– Phương pháp

1/ Phương tiện: Lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH; Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, làm việc cá nhân

D/ Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1...9A2...9A3...

2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:GV trình chiếu

lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH lên bảng,

? Xác định tên các tỉnh, thành phố của vùng, diện tích, dân số của vùng?

- Gồm 10 tỉnh(TP): Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình - S: 14806km2

- DS: 17,5 triệu người ( 2002) Hoạt động 2:Tìm hiểu vị trí, giới

hạn vùng trên lược đồ

? QS lược đồ XĐ đường danh giới của vùng và nêu tên các vùng tiếp giáp?

? ĐBSH gồm những bộ phận nào?

I/ Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ

* Vị trí

- Bắc giáp TD và MNBB - Nam giáp BTB

- Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

* Giới hạn ĐBSH gồm:

- Đồng bằng châu thổ màu mỡ

? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý với phát triển kinh tế?

Bạch Long Vĩ)

 Ý nghĩa: Là vùng có vị trí địa lý thuận lợi, có điều kiện giao lưu với các vùng khác trong nước và với nước ngoài, có lợi thế để phát triển nền kinh tế mở, thu hút đầu tư nước ngoài

- Có điều kiện phát triển kinh tế biển( Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, GTVT biển, du lịch biển – đảo…)

Hoạt động 3:Tìm hiểu về ĐKTN và TNTN của vùng

? Dựa vào lược đồ và kiến thức đã học hãy nêu ý nghĩa của SH với sự phát triển NN và đời sống dân cư?

? ĐBSH có những loại tài nguyên nào?

( Đất, nước, ks, sinh vật, du lịch, tài nguyên biển)

? QS lược đồ kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở ĐBSH?

II/ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 1/ Ý nghĩa của sông Hồng đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.

-Tích cực

+ SH bồi đắp phù sa, tạo nên đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ là địa bàn cho sx nông nghiệp

+ Cung cấp phù sa cho đồng ruộng và nguồn nước để tăng vụ

+ Các diện tích mặt nước là địa bàn nuôi thủy sản

+ Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, tôm cá cho đời sống dân cư

+ Tạo điều kiện cho giao thông thuận lợi -Tiêu cực

+ Chế dộ nước thất thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, trở ngại cho sinh hoạt dân cư + Tốn kém nhiều để xây dựng và bảo vệ hệ thống đê

2/ ĐKTN và TNTN có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế

a/ Thuận lợi

- Đất: là tài nguyên quý giá nhất của vùng, 70%

diện tích đất có độ phì cao và TB

- Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh, có điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng - Thuỷ văn: có hệ thống sông lớn(SH), sông

? XĐ trên bản đồ các loại k/s có giá trị của vùng và địa bàn phân bố

? XĐ trên bản đồ các hang động du lịch và các bãi tắm?

Thái Bình, nguồn nước ngầm khá dồi dào và có chất lượng tốt

=> thuận lợi thâm canh tăng vụ trong sản xuất - Khoáng sản: đá, sét, cao lanh, than nâu, khí tự nhiên…là cơ sở phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng

- Bờ biển dài hơn 400km, có điều kiện để sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, du lịch, GTVT biển. Vùng biển có các bãi tôm, bãi cá thuận lợi cho việc khai thác , các đảo có giá trị du lịch, nuôi đặc sản

- Cảnh quan du lịch đa dạng: Bãi biển Đồ Sơn(

Hải Phòng), Hồ Tây ( Hà Nội), Đại Lải( Vĩnh Phúc…). Các vườn quốc gia, thắng cảnh… là thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái b/ Khó khăn

-Thời tiết thường biến động, thường xảy ra bão, lũ lụt, hạn hán. Mùa đông thường có sương muối, rét hại

- môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở một số vùng bị suy thoái

- Bình quân đất canh tác trên đầu người rất thấp, khả năng mở rộng rất hạn chế

Hoạt động 4:Tìm hiểu đặc điểm dân cư - xã hội vùng ĐBSH

? Yêu cầu HS QS H20.2 tính toán xem ĐBSH có MĐ DS cao gấp bao nhiêu lần so với cả nước, với TDMNBB, với Tây Nguyên

? MĐ DS cao ở ĐBSH có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội

?QS bảng 20.1 nhận xét tình hình dân cư - xã hội của vùng ĐBSH so với cả nước

III/ Đặc điểm dân cư - xã hội

- Là vùng đông dân nhất nước 17,5 triệu người ( 2002)

- MĐ DS trung bình 1179ng/km2 Gấp: + 10,3 lần TDMNBB + 14,6 lần Tây Nguyên + 4,9 lần cả nước

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm mạnh nhưng MĐ DS vẫn còn cao

- ĐBSH có trình độ phát triển dân cư - xã hôi khá cao so với cả nước

- Có kết cấu hạ tầng nông thôn khá hoàn thiện,

ĐBSH? - Có một số đô thị hình thành từ lâu đời: kinh thành Thăng Long ( HN), thành phố cảng ( HP) - Tuy nhiên đời sống người dân đồng bằng Sông Hồng còn nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, dân số quá đông

4/ Củng cố

- HS đọc phần ghi nhớ SGK

- Nêu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở ĐBSH 5/ Hướng dẫn học bài

- Làm bài tập 3

+ Xử lý số liệu: Chia S đất NN cho số dân tương ứng: ĐV ha/người Cả nước: 0,12 ha/ng

ĐBSH: 0,05 ha/ ng + Vẽ biểu đồ cột- nhận xét

Ngày giảng:29/11/2018