• Không có kết quả nào được tìm thấy

VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tiếp theo) A/ Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

-Hiểu được so với các vùng khác trong nước, Bắc Trung Bộ còn nhiều khó khan nhưng đang đứng trước triển vọng lớn

-Nắm vững một số vấn đề kinh tế ở Băc Trung Bộ 2.Kỹ năng

-Rèn kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ, lược đồ dể khai thác kiến thức địa lí B/ Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài

Hình thành các kỹ năng sống :

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C/ Phương tiện– Phương pháp

1/ Phương tiện: Lược đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ; Máy chiếu, bảng thông minh 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp

D/ Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1...9A2...

2.Kiểm tra bài cũ

Tại sao vấn đề phát triển và bảo vệ rừng có tầm qua trọng hàng đầu đối với Bắc Trung Bộ?

3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình

phát triển ngành nông nghiệp

- Quan sát hình 24.1, hãy nhận xét về sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của vùng so với cả nước.

* Lương thực chỉ đủ ăn không có phần dôi dư để dự trữ hoặc xuất khẩu

- Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở BTBộ?

+ Tự nhiên: Khí hậu khắc nghiệt, diễn biến thất thường; đất ít, kém phì nhiêu;

cát lấn, thủy triều; nguồn nước...

+ Dân cư: Dân số đông, diện tích đất

IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp

- Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người chỉ có 333,7Kg(2002)

- Chủ yếu ở Thanh Hóa,Nghệ An, Hà Tĩnh

- Việc sản xuất lương thực được tiến hành ở phía nào của vùng?

- Cây công nghiệp hằng năm phát triển dựa trên điều kiện nào?

- Kể tên các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả của vùng?Nơi phân bố ?

- Ngành chăn nuôi trâu bò phát triển dựa trên điều kiện nào?( diện tích miền núi và trung du)

- Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển dựa trên điều kiện thuận lợi nào?(

bờ biển dài 700 Km có nhiều đầm, phá;

nhiệt độ nước biển ấm; dòng hải lưu) - Quan sát hình 24.3, nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở BTB?( phòng chóng lũ quét, sạt lở đất; hạn chế xói mòn;

chống cát bay cát lấn; hạn chế tác hại của gió Lào và bão lũ...)

Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành công nghiệp

- Dựa vào hình 24.2, nhận xét giá trị sản xuất CN ở BTB?( GDP năm 2002 tăng 2,7 lần năm 1995)

- Quan sát hình 24.3, lên bảng xác định trên lược đồ các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, ti tan, đá vôi

* Nhìn chung CN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Vì sao như vậy?( Hậu quả của chiến tranh,

- Cây công nghiệp hằng năm như lạc, vừng phát triển mạnh

- Phân bố ở các vùng đất cát pha duyên hải

- Chăn nuôi trâu bò đàn phát triển mạnh - Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là thế mạnh của vùng

2. Công nghiệp

-Giá trị sản xuất công nghiệp thời kì 1995- 2002 có những bước tiến đấng kể (GDP công nghiệp năm 2002 tăng 2,7 lần năm 1995)

-Những ngành công nghiệp qua trọng hàng đầu của vùng

+ Khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng

+ Công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, may mặc, chế biến thực phẩm đang phát triển với qui mô vừa và nhỏ

→ Ngành công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng

- Cơ sở hạ tầng và công nghệ, cũng như

cơ sở hạ tầng thấp kém...)

Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành dịch vụ

- Hãy cho biết BTB có tầm quan trọng ntn về mặt giao thông?

- Xác định các tuyến đường7-8-9 trên lược đồ và nêu tầm quan trọng của nó.

( Đường số 9 hay còn gọi là “Đường ASEAN”: Thái Lan- Lào- VN)

- Hãy kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng

- Xác định trên lược đồ những ngành CN chủ yếu ở các thành phố này?

Hoạt động 4: Tìm hiểu các TT kinh tế

-Xác định các trung tâm kinh tế trên bản đồ? (các trung tâm kinh tế phát

việc cung ứng nguyên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện

3. Dịch vụ

- BTBộ là ngã tư đường giao thông đối với trong nước và các nước tiểu vùng sông Mê Công

- Là vùng có thế mạnh về du lịch: sinh thái- nghỉ dưỡng, văn hóa- lịch sử

V.Các trung tâm kinh tế:

-Thanh Hoá, Vinh, Huế: là cá trung tâm kinh tế quan trọng của BTB

+TP Thanh Hoá là trung tâm công nghiệp lớn nhất của BTB

+TP Huế là trung tâm du lịch lớn nhất miền Tung và cả nước

TP Vinh là hạt nhân để hình thành 4/ Củng cố

- GV gọi HS đọc kết luận SGK trang 89

-Những thành tựu và khó khăn trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp BTB?

5/ Hướng dẫn học bài - Học thuộc bài

- Làm tập 1,2 SGK trang 89

- N/D bài 25: Vùng duyên hải Miền trung

VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ A/ Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

-Nắm được các đặc điểm về vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm về dân cư, xà hội

-Thấy rõ những khó khăn do thiên tai, hậu quả của chiên tranh để lại cần khắc phục và triển vọng phát triển thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

2.Kỹ năng

-HS Biết vận dụng phân tích rõ một số vấn đề về tự nhiên và kinh tế xã hội của NTB B/ Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài

Hình thành các kỹ năng sống :

- Biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C/ Phương tiện– Phương pháp

1/ Phương tiện: Lược đồ Duyên Hải NamTrung Bộ, bản đồ tự nhiên Việt Nam; Máy chiếu, bảng thông minh

2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp D/ Tiến trình bài giảng

1.Tổ chức: 9A1...9A2...9A3...

2.Kiểm tra bài cũ

Những biện pháp thâm canh tăng vụ ở BTB, thành tựu khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng?

3.Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu khỏi quỏt

vựng

-H25.1 xác định:

+Vị trí, giới hạn của vùng DHNTB?

+2 quần đảo: HSa,Tsa & đảo lý Sơn, Phú Quý?

+HS xác định trên lược đồ; Hs khác nhận xét bổ sung.

+GV nhận xét bổ sung chốt kiến thức.

Khái quát: diện tích: 44.254 km2 Dân số: 8,4 triệu người

Gồm các tỉnh, TP: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận

I.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

-Hình thể hẹp ngang kéo dài từ Đà Nẵng->

Bình Thuận

- Phía bắc giáp BTB

-Phía Nam giáp Đông Nam Bộ -2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

 là cầu nối giữa BTB -Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; là cửa ngõ ra biển của lào Hoạt động 2: Tìm hiểu về ĐKTN và

TNTN

-Dựa vào hình 25.1 nêu đặc điểm tự nhiên của vùng? (địa hình, khí hậu, sông ngòi)

-Đánh giá các tài nguyên của vùng?

-Trong phát triển kinh tế xã hội vùng có những thuận lợi và khó khăn gì?

-Gọi Hs trả lời

-Hskhác nhận xét bổ xung

-GV nhận xét, bổ xung, kết luận.

*Nêu những khó khăn của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?

-Nhận xét độ che phủ rừng?

-Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt?

II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

-Địa hình: núi, gò đồi phía tây-> dải đồng bằng hẹp phía đông

+Nhiều dãy núi đâm ngang ra biển, bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh +Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản (tôm hùm, tôm sú…)

+ Một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến->giá trị kinh tế cao

+ Các đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng

* Đất nông nghiệp ở các đồng bằng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai sắn, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường.

* Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn đặc biệt là trâu bò đàn

-Ngoài gỗ rừng còn có một số đặc sản quý:

quế, trầm hương, kì nam, một số chim thú quý hiếm

-Khoáng sản: một số khoáng sản chính: cát thuỷ tinh, ti tan, vàng…

-Khó khăn: hạn hán kéo dài, thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống đặc biệt trong mùa mưa bão

-Năm 2002 độ che phủ rừng còn 39%, hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở cực nam trung bộ-> vấn đề bảo vệ và phát triển rừng quan trọng

Hoạt động 3: Tìm hiểu kinh tế của vùng

III.Đặc điểm dân cư- xã hội:

-Có sự khác biệt trong phân bố dân cư và

-Dựa vào bảng 15.1 SGK Nêu sự khác biệt trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế giữa vùng đồi núi phía tây và đồng bằng ven biển phía đông?

-Dựa vào bảng 25.2 và 25.3 SGK hãy nhận xét một số chỉ tiêu dân cư xã hội của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?

=>Kết luận

-Bẳng 15.1:

*Đồng bằng ven biển:

-Chủ yếu là người kinh một bộ phận là người Chăm, mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các TP, thị xã

-Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch

-Khai thác nuôi trồng khoáng sản

*Vùng đồi núi (phía tây)

-Chủ yếu là các dân tộc: Cơtu, Ragiai, Bana, Êđê, mật độ dân số thấp

-Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn) -Nghề rừng, trồng cây công nghiệp

=>Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội còn thấp so với mức trung bình cả nước

-DHNTB có những bước tiến quan trọng là địa bàn có nhiều điểm văn hoá, lịch sử (phố cổ Hội An, Mĩ Sơn->di sản văn hoá thế giới)

4/ Củng cố

- GV gọi HS đọc kết luận SGK

-Trong phát triển kinh tế xã hội vùng DHNTB có những thuận lợi và khó khăn gi?

5/ Hướng dẫn học bài - Học thuộc bài

- Làm ?1,2,3 SGK trang 94

- N/D bài 26: Vùng duyên hải Miền trung (tiếp)

Ngày giảng:20/12/2018