• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

3.2. Giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTKDTM

3.2.1. Giải pháp chung

Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nói chung, thanh toán thẻ nói riêng, đáp ứng được

Trường Đại học Kinh tế Huế

yêu cầu của ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thanh toán và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai,tiếp tục xây dựng, phát triển, hoàn thiện hạ tầng, công nghệ thanh toán theo hướng sử dụng các công nghệ hiện đại, thân thiện, an toàn và hiệu quả.

Thứ ba, nâng cao chất lượng, đa dạng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất cho người sử dụng; không ngừng đổi mới và áp dụng công nghệ mới vào lĩnh vực thanh toán thẻ như: áp dụng công nghệ thẻ phi tiếp xúc, thẻ đa năng, QR code, Tokenization. Mở rộng, gia tăng tiện ích mới trên kênh E-Banking như thanh toán hóa đơn, thương mại điện tử, chuyển khoản trong hệ thống và liên ngân hàng, dịch vụ nhận tiền kiều hối trên kênh internet banking, mobile banking, tiền gửi và tiết kiệm online…

Thứ tư,tăng cường hoạt động giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và tin cậy đối với các hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán thẻ; giám sát đối với các hệ thống thanh toán điện tử theo các nguyên tắc giám sát quốc tế, đảm bảo các hệ thống thanh toán hoạt động an toàn, hiệu quả.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác thông tin, quảng cáo, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người người tiêu dùng trong TTKDTM qua ngân hàng, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ. Việc tuyên truyền một cách cụ thể cho các hoạt động thanh toán KDTM hiện nay trong nền kinh tế (chứ không phải tung hô cho các hình thức thanh toán mới) sẽ khiến khách hàng hiểu hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng hình thức, rồi từ đó tự quyết định chọn lựa hình thức phù hợp nhất với mình. Có như vậy, những thay đổi này mới thực sự xuất phát từ nhu cầu tự thân và mới khiến cho khách hàng xóa đi thói quen và tập quán thanh toán chi tiêu bằng tiền mặt.

Quảng cáo, tiếp thị trong dịch vụ thanh toán là hoạt động nhằmgiới thiệu đến khách hàng những sản phẩm dịch vụ thanh toán mà Agribank Quảng Trị đang cung ứng ra thị trường cùng với những tính năng, lợi ích trong sử dụng để mọi người biết đến. Hoạt động quảng bá, tiếp thị còn giúp thu hẹp khoảng cách giữa nhận thức, thói quen thanh toán bằng tiền mặt của khách hàng với việc sử dụng thẻ để thanh toánhay

Trường Đại học Kinh tế Huế

thanh toán online qua internet hoặc thiết bị di động. Khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại cần phải nắm nhiều thông tin hơn để phòng tránh rủi ro. Việc quảng cáo, tiếp thị qua nhiều kênh, nhiều hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng để chuyển tải một cách đầy đủ các thông tin về thẻ đến khách hàng là hoạt động cần thiết của mỗi một ngân hàng.

Thực tế cho thấy công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của Agribank Quảng Trị chưa mang lại hiệu quả, còn thiếu chủ động và chưa thường xuyên; Các chương trình quảng cáo, tiếp thị lớn với chi phí khổng lồ thường tập trung tại Trụ sở chính.

Vì vậy để quảng bá tiện ích của sản phẩm đến khách hàng địa phương trong điều kiện chi phí giới hạn, tác giả xin đề xuất số một giải pháp như sau:

-Tăng cườngquảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng

Các phương tiện truyền thông tại địa phương như: Đài truyền hình tỉnh Quảng Trị, Báo chí trong tỉnh Quảng Trị, Đài phát thanh địa phương, Websie của Agribank Quảng Trị hiện đang được Agribank Quảng Trị thực hiện triển khai các chương trình quảng cáo sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên chỉ mới thực hiện khi có yêu cầu chỉ đạo từ cấp trên trong các dịp giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới, các chương trình khuyến mãi thẻ. Trong thời gian tới cần triển khai thường xuyên, liên tục các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin này để giới thiệu các điểm nổi bật và thành tựu phát triển dịch vụ thẻ tại chi nhánh, đi sâu quảng cáo giới thiệu các tiện ích của dịch vụ thẻ và các dịch vụ gia tăng trên thẻ…

Ưu tiên quảng cáo qua Đài phát thanh địa phương bởi đây là phương tiện truyền thông phù hợp với địa bàn hoạt động của chi nhánh và là phương tiện có chi phí quảng cáo thấp nhất nhưng lại rất hiệu quả.

- Thực hiện quảng cáo sản phẩm, tiện ích qua kênh ATM

Một trong những kênh có sẵn và tiện dụng để chuyển tải thông tin đến khách hàng mà Agribank Quảng Trị vẫn chưa khai thác hết trong việc quảng cáo sản phẩm, giới thiệu tiện ích dịch vụ đó chính là các địa điểm đặt máy ATM. Tác giả đề nghị hai gợi ý nhỏ có thể thực hiện như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Bổ sung hình ảnh quảng cáo, cung cấp thông tin trên màn hình ATM: Sự đơn điệu, không được làm mới và ít thông tin liên quan cho hoạt động giới thiệu, quảng bá là những tồn tại hiện nay dễ nhận thấy trên màn hình ATM của Agribank.

Không chỉ nhằm mục đích phục vụ giao dịch, giao diện máy ATM phải được thiết kế để cung cấp được nhiều thông tin đến khách hàng bằng cách như: Bổ sung các hìnhảnh giới thiệu sản phẩm, tiện ích; Thay đổi giao diện; Đưa thêm hìnhảnh hoặc lưuý tại các màn hình giao dịch.

+ Cabin ATM là nơi khách hàng thường xuyên đến để thực hiện các giao dịch, Agribank Quảng Trị cần tận dụng tối đa không gian này để giới thiệu sản phẩm. Ngoài việc cung cấp các thông tin theo quy định, chi nhánh có thể làm thêm các hộp đựng tờ rơi để thực hiện quảng cáo các dịch vụ khác hoặc có thể treo băng rôn khu vực gần ngoài máy ATM để trong lúc chờ đợi rút tiền khách hàng có thể đọc và nắm bắt thêm thông tin.

-Tăng cường quảng cáo qua mạng xã hội:

Theo báo Tuổi Trẻ online thì đến tháng 7/ 2017 Việt Nam đứng thứ 7 trong nhóm 10 quốc gia có số lượng người sử dụng facebook lớn nhất trên thế giới với số lượng 64 triệu người dùng trên tổng số 2 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Theo Zing.vn thì đến tháng 8/2017 Zalo đã có 80 triệu người dùng, Viber đã có 12 triệu người dùng.

Hiện nay, fanpage Facebook của Agribank Việt Nam có hơn 30.000 lượt theo dõi, fanpage Facebook của Agribank Quảng Trị có gần 1.000 lượt theo dõi.

Trên các trang MXH này các admin luôn cập nhật các thông tin mới nhất về các hoạt động của Agribank cũng như các sản phẩm tiện ích mới nhất, phổ biến.

Thực tế cho thấy, với số lượng người dùng đông đảo, tính tương tác cao, mạng xã hội không chỉ có khả năng kết nối mà còn là môi trường lý tưởng cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị... Trên những trang mạng xã hội đìnhđám hiện nay, không khó để tìm thấy những mẩu tin quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ ở những khu vực chuyên biệt, hay từ chính những cập nhật của người dùng. Giới trẻ, giới văn phòng đang ngày càng hoạt động nhiều hơn trên mạng xã hội và đây là một môi trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

khá lý tưởng để truyền đi các thông điệp. So với hình thức quảng cáo truyền thống thì việc quảng cáo trên MXH có khá nhiều ưu điểm nổi trội. Thứ nhất, thế mạnh truyền thông qua MXH là tính lan truyền mạnh mẽ, nhanh chóng trong cộng đồng đông người dùng. Thứ hai là Agribank Quảng Trị có thể đối thoại và tương tác trực tiếp hai chiều với khách hàng của mình, trực tiếp lắng nghe phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ để có sự điều chỉnh phù hợp.

Với việc bỏ ra khoản phí nhỏ, thậm chí là không mất chi phí cho việc quảng bá thương hiệu hoặc đăng tuyển dụng trên các mạng xã hội, Agribank Quảng Trị hoàn toàn có thể thu lại kết quả tích cực. Thế nhưng, cũng phải nhìn theo chiều ngược lại. Những thông điệp tốt được truyền đi với tốc độ chóng mặt, thì những phàn nàn của người dùng cũng sẽ lan rộng với vận tốc tương tự. Khả năng tương tác 2 chiều này đòi hỏi các Agribank Quảng Trị phải thường xuyên nỗ lực tự hoàn thiện với những sản phẩm, dịch vụ thực sự uy tín, nếu không muốn quảng bá trên mạng xã hội sẽ có tác dụng ngược.