• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số giải pháp nhằm tăng cường định hướng nghề nghiệp trong các chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh

ELO 9: - Translating and interpreting orientation: Creatively implement and

4. Một số giải pháp nhằm tăng cường định hướng nghề nghiệp trong các chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh

Trên cơ sở đánh giá một số chương trình Ngôn ngữ Anh đang được thực hiện tại Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp sau nhằm tăng cường định hướng nghề nghiệp trong các chương trình này, đáp ứng yêu cầu của ngành và của xã hội

4.1. Tăng cường sự tham gia của nhà tuyển dụng lao động trong quá trình đào tạo Sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động là yếu tố cốt lõi của chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp. Nhà tuyển dụng cần tham gia ngay từ khâu thiết kế chương trình để có một cái nhìn thực tế và giúp lồng ghép các yếu tố thực tiễn vào chương trình đào tạo. Nếu sinh viên không được tiếp cận với thực tế tại các đơn vị nhà nước, các công ty, doanh nghiệp thì những kiến thức trong chương trình sẽ chỉ mang tính hàn lâm và thiếu thực tiễn. Đặc biệt, các chương trình Ngôn ngữ Anh yêu cầu tính thực hành rất cao. Chẳng hạn, với các chuyên ngành định hướng nghề biên phiên dịch, sinh viên cần được trực tiếp trải nghiệm quá trình biên dịch và phiên dịch với các loại văn bản, tài liệu và tình huống thực tế đa dạng như dịch văn bản chuyên ngành, phiên dịch hội thảo, phiên dịch cabin. Với chuyên ngành định hướng nghề du lịch khách sạn, sinh viên cần được tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tham gia dẫn tour (đặt vé, đặt phòng, lên lịch trình...)….

Nhà trường cần hợp tác chính thức với đại diện thị trường lao động và thậm chí mời họ tham gia vào quá trình đào tạo. Việc tiếp cận sớm với các nhà tuyển dụng sẽ giúp sinh viên chủ động, sáng tạo, có tinh thần thái độ nghề nghiệp chuẩn mực đối với ngành nghề, điều mà bất kì một nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá cao. Để tăng tính hiệu quả trong khâu kết nối giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động, các khoa/trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh cần có bộ phận tổ chức và duy trì sự kết nối mật thiết này, thường xuyên liên hệ để trao đổi với đơn vị sử dụng lao động về việc cập nhật nội dung chương trình, liên hệ cho sinh viên tới các đơn vị tham quan, quan sát, học hỏi và được hướng dẫn thực hành công việc thực tiễn. Ngoài ra, cơ sở đào tạo có thể mời các chuyên gia từ các đơn vị tuyển dụng tham gia các buổi giao lưu, tư vấn nghề nghiệp.

Có thể nói sự đồng hành của đơn vị sử dụng lao động trong quá trình đào tạo là yếu tố quan trọng nhất trong việc tăng cường định hướng nghề nghiệp của chương trình đào tạo.

Có được sự tham gia của nhà tuyển dụng, sinh viên sẽ cảm thấy tự tin hơn, có cơ hội được rèn luyện và thực hành các kỹ năng làm việc cần thiết và có thái độ nghề nghiệp đúng đắn, không gặp khó khăn khi tham gia thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.

4.2. Chương trình giáo dục tập trung vào người học, tăng cường tính thực hành

Đối với các ngành Ngôn ngữ Anh, 2 năm đầu của chương trình đào tạo thường dành cho việc trau dồi và củng cố các kỹ năng thực hành tiếng Nghe Nói Đọc Viết. Ngay sau đó, sinh viên nên bắt đầu được định hướng rõ ràng hơn về ngành nghề như theo định hướng biên phiên dịch hay theo định hướng giảng dạy…qua đó có thể lựa chọn các học phần phù hợp theo năng lực, sở trường và định hướng của cá nhân.

Các học phần trong chương trình nên được phân chia và sắp xếp thời gian học hợp lý, xen kẽ giữa thời gian học trực tiếp trên giảng đường và thời gian thực hành tại đơn vị sử dụng lao động. Việc kết hợp giảng dạy theo hình thức trợ giảng hoặc thỉnh giảng của các biên dịch, phiên dịch viên chuyên nghiệp, các trưởng phòng ban, bộ phận ở các doanh nghiệp nên được lồng ghép trong các môn học mang tính thực hành và thực tiễn như tiếng Anh văn phòng, tiếng Anh thương mại, thực hành biên dịch, thực hành phiên dịch. Ngoài việc cung cấp kiến thức, các học phần cũng cần phải tăng cường kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng trình bày.

Người học là trung tâm của quá trình giáo dục. Vì vậy trên cơ sở xác định được nguyện vọng, phẩm chất và năng lực của người học, cơ sở đào tạo sẽ kết hợp với đơn vị sử dụng lao động tập trung phát triển các khối kiến thức, kỹ năng và ý thức nghề nghiệp hay năng lực phù hợp với đối tượng, xây dựng được bộ năng lực nghề nghiệp gồm: kiến thức, kỹ năng nghề, thái độ đối với nghề nghiệp tương ứng.

Chẳng hạn, với chương trình Ngôn ngữ Anh định hướng biên dịch, cần xác định được các kỹ năng cần thiết của một biên dịch viên như:

-Kỹ năng ngôn ngữ: đây là điều kiện đầu tiên cần đáp ứng nếu muốn bắt đầu sự nghiệp của một biên dịch viên. Họ cần có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh để diễn tả chính

xác và đầy đủ nội dung cần chuyển ngữ, nhưng cũng phải rất am hiểu tiếng mẹ đẻ để có thể vận dụng linh hoạt ngôn từ và diễn đạt để người tiếp nhận hiểu đúng nội dung văn bản.

- Kỹ năng quan sát, tìm hiểu: Trong quá trình dịch thuật, không phải từ hay cách diễn đạt nào cũng có trong từ điển. Vì vậy, biên dịch viên cần phải có kỹ năng quan sát, tìm hiểu để học từ các nguồn tài liệu thực tế khác như phim ảnh, sách báo, truyền hình….Ngoài ra, khi chuyển thể nội dung từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, người dịch sẽ phải đối mặt với những rào cản liên quan đến sự khác biệt văn hóa. Tìm hiểu kiến thức về văn hóa sẽ giúp họ tìm được cách diễn đạt khéo léo và uyển chuyển hơn, bản dịch của bạn sẽ chính xác và dễ hiểu hơn.

-Kỹ năng tin học: trong thời đại công nghệ hiện nay, biên dịch viên rất cần kỹ năng tin học để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để nhanh chóng và chính xác họ cần sử dụng những phần mềm dịch, biết chuyển đổi các định dạng văn bản...

Ngoài ra còn nhiều kỹ năng khác mà biên dịch viên cần có để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm dịch. Xác định được các bộ kỹ năng cần thiết là rất quan trọng để lồng ghép định hướng nghề nghiệp vào trong chương trình đào tạo.

Để nâng cao tính thực hành và định hướng nghề nghiệp, các tín chỉ dành cho kiến tập và thực tập tốt nghiệp cũng cần phải được tăng cường hơn nữa so với thời lượng ít ỏi hiện nay.

4.3. Đa dạng hóa các hoạt động dạy -học và kiểm tra đánh giá theo định hướng nghề nghiệp Để sinh viên có thể thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp, giảng viên cần phải lựa chọn và đa dạng hóa các hoạt động dạy học, phương pháp dạy học và các hình thức kiểm tra đánh giá.

Trên thực tế, không có một phương pháp dạy học nào là lý tưởng, do đó giảng viên cần kết hợp nhiều phương pháp đa dạng để phát huy hết ưu điểm của phương pháp đó, phù hợp với mục tiêu bài dạy, với chuẩn năng lực người học cần đạt được sau khi học xong bài học và học phần. Một số phương pháp dạy học tích cực thường được áp dụng khi dạy tiếng Anh bao gồm thảo luận nhóm, lập sơ đồ tư duy, đóng vai, giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án...cần được áp dụng linh hoạt. Ví dụ, trong học phần Giao thoa văn hóa, sinh viên có thể được giao làm việc theo nhóm, nghiên cứu về một vấn đề liên quan đến trải nghiệm văn hóa ở các quốc gia khác nhau. Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu, thuyết trình về kết quả nghiên cứu của nhóm mình, đánh giá kết quả của các nhóm khác, cuối cùng giảng viên đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng nghề nghiệp chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong các tình huống thực tế khác nhau của ngành nghề. Đây cũng chính là hình thức kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận năng lực. Để đánh giá người học có năng lực nghề nghiệp ở một mức độ nào, cần tạo cho họ cơ hội được giải quyết vấn đề theo tình huống mang tính thực tiễn hoặc mô phỏng thực tiễn. Khi đó, người học vừa phải vận dụng kiến thức, kỹ năng học được trên giảng đường, vừa phải vận dụng kinh nghiệm bản thân học được từ xã hội để giải quyết tình huống.

Việc kiểm tra đánh giá theo định hướng nghề nghiệp của ngành Ngôn ngữ không nên chỉ được thực hiện trong một bài kiểm tra trên giấy vào cuối học phần mà cần đa dạng nhiều hình thức như kiểm tra đánh giá qua thực hành, qua sản phẩm dự án, đánh giá cá nhân, đánh giá theo nhóm... Trong các giờ giảng, thay vì chỉ dạy lý thuyết hoặc cho sinh viên tự nghiên cứu tài liệu, giảng viên cần chú trọng xây dựng các bài giảng thú vị, tăng tính giao tiếp, kết nối giữa giảng viên và sinh viên, khuyến khích sinh viên trao đổi, thảo luận, tăng khả năng làm việc nhóm, thúc đẩy sự ham học hỏi, khám phá, qua đó giúp sinh viên làm chủ kiến thức và kỹ năng.

Các hình thức kiểm tra đánh giá cần có tiêu chí rõ ràng và cần chú trọng vào quá trình thực hiện, phương pháp làm việc, năng lực áp dụng lý thuyết vào thực tiễn của cá nhân chứ không chú trọng đến các hoạt động mang tính nhớ và hiểu đơn thuần. Ví dụ, đối với học phần Thực hành biên dịch, sinh viên hoàn toàn có thể đánh giá chéo nhau hoặc đánh giá các bản dịch của người khác. Điều này giúp rèn luyện tư duy phản biện và giúp người học tự nhận thức được năng lực của mình, không phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá của giảng viên.

Trong khâu kiểm tra đánh giá cuối khóa học, vẫn cần có sự tham gia của nhà tuyển dụng nhằm đánh giá sinh viên có đủ năng lực thực hiện các công việc thực tế tại các đơn vị sử dụng lao động hay chưa.

4.4. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, giao lưu trao đổi

Trong khóa học, các khoa và nhà trường cũng cần tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như giao lưu với sinh viên quốc tế, sinh viên các trường khác, tổ chức các chuyên đề kỹ năng, hội thảo khoa học cùng hoạt động của các câu lạc bộ Ngoại ngữ, đội, nhóm, các hội thi Ngôn ngữ, thi nghiệp vụ... tạo nhiều cơ hội để sinh viên thực hành, phát triển kỹ năng mềm, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

Các sự kiện hướng nghiệp như Tuần lễ hướng nghiệp, Ngày hội hướng nghiệp, các chương trình tọa đàm về Chuyện nghề…là vô cùng cần thiết, nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc lựa chọn nghề. Trong các chương trình này người học sẽ được kết nối với với một chuyên gia trong lĩnh vực ngành nghề họ đang lựa chọn, có cơ hội gặp gỡ với đại diện các công ty và cựu sinh viên để tìm lời khuyên, giải đáp thắc mắc liên quan đến nghề nghiệp và khám phá những cơ hội tuyển dụng.

Các khoa/trường cũng cần xây dựng các diễn đàn, fanpage, website để thường xuyên cung cấp cho sinh viên thông tin về cơ hội việc làm, tổ chức hội thảo nghề nghiệp và các buổi tọa đàm nghề nghiệp. Đây là nơi sinh viên có thể nhận được hướng dẫn về cách tìm việc làm một cách thuận tiện nhất.

Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động tình nguyện, cộng đồng cũng đóng góp rất lớn trong quá trình định hướng nghề nghiệp, giúp người học hiểu hơn về bản thân, khám phá nghề nghiệp và lập kế hoạch thực hành nghề nghiệp...

Kết luận

Trong thời đại 4.0, các nhà tuyển dụng ngày càng chú trọng hơn tới kiến thức và kỹ năng thực tế của người ứng tuyển. Với xu thế đó, việc tăng cường tính định hướng nghề nghiệp trong các chương trình đào tạo, lấy nhu cầu của thị trường lao động làm trung tâm là một bước đi tất yếu và đúng đắn. Việc tăng cường tính định hướng nghề nghiệp trong các chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Khảo sát sơ bộ chương trình Ngôn ngữ Anh tại 7 trường Đại học ở Việt Nam cho thấy các chương trình chưa thể hiện rõ ràng tính định hướng nghề nghiệp, thời lượng dành các học phần thực tế, thực tập còn quá ít, sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp còn chưa bền chặt. Từ đó tác giả đề ra 4 nhóm giải pháp nhằm tăng cường tính định hướng nghề nghiệp trong các chương trình Ngôn ngữ Anh.

Với những điều kiện về cơ chế chính sách và năng lực của các trường đại học ở Việt Nam, quá trình xây dựng và quản lý môi trường học tập ngành Ngôn ngữ Anh theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp một cách bài bản và chuyên nghiệp sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, việc tìm hiểu, học tập kinh nghiệm và có những bước đi dần để thích ứng với các yêu cầu mới sẽ giúp các trường có được sản phẩm đầu ra có chất lượng và đáp ứng yêu cầu xã hội. Khi có được sự quyết tâm, thực hiện đồng bộ các giải pháp thì việc đảm bảo tính định hướng nghề nghiệp trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh nói riêng và các ngành đào tạo khác nói chung sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo & Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam - Hà Lan (2009). Sổ tay giảng viên POHE. Hà Nội.

Lưu Xuân Công, Vũ Tiến Dũng (2019), http://tapchimattran.vn/thuc-tien/thuc-day-lien- ket-truong-dai-hoc-va-doanh-nghiep-o-nuoc-ta-truoc-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-22218.html

Nguyễn Kim Dung (2006) (dịch sách của Peter F. Oliva), Xây dựng chương trình học, NXB Giáo dục.

Judy Mc Kimn (2003). Curriculumn design and development. Truy cập từ

<http://www.faculty.

londondeanery.ac.uk/e-learning/

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Giáo dục Đại học 2012 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014

Wentling T (1993). Planning for effective training: A guide to curriculum development.

Published by Food and Agricultural Organization of the United Nation.

Phụ lục: Khảo sat Chương trình cử nhân Ngôn ngữ Anh của 07 Trường đại học tại Việt Nam

STT Tên chuyên ngành/ngành

Trường Số tín chỉ (không kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

Định hướng nghề nghiệp của người học sau tốt nghiệp (được công bố trong chương trình đào tạo)

Điểm đặc thù của CTĐT/Số tín chỉ dành cho kiến tập/thực tập

1 Ngôn ngữ Anh

Đại học Công nghiệp HN

130 Người học sau tốt nghiệp có thể làm việc ở các lĩnh vực sau: Biên dịch; Phiên dịch; Giảng dạy tiếng Anh; Lễ tân;

Hướng dẫn du lịch; Trợ lý/thư ký; Điều phối dự án; Hợp tác quốc tế;

Thực tập doanh nghiệp 06 tín chỉ (không có kiến tập). Có các môn đặc thù như: Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch-khách sạn, thương mại, Điện-điện tử, ô tô, Công nghệ thông tin, Hóa-Môi trường, May-thiết kế thời trang

2 Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý

ĐH Luật Hà Nội

126 Giảng dạy, công tác biên - phiên dịch hay các lĩnh vực hoạt động khác liên quan tới pháp luật, có thể đảm đương các công việc đối ngoại và hợp tác quốc tế phù hợp tại các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp v.v.

Tiếng Anh pháp lý; Biên phiên dịch pháp lý; kĩ năng thuyết trình, đàm phán, thư tín trong lĩnh vực luật. 24 tín chỉ kiến thức bổ trợ ngành: bao gồm các môn học luật bằng tiếng Anh và tiếng Việt

3 Ngành chính:

Ngôn ngữ Anh

Ngành phụ:

Quan hệ quốc tế

Học viện Ngoại giao

120 Cán bộ ngoại giao, Cán bộ đối ngoại, Thư ký, trợ lý giám đốc, Cán bộ kinh doanh, nhân sự, pháp lý, truyền thông, quan hệ công chúng của

18 tín chỉ kiến thức bổ trợ về quan hệ quốc tế, ngoại giao

Ngoài các học phần Biên dịch, sinh viên học 16 tín chỉ Tiếng Anh

bộ chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế;

phiên dịch, biên dịch viên của các tổ chức quốc tế, các cơ quan thông tấn báo chí;

nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu về ngôn ngữ Anh, văn hóa và văn chương các nước nói tiếng nói tiếng Anh;

hướng dẫn viên tiếng Anh tại các công ty du lịch và lữ hành; Giáo viên tiếng Anh

nghiệp (2 tín chỉ), thực tập cuối khóa (3 tín chỉ)

4 Tiếng Anh thương mại

ĐH Thương mại

120 đảm nhận các công việc liên quan đến sử dụng tiếng Anh trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và tài chính trong nước hoặc quốc tế, các cơ quan hoặc các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam và văn phòng đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ;

có thể đảm nhiệm công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo khác nhau như trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông, các trung tâm ngoại ngữ sau khi đã bổ sung kiến thức và kỹ năng sư phạm; có khả năng đảm nhận vị trí biên dịch viên, phiên dịch viên và biên tập viên trong các công ty, cơ quan ngoại giao, các tổ chức kinh tế, xã hội

Thêm các học phần bổ trợ như Tiếng Anh thương mại, thư tín thương mại, đàm phán thương mại quốc tế, quản trị đa văn hóa, marketing căn bản, kinh doanh quốc tế, thương mại điện tử căn bản….

Thực tập và làm tốt nghiệp khóa học:10 tín chỉ