• Không có kết quả nào được tìm thấy

CĐR 12: Phát huy trí tuệ tập thể; luôn có động cơ thúc đẩy năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn; thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau

4. Kết quả và thảo luận

Căn cứ vào việc phân tích, đánh giá những dữ liệu thu tập được cùng với việc so sánh đối chiếu với những yêu cầu đạt chuẩn của Tổ chức giáo dục Cambridge, kết hợp với những quan điểm và lý thuyết đúng đắn về đánh giá, cải tiến chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các tác giả nổi tiếng như Brown, Lilley, Tomlinson đã được đề cập trong phần cơ sở lý luận của bài viết. Tôi đã tiến hành việc đánh giá chương trình học của các môn thực hành tiếng và thu được kết quả như sau:

4.1. Ưu điểm của chương trình

Kết quả khảo sát 10 giảng viên giảng dạy các môn thực hành tiếng về mức độ hài lòng của họ với mục tiêu, hình thức kiểm tra đánh giá, nội dung và bố cục của giáo trình các môn thực hành tiếng theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 1: Không hài lòng, 2: Phân vân, 3: Tạm hài lòng, 4: Hài lòng, 5: Rất hài lòng, cụ thể như sau:

Bảng 1: Kết quả lấy ý kiến giảng viên

TT Nội dung lấy ý kiến Mức độ đạt yêu cầu (%)

1 2 3 3 4

1 Mục tiêu của các môn thực hành tiếng được xây dựng rất cụ thể, rõ ràng giúp người học xác định những yêu cầu cần đạt được sau khi hoàn thành khóa học.

0 0 0 60 40

2 Hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với nội dung môn

học. 0 0 0 60 40

3 Tài liệu giảng dạy được bố trí hợp lý để thúc đẩy việc

học tập 0 0 0 80 20

4 Tài liệu có trọng tâm ngôn ngữ rõ ràng 0 0 0 70 30 5 Tài liệu được sắp xếp theo trình tự hợp lý để phương

pháp giảng dạy Scaffolding có thể diễn ra. 0 0 10 70 20

6 Nội dung của tài liệu có khả năng thu hút sự quan tâm

của người học dự kiến. 0 0 10 70 20

0 7 Tài liệu bao gồm một loạt các kỹ năng phù hợp được

sắp xếp theo cách hợp lý. 0 0 0 80 20

8 Tài liệu phù hợp với kết quả mong đợi của bài học và

chương trình học. 0 0 0 70 30

9 Tài liệu chứa đựng nội dung phù hợp về mặt tư tưởng. 0 0 0 60 40 10 Tài liệu thể hiện được mặt đạo đức và thúc đẩy việc

học tập có đạo đức. 0 0 0 80 20

11 Tài liệu được thiết kế các dạng bài tập khác nhau cho

những phong cách học tập khác nhau của người học. 0 0 0 70 30 12 Tài liệu được thiêt kế thực hành cả phạm vi hẹp và

phạm vi rộng. 0 0 0 60 40

13 Cách trình bày của tài liệu gắn kết rõ ràng đến các bước

thực hành tiếp theo. 0 0 0 70 30

14 Hướng dẫn rõ ràng cho người học. 0 0 0 60 40

15 Tài liệu giúp người học thấy được họ đã học được

những gì và họ đã học như thế nào. 0 0 0 70 30

16 Tài liệu chứa đựng ngôn ngữ dễ tiếp cận hoặc cung cấp

ngữ cảnh để giải thích ngôn ngữ không quen thuộc. 0 0 30 60 10 Bảng trên cho thấy điều đáng chú ý ở đây là 60% các giảng viên hài lòng và 40% giảng viên rất hài lòng với mục tiêu và hình thức kiểm tra đánh giá các môn thực hành tiếng và không có giảng viên nào không hài lòng với các nội dung trên. Về bố cục và nội dung của giáo trình liên quan đến nội dung đánh giá từ 3 đến 16, tỷ lệ giảng viên hài lòng với những nội dung này cũng rất cao chiếm 60% - 80%, số giảng viên rất hài lòng với những nội dung trên chiếm tỷ lệ 20% - 40% và không có giảng viên nào đánh giá những nội dung trên không đạt yêu cầu.

Ở nội dung đánh giá 5 và 6 có 10% giảng viên tạm hài lòng với 2 nội dung này chiếm tỷ lệ thấp. Riêng nội dung đánh giá 16 có 30% giảng viên tạm hài lòng với nội dung này với lý do giáo trình chưa cung cấp nhiều ngữ cảnh giải thích từ ngữ không quen thuộc.

4.2. Hạn chế của chương trình Thời lượng

Có thể nói một trong những hạn chế lớn nhất của chương trình học các môn thực hành tiếng là yếu tố thời lượng. Thời gian được phân bổ học chính khóa trên lớp của các môn học này ít hơn nhiều so với thời gian yêu cầu để đạt chuẩn đầu ra của các môn học. Điều này đòi hỏi người học phải nhận thức được rất rõ đặc thù này để chủ động lên kế hoạch và bố trí thời gian học ngoài giờ lên lớp nghiêm túc để đạt được chuẩn đầu ra theo yêu cầu

của môn học. Kết quả thống kê thời lượng và yêu cầu chuẩn đầu ra của các môn thực hành tiếng được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2: Chương trình đào tạo chính khóa các môn thực hành tiếng, ngành Ngôn ngữ Anh

Học kỳ Tên học phần

Số tiết

Số TC

Mức điểm tối thiểu Đầu vào

CEFR

Đầu ra CEFR Học kỳ 1 Nghe 1 30 2 Tương đương A1 Tương đương A2

Nói 1 30 2 Tương đương A1 Tương đương A2

Đọc 1 30 2 Tương đương A1 Tương đương A2

Viết 1 30 2 Tương đương A1 Tương đương A2

Học kỳ 2 Nghe 2 30 2 Tương đương A2 Tương đương B1

Nói 2 30 2 Tương đương A2 Tương đương B1

Đọc 2 30 2 Tương đương A2 Tương đương B1

Viết 2 30 2 Tương đương A2 Tương đương B1

Học kỳ 3 Nghe 3 30 2 Tương đương B1 Tương đương B2

Nói 3 30 2 Tương đương B1 Tương đương B2

Đọc 3 30 2 Tương đương B1 Tương đương B2

Viết 3 30 2 Tương đương B1 Tương đương B2

Học kỳ 4 Nghe 4 30 2 Tương đương B2 Tương đương C1

Nói 4 30 2 Tương đương B2 Tương đương C1

Đọc 4 30 2 Tương đương B2 Tương đương C1

Viết 4 30 2 Tương đương B2 Tương đương C1

Tổng cộng 480 32

Bảng chương trình các môn học thực hành tiếng trên cho thấy mỗi học kỳ sinh viên được học các kỹ năng thực hành tiếng: Nghe, Nói, Đọc và Viết với thời lượng 100 tiếng (tương ứng với các môn học và số tín chỉ trong chương trình đào tạo). Điều đáng chú ý ở đây là khi so sánh thời lượng được phân bổ trên với thời lượng yêu cầu để đạt một trình độ (A1, A2, B1, B2, C1, C2) của Tổ chức giáo dục Cambridge thì thấy các em sinh viên cần phải dành rất nhiều thời gian học ngoài lớp học để đạt yêu cầu của mỗi học phần và chuẩn đầu ra, cụ thể như trong bảng sau:

Bảng 3: Hướng dẫn phân bổ thời lượng để đạt chuẩn các trình độ tiếng Anh: A1-C1 Số TT Trình độ tiếng Anh Số giờ học đạt chuẩn

1 C2 1,000 - 1,200

2 C1 700 - 800

3 B2 500 - 600

4 B1 350 - 400

5 A2 180 - 200

6 A1 90-100

Nguồn: Common European Framework Guided Learning Hours, Cambridge Bảng phân bổ thời lượng trên cho thấy:

Để đạt trình độ A2 theo chuẩn đầu ra yêu cầu ở học kỳ 1, sinh viên cần có 180 - 200 giờ học tập hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian học tập trên lớp của sinh viên chỉ được phân bổ 100 giờ. Như vậy, sinh viên cần dành 80-100 giờ học ngoài lớp học để đạt chuẩn đầu ra A2.

Ở học kỳ 2, chuẩn đầu ra B1 yêu cầu sinh viên cần có 350 - 400 giờ học tập hiệu quả.

Tuy nhiên, sinh viên chỉ có 100 giờ học tập trên lớp nên các em cần dành 250 - 300 giờ học tập ngoài lớp học để đạt chuẩn đầu ra B1.

Đối với trình độ B2 ở học kỳ 3, sinh viên cần có 500 - 600 giờ học tập hiệu quả để đạt chuẩn B2. Như vậy, ngoài 100 giờ học tập trên lớp, thời lượng học tập ngoài lớp học của các em cần có là 400 -500 giờ.

Chuẩn đầu ra C1 là một trong những chuẩn đầu ra quan trọng nhất của chương trình ngành Ngôn ngữ Anh. Chuẩn đầu ra C1 yêu cầu thời lượng học tập là 700 - 800 giờ học hiệu quả trong khi đó thời lượng học tập trên lớp không đổi, vẫn là 100 giờ. Điều này đòi hỏi người học phải học tập nghiêm túc ngoài giờ lên lớp với thời lượng lớn là 600 -700 giờ. Như vậy, càng học lên trình độ cao của các kỹ năng thực hành tiếng, người học càng cần dành nhiều thời gian học ngoài lớp học.

Sinh viên

Bên cạnh khó khăn về thời lượng phân bổ trên lớp thấp hơn nhiều so với thời lượng yêu cầu đạt chuẩn, còn một khó khăn khác nữa là trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh thấp và không đồng đều được thể hiện qua bài kiểm tra khảo sát năng lực tiếng Anh đầu vào của sinh viên K66:

Bảng 3: Kết quả thi khảo sát năng lực tiếng Anh đầu vào của sinh viên K66, ngành Ngôn ngữ Anh.

STT Trình độ tiếng Anh Số sinh viên Tỷ lệ (%)

1 Đầu trình độ A1 41 22

2 Giữa trình độ A1 27 14

3 Cuối trình độ A1 18 10

4 Đầu trình độ A2 42 23

5 Giữa trình độ A2 25 13

6 Cuối trình độ A2 15 8

7 Đầu trình độ B1 9 5

8 Giữa trình độ B1 7 3.5

9 Cuối trình độ B1 3 1.5

Bảng trên cho thấy số sinh viên có trình độ tiếng Anh đầu vào A1 chiếm tỷ lệ cao nhất với 46%. Tiếp theo là 44% sinh viên đạt trình độ tiếng Anh đầu vào A2 và chỉ có 10 % sinh viên có trình độ tiếng Anh đầu vào B1. Như vậy, điều đáng lưu tâm ở đây là tỷ lệ sinh viên có trình độ tiếng Anh đầu vào thấp ở đầu và giữa trình độ A1 chiếm tỷ lệ trên 1/3 tổng số sinh viên, tương đương 36%. Để những sinh viên ở trình độ này đạt được trình độ A2 ở ngay học kỳ đầu, các em cần có 200 - 300 giờ học tập hiệu quả cả trong và ngoài lớp học để củng cố trình độ A1 và đạt chuẩn trình độ A2. Số sinh viên ở cuối trình độ A1 và đầu trình độ A2 cần có 180 - 200 học tập hiệu quả để đạt trình độ A2. Số sinh viên còn lại có thể hoàn thành các môn học thuận lợi với thời lượng ít hơn thời lượng chuẩn trên vì kiến thức nền tảng của các em đã ở mức độ khá và tốt.

Giảng viên

Giảng viên giảng dạy các lớp ngành Ngôn ngữ Anh rất vất vả trong việc biên soạn giáo trình, tìm kiếm tài liệu tham khảo và chuẩn bị bài giảng cho những môn học thực hành tiếng nhưng thù lao giảng dạy cho các lớp này thấp hơn thù lao giảng dạy các lớp tiếng Anh cơ bản vì các lớp ngành Ngôn ngữ Anh không được tính hệ số lớp đông. Ngoài ra, do thời lượng hạn chế, kỹ năng và kiến thức nền tảng tiếng Anh đầu vào của sinh viên còn kém, tính tự giác của sinh viên chưa cao, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên giảng viên gặp không ít khó khăn trong việc đôn đốc và hỗ trợ sinh viên cả trong và ngoài lớp học để các em hoàn thành môn học, đạt chuẩn đầu ra theo quy định.

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy ngành Ngôn ngữ Anh đang trong quá trình trang bị lại và hoàn thiện dần nên còn hạn chế. Phòng học tiếng Anh chưa đạt chuẩn, thiết bị chưa đồng bộ, chưa có đủ phòng thực hành chuẩn để thực hành kỹ năng nghe-nói, biên, phiên

dịch. Trung tâm Thông tin thư viện của Học viện hầu như không có tài liệu tham khảo tiếng Anh cho giảng viên và sinh viên.

4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

Xuất phát từ tình hình thực tế của việc phân bổ nội dung và thời lượng các môn Thực hành tiếng như trên, để giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh của mỗi học phần nói riêng và của chương trình ngành Ngôn ngữ Anh nói chung, các hình thức hỗ trợ sinh viên kịp thời khi tổ chức dạy và học các môn Thực hành tiếng và sự chủ động cũng như ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với môn học là rất cần thiết, cụ thể như sau:

Giảng viên

Ngay từ đầu mỗi khóa học, giảng viên cần hướng dẫn và tư vấn cho sinh viên hiểu rõ về nội dung và thời lượng yêu cầu để đạt được mỗi trình độ tiếng Anh. Từ đó giúp sinh viên lên kế hoạch học tập hiệu quả trong và ngoài lớp học. Bên cạnh đó, giảng viên nên giúp các em có định hướng cụ thể cho việc lựa chọn hình thức học ngoài lớp học như tự học, học nhóm hoặc học tăng cường tại các trung tâm uy tín. Giảng viên cũng nên chia sẻ những nguồn tài liệu tham khảo và đôn đốc sinh viên theo thời gian quy định.

Để giúp sinh viên hoàn thành kế hoạch học tập của môn học, đảm bảo đạt chuẩn đầu ra, đội ngũ cố vấn học tập nên hỗ trợ các em xây dựng 1 kế hoạch học tập phù hợp và đôn đốc các em thực hiện, cụ thể như sau:

BẢNG KẾ HOẠCH CÁ NHÂN

Họ và tên:……… Mã sinh viên:……….

Lớp: ………. Khóa học: ………...

Học kỳ………Năm học ………