• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 : GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG

3.1. Định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH MTV Thực Phẩm Huế

Trong xu thếphát triển hiện nay, song song với quá trình phát triển doanh nghiệp thì các nhà quản trị ngày càng chú trọng hơn đến xây dựng cho mình một nền văn hóa phát triển vững mạnh. Giúp cho công ty thu hút và giữ chân người tài, tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và đào tạo, tạo cho nhân viên động lực phấn đấu vì mục đích của doanh nghiệp.

Với hơn 20 năm hoạt động, công ty đã xây dựng cho mình chổ đứng vững chắc trên thị trường với những sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín và phù hợp với người tiêu dùng. Để phát triển hơn nữa trong thị trường năng động và tiềm năng như tại Việt Nam thì điều kiện quan trọng nhất là cần phải xây dựng một nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và lâu bền thì cần có một số định hướng như:

- Xây dựng các chính sách, điều lệ quy định cho nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh trong đó lãnhđạo có vai trò tiên phong, làm gương giúp công nhân viên hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định đề ra. Công bằng, nghiêm minh, tránh thiên vị dưới bất kỳhình thức. Tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, an toàn, tạo thành một khối liên kết giữa các nhân viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độlàm việc của nhân viên.

- Tạo mối liên hệ chặt chẽ, thân thiện, cởi mở giữa lãnhđạo và nhân viên. Công ty cần lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của nhân viên để có những chính sách, quy định phù hợp từ đó tạo sự gắn kết, trung thành của nhân viên với công ty. Phát triển từbên trong sẽtạo nên những giá trị chung hướng đến mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Công ty chú trọng hơn đến đào tạo những kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc giúp nhân viên mới nhận thức và hiểu rõ các nguyên tắc, giá trị tại công ty.

Công ty đang dần mởrộng mạng lưới phân phối khắp cả nước cũng như tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài nên đòi hỏi một lực lượng lao động lành nghề, có chuyên môn nghiệp vụcao giúp chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2. Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH MTV Thực Phẩm Huế.

Qua quá trình nghiên cứu các yếu tố của VHDN tại công ty TNHH MTV Thực Phẩm Huế. Nhận thấy để tạo sự trung thành của cán bộ nhân viên, tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt cho doanh nghiệp thì một trong những biện pháp quan trọng nhất đó là phải tiếp tục xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp ngày càng tốt đẹp hơn.

Cùng với việc tập trung vào phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty cần coi trọng hơn đến công tác bồi dưỡng, đào tạo trình độ vềmọi mặt cho cán bộ công nhân viên.

Qua kết quả điều tra và phân tích văn hóa doanh nghiệp tại công ty trong thời gian thực tập, tôi xin đềxuất một sốgiải pháp như sau :

3.2.1. Giao tiếp trong tổ chức

Trong một tổchức, quá trình traođổi thông tin trong một bộphận và giữa các bộ phận với nhau đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp công việc được hoàn thành tốt hơn và đảm bảo hiệu quả làm việc cao. Vì thế, nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng tốt hơn cần :

- Xây dựng mối quan hệthân thiện, cởi mở giữa lãnhđạo và nhân viên. Thông tin được trao đổi kịp thời, nhanh chóng giúp thực hiện công việc hiệu quả.

- Tạo nên một kênh thông tin chung cho các nhân viên, ở đây tất cảmọi người có thểchia sẻ, khiếu nại và thông tin đến nhau.

- Các chính sách liên quan đến nhân viên nên được thông báo đầy đủ và rõ ràng giúp nhân viên nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình với công ty.

3.2.2. Đào tạo và phát triển

Đào tạo là bước tiến giúp nhân viên có thêm kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng hỗ trợ trong công tác sản xuất kinh doanh. Vì thế, công ty nên tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học chuyên môn, đào tạo các kỹ năng cần thiết cho công việc. Công ty nên tạo ra cơ hội cho nhân viên phát triển bản thân, thăng tiến trong công việc giúp tìm ra những người có năng lực thật sự đưa vào các vị trí

Trường Đại học Kinh tế Huế

thích hợp đểcống hiến cho công ty.Đào tạo và phát triển là quá trình tất yếu của mọi công ty hiện nay. Công ty cần đưa ra những chính sách đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, giúp nhân viên hiểu rõ và nâng cao hiệu quảcông việc được giao.

Tổchức những chương trìnhđào tạo theo đợt nhằm tạo điều kiện cho tất cảnhân viên có thể tham gia để học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm và kỹ năng công việc, nâng cao ý thức nghềnghiệp và niềm từhào vềdoanh nghiệp.

3.2.3. Phần thưởng và sự công nhận

Phần thưởng luôn là yếu tốquan trọng giúp nâng cao thái độ, thúc đẩy tinh thần làm việc, tạo không khí thi đua trong một tổ chức. Giúp nhân viên nhận thấy sựcố gắng của mìnhđược ghi nhận và nhận lại được phần thưởng xứng đáng.

Có các chính sách lương thưởng, phụ cấp, phúc lợi phù hợp với công việc. Xem xét việc khen thưởng đối với những nhân viên có nhiều thành tích trong công việc, hoàn thành sớm công việc và mang lại lợi ích cho công ty. Đồng thời kỷluật, nhắc nhở đối với những thành viên vi phạm nội quy của công ty, không hoàn thành công việc gây ảnh hưởng xấu đến công ty. Khuyến khích nhân viên làm việc tích cực và đưa ra các biện pháp xử lý đối với các nhân viên kém tích cực.

Xây dựng các tiêu chuẩn khen chê rõ ràng, phổ biến để nhân viên nắm rõ giúp nhân viên phấn đấu làm việc, nâng cao hiệu suất làm việc hơn. Đưa ra các phần thưởng tương xứng với kết quả đóng góp của nhân viên

3.2.4. Làm việc nhóm

Làm việc nhóm là tiêu chí quan trọng giúp gắn kết nhân viên với nhau, nâng cao tinh thần tập thể, phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực của công ty. Do công ty vừa có phân xưởng sản xuất vừa có văn phòng làm việc nên cần hơn nữa quá trình trao đổi, hỗ trợlẫn nhau giữa các phòng ban nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp cần khuyến khích hơn nữa việc tham gia các chương trình, các hoạt động tập thểdo doanh nghiệp tổchức đối với các thành viên trong công ty, tạo điều kiện cho nhân viên hiểu biết, giúp đỡnhau cùng phát triển.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tạo mối liên kết giữa các thành viên giữa các phòng ban, bộ phận với nhau, tạo môi trường làm việc đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, phối hợp các công việc hợp lý nhằm nâng cao hiệu quảcông việc.

Lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa trong công tác làm nhóm, làm tập thểgiúp nhau hoàn thành công việc của công ty nhanh chóng và hiệu quảnhất.

3.2.5. Sự công bằng và nhất quán với công việc

Sựcông bằng và nhất quán là yếu tố cần thiết khi xây dựng các chính sách quản trị nhằm nâng cao tinh thần, cố gắng thực hiện tốt công việc của họ xứng đáng với công sức họbỏra.

Các chính sách quy định đưa ra phải công bằng, hợp lý hơn nữa đểtạo được sự tin tưởng cho nhân viên, không thiên vị, nghi kịlẫn nhau.

Nâng cao và hoàn thiện hệ thống đánh giá và quản lý nhân viên, phòng tổchức, hành chính nên chủ động trong công tác đánh giá từng người một cách công bằng, phù hợp với chuyên môn của nhân viên. Nên có sự công bằng khi đánh giá, không nên đánh giá chung mà nên dựa vào các tiêu chí như : tính chất của công việc, mức vất vả đểgiữa các nhóm khác nhau sẽcó những đánh giá khác nhau để đảm bảo sự công bằng.

3.2.6. Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và phát triển

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi luôn có sự đổi mới và cải tiến trong sản xuất và quản lý doanh nghiệp. Cải tiến để phát triển, đổi mới để tồn tại và thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đòi hỏi nhân viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo trong công việc đểnâng cao hiệu quảlàm việc.

Cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao kích thích, khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ nhân viên cũng như lãnh đạo của mình, đánh giá cao các ý tưởng mới.

Những sáng tạo có hiệu quả cần được ghi nhận và khen thưởng với những hình thức phù hợp. Ngược lại, các ý tưởng chưa hiệu quả cũng nên được khích lệ và khuyến khích cho lần sau. Không nên khiển trách, tiêu cực cho các ý kiến chưa, làm nhân viên mạnh dạn hơn trong việc đưa raý tưởng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ