• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK TỈNH QUẢNG TRỊ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK TỈNH QUẢNG TRỊ"

Copied!
136
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ ÁI LINH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI

AGRIBANK TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ ÁI LINH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI

AGRIBANK TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI VĂN XUÂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Văn Xuân. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu.

Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Học viên

Lê Thị Ái Linh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức Phòng Sau đại học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Văn Xuân, Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các Phòng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học cũng như quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn này.

Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã góp ý giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

Học viên

Lê Thị Ái Linh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: LÊ THỊ ÁI LINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2015 - 2017 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.MAI VĂN XUÂN

Tên đề tài: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK TỈNH QUẢNG TRỊ

1. Mục tiêu nghiên cứu

Hệthống hóa lý luận vềthanh toán, dịch vụthanh toán và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Phân tích tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank Quảng Trị trong thời gian qua, từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra những nhận định vềmức độ cũng như khả năng phát triển của Agribank Quảng Trị vềdịch vụthanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới.

Đềxuất các giải pháp và kiến nghịnhằm phát triển dịch vụthanh toán không dùng tiền mặt của Agribank Quảng Trị trong giai đoạn tới.

2. Phương pháp nghiên cứu: Quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau : Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian,phươngpháp so sánh.

3. Kết quả mà nghiên cứu đạt được

Qua nghiên cứu, phân tích đề tài đã thuđược một số kết quả như sau:

Hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Phân tích, đánh giá được tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi nhánh đã có những bước phát triển tích cực về dịch vụ thanh toán, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như sự đa dạng của sản phẩm hay tính tiện ích của dịch vụ chưa cao... Để có thể pháttriển hơn nữa các dịch vụ TTKDTM tại Agribank Quảng Trị thì theo tôi, chi nhánh nên chủ động đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các tiện ích của sản phẩm dịch vụ, đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp về nghiệp vụ, khai thác các thị trường tiềm năng, thường xuyên thực hiện nhiều chương trình khuyếch trương và khuyến mại lớn, cũng như các yếu tố khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích

AGRIBANK : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam ATM : Automatic teller machine (Máy giao dịch tự động)

BIDV

: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CNTT : Công nghệ thông tin

DN : Doanh nghiệp

ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ

EDC : Electronic Data Capture (Thiết bị đọc thẻ điện tử) KDTM : Không dùng tiền mặt

MXH : Mạng Xã Hội

NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hộiViệt Nam

NHNN :

Ngân hàng nhà nước

NHTM :

Ngân hàng thương mại

NSNN :

Ngân sách nhà nước

PTTT :

Phương tiện thanh toán

POS :

Point of sale (Điểm chấp nhận thẻ)

TCTD : Tổ chức tín dụng

TKTG : Tài khoản tiền gửi TM&DV

: Thương mại và Dịch vụ

TTKDTM : Thanh toán không dùng tiền mặt TTT : Trung tâm Thẻ Agribank

Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín SPDV : Sản phẩm dịch vụ

UNT :

Ủy nhiệm thu

UNC :

Ủy nhiệm chi

Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietinbank

: Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC BẢNG BIỂU... viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ...ix

PHẦN MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn...3

3. Mục tiêu nghiên cứu:...5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...5

5. Phương pháp nghiên cứu:...6

6. Kết cấu luận văn...6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT...7

1.1. Cơ sở lý luận về thanh toán không dùng tiền mặt...7

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của TTKDTM...7

1.1.2. Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường...13

1.1.3. Nội dung của phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng...16

1.1.4 Điều kiện thực hiện và nguyên tắc thanh toán KDTM qua ngân hàng...25

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt...26

1.2. Một số kinh nghiệm của các ngânhàng về TTKDTM...29

1.2.1. Vietcombank dẫn đầu vềvị thếcạnh tranh dịch vụthẻ...29

1.2.2. BIDV đang phát triển mạnh mẽ màng lưới cungứng dịch vụtiện ích ...30

1.2.3. Tình hình cung cấp dịch vụTTKDTM tại Agribank ...31

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK TỈNH QUẢNG TRỊ...34

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và chi nhánh Quảng Trị...34

2.1.1. Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam...34

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển củaAgribank Quảng Trị...35

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ...35

2.1.4. Cơ cấu tổ chức...36

2.1.5. Tình hình nguồn lực của Agribank Quảng Trị...37

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Quảng Trị ...40

2.2.1. Tình hình chung về hoạt động TTKDTM tại Agribank Quảng Trị...40

2.2.2. Tình hình phát triển hoạt động TTKDTM tại Agribank Quảng Trị...43

2.3 Kết quả thăm dò ý kiến kháchhàng về dịch vụ TTKDTM tại Agribank Quảng Trị...47

2.3.1 Kết quả ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ thẻ...48

2.3.2. Ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ thanh toán không qua thẻ...51

2.3.3. Khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán của Agribank Quảng Trị:...53

2.3.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán của Agribank Quảng Trị...56

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK QUẢNG TRỊ...64

3.1. Định hướng của Agribank Quảng Trị về phát triển hoạt động TTKDTM tới 2020 ...64

3.1.1. Định hướng Agirbank về hoạt động TTKDTM đến 2020...64

3.1.2. Định hướng của Agribank Quảng Trị về hoạt động TTKDTM đến 2020...65

3.2. Giải pháp nhằmphát triển hoạt động TTKDTM...66

3.2.1. Giải pháp chung...66

3.2.2. Giải pháp áp dụng cho từng hình thức TTKDTM...70

3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ...78

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...82

1. Kết luận...82

2. Kiến nghị và đề xuất...83

2.1. Đối với Chính phủ...83

2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước...84

2.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam...84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...86

PHỤ LỤC...88 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤMLUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tình hình nguồn nhân lực của Agribank Quảng Trị...38

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Trị...40

Bảng 2.3: Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Quảng Trị...41

Bảng 2.4: Tình hình tài khoản khách hàng qua 3 năm ( 2014-2016) ...42

Bảng 2.5: Các phương thức TTKDTM tại Agribank Quảng Trị...46

Bảng 2.6 Cơ cấu mẫu điều tra khách hàng theo các tiêu thức...47

Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá củakhách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ...49

Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá cả KH về chất lượng thẻ...50

Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá của khách hàng về đội ngũ nhân viên thẻ...51

Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ thanh toán không qua thẻ...52

Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá cả KH về đội ngũ nhân viên thanh toán...53

Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá của KH về cơ sở vật chất...54

Bảng 2.13: Ý kiến khách hàng về nguồn thông tin giới thiệu...55

Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán củaAgribank...57

Bảng 2.15. Kiểm địnhANOVA theo giới tính...58

Bảng 2.16. Kiểm định ANOVA theo độ tuổi...59

Bảng 2.17. Kiểm địnhANOVA theo trình độvềchất lượng thẻ...60

Bảng 2.18. Kiểm định ANOVA theo trìnhđộ về chất lượng dịch vụ thẻ...61

Bảng 2.19. Kiểm địnhANOVA theo trìnhđộ và giới tính của khách hàng về các lý do sử dụng dịch vụ thanh toán của Agribank tỉnh Quảng Trị...62

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức tại Agribank Quảng Trị...36

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động thanh toán được ví như là hệ thống mạch máu của nền kinh tế, nhìn từ hoạt động thanh toán có thể biết được sức khỏe của nền kinh tế như thế nào.

Với một nền kinh tế thị trường hiện đại thì hoạt động thanh toán, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng, với hình thức chủ yếu là thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM)được chú trọng rõ rệt.

Thực tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh toán tiền mặt lớn. Việc dùng tiền mặt thanh toán đã dẫn đến nhiều thiệt hại cho cả cơ quan quản lý và người tiêu dùng, như: tốn kém chi phí, không an toàn, dễ bị cướp, mất trộm;

tạo nhiều cơ hội cho kinh tế ngầm, trốn thuế và tham nhũng; khó quản lý, kiểm soát chính xác thu nhập đối với những người có thu nhập cao để tính thuế thu nhập cá nhân. Chính vì thế, khi các ngân hàng phát triển các dịch vụ đa dạng và hiện đại chính là động thái quyết định thúc đẩy nhanh hiện thực hóa mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngày nay, hoạt động của hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam đang dần chuyển dịch cơ cấu hoạt động cũng như cơ cấu doanh thu, từ các sản phẩm truyền thống như nhận tiền gửi và cho vay sang các sản phẩm ngân hàng hiện đại liên quan đến hoạt động thanh toán. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế mà từ đó còn góp phần đẩy nhanh qua trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng không chỉ tạo tiền đề, nền tảng cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn giúp Nhà nước quản lý vĩ mô một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì tổ chức thanh toán không dùng tiền mặtvớinhiều hình thức thanh toán thích hợp thuận tiện, đa dạng, an toàn chính xác đem lại hiệu quả cao không chỉ phục vụ tốt cho việc tăng tốcđộ chu chuyển vốn trong nềnkinh tế quốc dân, đẩy mạnh tốc độ phát triển lưu thông hàng hoá mà còn trực tiếp làm thay đổi khối lượng tiền mặt lưu thông. Đây là yếu tố cần thiết căn bản để ổn định tiền tệ, chống và kiềm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

chế lạm phát. Vì vậyChính Phủ và hệ thống Ngân hàng luôn tìm những biện pháp hữu hiệu nhất để mở rộng và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Đặc biệt, trong xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng các chính sách phát triển bền vững của Chính phủ đã tạo nền tảng vững chắc cho hiện đại hóa hệ thống thanh toán, thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, từng bước giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng một cách dễ dàng, thuận tiện. TTKDTM đã vàđang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến và được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, nhất là các phương tiện thanh toán điện tử. Thanh toán không dùng tiền mặt là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế.

Nó không những mang lại những lợi ích về mặt kinh tế mà còn phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước.

Việt Nam là một nước có tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán còn cao. Tại một số quốc gia ở Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan…, tỷ lệ này hiện ở khoảng từ 11 – 17%, tại các nước châu Âu, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều; một số quốc gia phát triển như Thụy Điển, Na Uy… chỉ ở dưới mức 1% [14]. Trong những năm qua tỷ lệ tiêu dùng bằng tiền mặt có xu hướng giảm dần tuy nhiên ở mức độ còn khiêm tốn. Nhằm tạo bước đột phá trong trong khâu thanh toán để hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế nâng cao khả năng điều hành chính sách tiền tệ trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, đồng thời góp phần hạn chế các giao dịch bất hợp pháp, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các chi tiêu tài chính từ ngân sách và vốn nhà nước, chính phủ Việt Nam đã ban hành và cho thực thi các chính sách đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” thì vấn đề TTKDTM và phát triển TTKDTM càng được quan tâm và chú trọng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Agribank Quảng Trị là ngân hàng thương mại lớn nhất trong địa bàn tỉnh Quảng Trị, chiếm phần lớn thị phần huy động vốn, cấp tín dụng cũng như cung cấp dịch vụ thanh toán, bao gồm cả thanh toán bằng tiền mặt cũng như thanh toán không dùng tiền mặt. Trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại, nhất là trong lĩnh vực TTKDTM có nhiều thành tựu nhưng cũng đồng thời có cả những bất cập, hạn chế. Với lý do đó, tôi chọn đề tài Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứuluận vănthạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn

Hoạt động TTKDTM và các xu hướng nghiên cứu liên quan đếnphát triển TTKDTM đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu chung về hoạt độngTTKDTM có các đề tài và công trình tiêu biểu:

Luận án tiến sỹ “Phát triển Dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư tại Việt Nam”, của Đặng Công Hoàn (2015), trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN. Đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển của dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư tại nước ta hiện nay, làm rõ vai trò của các chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy và phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư. Đặc biệt đề tài đãđánh giá của TTKDTM đối với với nền kinh tế và cộng đồng theo mô hình hồi quy theo chuỗi thời gian với các biến: Tỷ lệ TTKDTM/TPTTT; GDP Bình quân đầu người và Tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm, để thực hiện phân tích tương quan. Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp phát triển các dịch vụ TTKDTM thông qua các phương thức hiện đại, có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao như: Thẻ thanh toán (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước), dịch vụ thanh toán điện tử (Internet banking, Mobile Banking, ví điện tử…) phục vụ nhóm khách hàng dân cư.

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng trên địabàn thành phố Đà Nẵng”, của Lê Thị Biếc Linh (2010), trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

đưa ra mô hình tổng hợp và phân tích cụ thể, chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, gồm 2 nhóm là: Nhân tố thuộc về khách hàng và nhân tố thuộc về ngân hàng. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTKDTM trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập đến các dịch vụ TTKDTM dành cho đối tượng khách hàng cá nhân.

Bên cạnh những nghiên cứu chung về dịch vụ TTKDTM có nhiều công trình nghiên cứu về TTKDTM ở trên một số phạm vi cụ thể, có thể kể đến:

Luận văn thạc sĩ kinh tế, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh TP Hồ Chí Minh”, của Huỳnh Thị Thanh Hảo (2011), trường Đại học kinh tế. Luận văn đã khái quát được hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại nói chung cũng như của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói riêng. Đồng thời thông qua đó, tác giả nêu thực trạng về hoạt động thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh TP Hồ Chí Minh”, trên cơ sở phân tích số liệu tại đơn vịnghiên cứu. Từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như nhược điểm của hoạt động thanh toán tại đơn vị. Tuy nhiên, thông tin, tài liệu thu thập còn hạn chế, chưa thực hiện điều tra, khảo sát thực tế khách hàng. Do vậy các nhận định, đánh giá, giải pháp do tác giả đưa ra còn mang nặng tính lý thuyết, chưa có tínhứng dụng cao trong thực tế tại đơn vị nghiên cứu.

Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp”, của Trần Hữu Bình (2014), trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý thuyết về TTKDTM. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá có hệ thống thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp. Luận văn đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế trong thanh toán không dùng tiền mặt, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, phần cơ sở lý luận và phần thực trạng chưa có mối lên hệ rõ nét,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

chỉ tiêu phí, chất lượng dịch vụ được đề cập đến trong phần lý thuyết nhưng tác giả chưa phân tích làm rõ thực trạng các yếu tố trên tại đơn vị nghiên cứu.

Những công trình trên đã phần nào khái quát một phần cơ sở lý luận, thực tiễn về TTKDTM, có nhiều đề tài nghiên cứu sâu trong một phạm vi nhất định.

Tuy vậy, nghiên cứu“Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank tỉnh Quảng Trị” chưa có công trình hay tác giả nào nghiên cứu một cách có hệ thống, do đó đề tài vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự. Các đề tài, công trình, bài viết trên là cơ sở để tác giả kế thừa, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài của mình.

3. Mục tiêu nghiên cứu:

- Mụctiêu tổng quát:

Trên cơ sở phân tích kết quả của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Quảng Trị, đề xuất giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Quảng Trịtới 2020.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống những vấn đề lý luận chung về thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank tỉnh Quảng Trị.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán khôngdùng tiền mặt tại Agribank tỉnh Quảng Trị.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: tại Agribank tỉnh Quảng Trị

+ Thời gian: đánh giá thực trạng từ năm 2014-2016, điều tra số liệu trong năm 2016.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

5. Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập thông tin, số liệu:

+ Số liệu thứ cấp: từ các báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá hoạt động ngân hàng và các báo cáo khác của Agribank Quảng Trị từ 2014-2016. Các số liệu trên báo, tạp chí, Internet...

+ Số liệu sơ cấp: tác giả điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn căn cứ các nội dung nghiên cứu theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên các khách hàng đến giao dịch thanh toán tại Agribank Quảng Trị, số mẫu điều tra hợp lệ thu về là 138 mẫu.

- Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS và EXCEL.

-Phương pháp tổng hợp và phân tích:

+ Phương pháp thống kê mô tả

+ Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian + Phương pháp so sánh

6. Kết cấu luận văn

Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luậnvà danh mục tham khảo, luận văngồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễnvề thanh toán không dùng tiền mặt

Chương 2: Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank tỉnh Quảng Trị

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại AgribankQuảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

CHƯƠNG 1

CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ CƠ SỞTHỰC TIỄN VỀTHANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 1.1. Cơ sở lý luậnvề thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của TTKDTM

1.1.1.1. Khái niệmvềthanh toán, TTKDTM và phát triển TTKDTM

Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý. Dạng thức đơn giản và cổ xưa nhất của thanh toán là hàng đổi hàng. Trong đó, tiền là phương tiện thực hiện trao đổi hàng hóa, đồng thời là việc kết kết thúc quá trình trao đổi. Lúc này tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán. Sự vận động của tiền tệ có thể tách rời hay độc lập tương đối với sự vận động của hàng hoá. Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền không chỉ sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa, mà chúng còn được sử dụng để thanh toán những khoản nợ vượt ra ngoài phạm vi trao đổi như nộp thuế, trả lương, đóng góp các khoản chi dịch vụ ...

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thu phí của khách hàng, không trực tiếp tạo ra sản phẩm cụ thể, nhưng với việc đáp ứng các nhu cầu về tiền tệ, về vốn, về thanh toán cho khách hàng, ngân hàng đã gián tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ trong nền kinh tế.

Có thể hiểu, dịch vụ thanh toánqua ngân hàng là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác của các ngân hàng thương mại, cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán. Phương tiện thanh toán là tiền mặt và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Theo Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ và Thông tư 46/2014/NHNN ngày 31 tháng 12năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “Dịch vụ TTKDTM là các dịch vụ thanh toán qua tài khoản ngân hàng và một số dịch vụ khác thực hiện thanh toán không qua tài khoản ngân hàng”.

Theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 4 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP:

“3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán) gồm: Ngân hàng Nhànước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổchức tài chính vi mô và một số tổ chức khác.

4. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là các tổ chức không phải là ngân hàngđược Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.”

Để hướng dẫn Nghị định số 101/2012/NĐ-CP tại Điều2 của Thông tư 46/2014/NHNNquy định vềtổ chức cung ứng dịch vụ TTKDTM bao gồm:

“1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán bao gồm:

a) Ngân hàng Nhà nước;

b) Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng);

c) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.”

Và Điều1 Nghị định 80/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ“Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Điềucủa Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt” quy định:

“Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là:

a) Tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

b)Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ví điện tử.”

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Như vậy theo quan điểm của các nhà quản lý nhà nước hoạt động cung ứng dịch vụ TTKDTM được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, đó có thể là các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức trung gian được Nhà nước cấp phép và do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), theo nhiều hình thức khác nhau (có thể thông qua tài khoản hoặc không thông qua tài khoản) [Điều 4, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP;Điều1, Nghị định 80/2016/NĐ-CP].

Theo một số quan điểm khác, như tác giả Đặng Công Hoàn (2015):

“TTKDTM là một hoạt động dịch vụ thanh toán được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ/phương thức thanh toán để bù trừ tiền từ tài khoản/hạn mức tiền của người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng hoặc được bù trừ lẫn nhau thông qua đơn vị cung ứng DVTT”. Theo tác giả Đỗ Thị Khánh Ngọc (2014): “Thanh toán không dùng tiền mặt là những khoản thanh toán thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người người thụ hưởng hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”. Theo các quan điểm này thì TTKDTM là một hình thức vận động của tiền tệ. Trong TTKDTM, các NHTM, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính vi mô đóng vai trò trung gian thực hiện yêu cầu của khách hàng nhằm thỏa mãn mục đích của họ thông qua các hình thức thanh toán, thu hộ, chi hộ, chuyển tiền…bằng cách trích chuyển trên sổ sách, ghi chép cắt chuyển tiền từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác không sử dụng đến tiền mặt. Như vậy, TTKDTM là sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung ứng cho khách hàng để thực hiện quyền nhận chi trả hoặc/và nghĩa vụ phải chi trả trong các giao dịch có liên quan đến tiền tệ, theo đó ngân hàng sẽ đại diện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ chi trả thay; thực hiện quyền được chi trả; hoặc là trung gian (tổ chức cung ứng dịch vụ được Ngân hàng Nhà nước cấp phép) chi trả cho các chủ thể trong quan hệkinh tế.

Như vậy TTKDTM qua ngân hàng là nghiệp vụ trung gian của ngân hàng.

Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt thông thường gồm có 4 bên:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

- Bên mua hàng hay nhận dịch vụ cung ứng.

- Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch.

- Bên bán, tức là bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ.

- Ngân hàng phục vụ bên bán, tức ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao dịch.

Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, tác giả chỉ đề cập đếnTTKDTM qua ngân hàng mà cụ thể là thông qua ngân hàng thương mại. Do đó, từ những phân tích trên tác giả khái niệm: hoạt động TTKDTM qua ngân hàng là một hình thức thanh toán tiền, hàng hóa dịch vụ của khách hàng thông qua vai trò trung gian của ngân hàng bằng cách trích từ tài khoản này chuyển trả vào tài khoản khác theo lệnh của chủ tài khoản thông qua hình thức thanh toán do pháp luật quy định.

Khái niệm phát triển:

Quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời.

Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Theo quan điểm này, phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung.

Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động - xu hướng vận động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển của mình trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Như vậy, phát triểnlà một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự sự vật. Quá trình trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.

Tính chất của sự phát triển:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển cũng có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phongphú.

- Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan. Bởi vì, như trên đã phân tích theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển. Vì thế sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.

- Sự phát triển mang tính phổ biến. Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển; chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù, mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn vận động và phát triển.

- Sự phát triển còn có tính đa dạng, phong phú. Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, sự vật phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi. Chẳng hạn, nói chung, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại. Trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước.

Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào những nhà lãnh đạo và nhân dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển.

Những điều kiện nêu ra ở trên cho thấy, dù sự vật, hiện tượng có thể có những giai đoạn vận động đi lên như thế này hoặc như thế khác, nhưng xem xét toàn bộ quá trình thì chúng vẫn tuân theo khuynh hướng chung.

Từ sự phân tích trên có thể khái quát, phát triển hoạt động TTKDTM là quá trình vận động có sự thay đổi về chiều rộng và chiều sâu trong hoạt động TTKDTM tại các ngân hàng, trong đó, các ngân hàng nắm bắt được quy luật vận động của nền kinh tế, xu thế phát triển của thời đại, các yêu cầu, chính sách của nhà nước, thói quen và sở thích của người dân để đưa ra các nội dung, cách thức, hình thức,... nhằm cung ứng các dịch vụ TTKDTM phù hợp với nhu cầu các hoạt động của xã hội.

1.1.1.2.Đặc điểmcủa TTKDTM qua ngân hàng:

Thanh toán không dùng tiền mặt là một sản phẩm phát triển tất yếu cho nền kinh tế hiện đại. Về cơ bản, thanh toán không dùng tiền mặt có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, sự vận động của tiền tệ có thể tách rời hoặc độc lập tương đối với sự vận động của hàng hóa cảvềkhông gian và thời gian. Cụ thể hơn, việc giao nhận hàng hóa có thể được tiến hành tại một thời điểm của một nơi nào đó nhưng việc thanh toán có thể được thực hiện tại một địa đểm của một nơi khác.

Thứ hai, trong thanh toán không dùng tiền mặt, tiền tệ xuất hiện dưới vai trò là tiền ghi sổ (tiền ngân hàng) và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách. Do đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

thanh toán không dùng tiền mặt yêu cầu mỗi bên tham gia phải có tài khoản tại các ngân hàng.

Thứ ba, trong thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò của ngân hàng là đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong phương thức thanh toán này. Nếu như thanh toán bằng tiền mặt được thực hiện bằng mối quan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán thì thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện thông qua sự tham gia của ít nhất một ngân hàng. Do đó, ngân hàng đóng vai trò không thể thiếu trong thanh toán chuyển khoản, và trở thành trung tâm thanh toán cho toàn xã hội.

1.1.2. Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường

1.1.2.1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt là một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Đó là sự đòi hỏi khách quan của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển, luôn đòi hỏi phải có những thay đổi trong phương tiện thanh toán, mua bán hàng hóa: Từ việc trao đổi hàng hóa thông qua chính bản thân hàng hóa đó, rồi đến vật ngang giá (những sản phẩm có tính phổ biến, dễ chấp nhận : đồng tiền kim loại như vàng, bạc). Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển hơn nữa, thì việc sử dụng tiền vàng có rất nhiều bất tiện (nặng, khó vận chuyển khi mua một khối lượng hàng hóa lớn, Nhà nước phải dự trữ một khối lượng vàng lớn). Do vậy tiền giấy đã ra đời, rất tiện cho việc chia nhỏ, lưu thông, cất giữ. Đây cũng là hình thức tiền tệ hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới, nó chính là tiền pháp định của mỗi quốc gia. Nhưng khi nền kinh tế trên thế giới đã có những thay đổi lớn như hiện nay, cả thế giới như một nền kinh tế khổng lồ, thống nhất, không giới hạn về ranh giới địa lý, trong đó mỗi quốc gia

“không thể” tự tách mình ra khỏi. Sự gắn kết đó có được là nhờ một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cụ thể là mạng Internet toàn cầu. Do vậy đòi hỏi phải có hình thức tiền tệ mới, thỏa mãn yêu cầu: gọn nhẹ, bảo đảm, an toàn, dễ dàng trong thanh toánở mọi lúc mọi nơi, mà lại sinh lời. Đó chính là hình thức “thanh toán kín bằng điện tử” hay còn gọi bởi thuật ngữ “thanh toán không dùng tiền mặt”. Thanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

toán không dùng tiền mặt sẽ làm giảm khối lượng tiền mặt có trong lưu thông, giảm chi phí trong các khâu in ấn, kiểm đếm, vận chuyển giảm được chi phí lao động xã hội, đảm bảo cho các dòng vốn trong nền kinh tế xã hội được tập trung và phân phối nhanh, đáp ứng có hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, từ đó thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.

1.1.2.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tếhiện nay:

- Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, đẩy nhanh quá trình sản xuất và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốcdân, phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội, bởi tiền tệ vừa là khởi đầu và cũng vừa là kết thúc của một chu kỳ sản xuất.

- Thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh sẽ tiết kiệm được chi phí lưuthong nhờ làm giảm chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền mặt.

- Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý và kiểm tra được quá trình sản xuất và lưu thông của nền kinh tế.

-Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua hoạt động mở tài khoản thanh toán của tổ chức và cá nhân.

Thứ nhất là đối với Ngân hàng

Cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng và nền kinh tế tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thu nhập từthu phí dịch vụ. Từ đó thay đổi cơ cấu thu nhập trong tổng thu nhập, nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các ngân hàng thương mại, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Đồng thời kích thích các hoạt động dịch vụ ngân hàng liên quan phát triển: dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền điện tử,thanh toán trực tuyến. Đây cũng chính là điều kiện để thu hút, hấp dẫn khách hàng quan hệ với

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

ngân hàng. Thông qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng nắm được những thông tin về tình hình thanh toán, hoạt động của khách hàng, là những thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng.

Thứ hai là đối với khách hàng

Thanh toán qua ngân hàng mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng, nhờ việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tiết kiệm được các chi phí phát sinh (chi phí vận chuyển, chi phí kiểm đếm…) từ đó, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bảo đảm tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn, và bảo mật cho khách hàng.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán ngày càng cao. Cụ thể: Chỉ bằng một lệnh của chủ tài khoản, một giao dịch có thể được thực hiện ngay không kể không gian và địa điểm giao dịch nhờ công nghệ mạng, công nghệ chuyển tiền điện tử và công nghệ online. Đây là tiện ích dịch vụ thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng trong ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay. Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán (nhất là các loại thẻ ngân hàng), tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ sao cho có lợi nhất: tiện ích và chi phí giao dịch thấp. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn về vốn và tài sản, tránh được rủi ro.

Thứ ba là đối với nền kinh tế

Hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang tính vĩ mô, có ý nghĩa kinh tế- xã hội cao:

- Tạo điều kiện cho các TCTD khai thác tốt chức năng trung gian thanh toán của nền kinh tế, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế.

- Tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh chóng, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hóa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

- Góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông trên thị trường, hạn chế lạm phát, lưu thông tiền tê, ổn định giá trị đồng tiền; tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa lưu thông tiền tệ, kiểm soát các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt giữa các ngân hàng khác hệ thống, thường xuyên nắm được khối lượng chu chuyển tiền tệ không bằng tiền mặt, nâng cao hiệu lực thi hành chính sách tiền tệ quốc gia.

1.1.3. Nội dung của phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng 1.1.3.1. Phát triển các hình thứcthanh toán không dùng tiền mặt

Theo nghị định 64/CP của chính phủ và quyết định 226/2002/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN thì có 5 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ là:

+ Hình thức thanh toán bằng séc.

+ Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi- Lệnh chi.

+ Hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu- Nhờ thu.

+ Hình thức thanh toán thư tín dụng.

+ Hình thức thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử .

Mỗi hình thức có nội dung kinh tế và cách thức thanh toán khác nhau. Phát triển TTKDTM qua ngân hàng là phát triển tất cả 5 hình thức thanh toán, trong đó chú trọng phát triển các hình thức được khách hàng yêu thích và/ hoặc có tiềm năng trong tương lai.

a. Hình thức thanh toán bằng séc

Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện của người phát hành lập trên mẫu in sẵn do NHNN Việt Nam quy định, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiển gửi của mìnhđể trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc.

Séc là công cụ lưu thông tín dụng được sử dụng rộng rãi( tổ chức và các cá nhân) ở tất cả các nước trên thế giới, quy tắc sử dụng séc đã được chuẩn hóa trên luật thương mại quốc gia và trên công ước quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Nghị định 30/CP của Chính phủ ban hành về quy chế phát hành sử dụng séc do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 09/05/1996 và tiếp đến là nghị định 159/CP quy định rõ ở Việt Nam được phép lưu hành loại séc vô danh và séc ký danh, trong đó séc vô danh được chuyển nhượng tự do, còn séc ký danhđược phép chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu chuyển nhượng. Trừ trường hợp người phát hành séc đã ghi cụm từ “không được phép chuyển nhượng” hoặc trên tờ séc ghi “không tiếp tục chuyển nhượng”. Nghị định 30/CP và nghị định 159/CP ra đời đã đánh dấu một bước chuyển biến có ý nghĩa kinh tế lớn trong việc sử dụng séc ở Việt Nam. Theo Nghị định này, séc không còn là một công cụ chuyển khoản đơn thuần mà còn phát huy được vai trò là công cụ lưu thông.

Séc được dùng để thanh toán trực tiếp tiền hàng hoá, dịch vụ giữa người mua (người chi trả) và người bán (người thụ hưởng), nộp thuế trả nợ... hoặc để rút tiền mặt tại các chi nhánh Ngân hàng. Tất cả khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng đều có quyền sử dụng séc để thanh toán. Trong hình thức thanh toán bằng séc, việc trả tiền do người trả tiền khởi xướng và kết thúc bằng việc ghi số tiền trên tờ séc vào tài khoản của người nhận tiền.

Thời hạn hiệu lực của séc là 30 ngày kể từ ngày chủ tài khoản phát hành séc đến ngày người thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng (gồm cả ngày chủ nhật và ngày lễ). Nếu ngày kết thúc của thời hạn là ngày chủ nhật, ngày lễ thì thời hạn được lùi vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày chủ nhật, ngày lễ đó.

Một tờ séc đủ điều kiện thanh toán là tờ séc, đảm bảo các yếu tố sau đây:

- Tờ séc phải có đủ các yếu tố và nội dung quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa, số tiền bằng chữ và bằng số phải khớp nhau.

-Được nộp trong thời hạn hiệu lực thanh toán.

- Không có lệnh đình chỉ thanh toán.

- Chữ ký và dấu (nếu có) của người phát hành séc phải khớp đúng với mẫu đãđăng ký tại Ngân hàng.

- Không ký phát hành séc vượt quá thẩm quyền quy định tại văn bản ủy quyền.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

- Tài khoản tiền gửi của Chủ tài khoản đủ số dư để thanh toán.

- Các chữ ký chuyển nhượng (đối với séc ký danh) phải liên tục.

Ở Việt Nam hiện nay, séc có nhiều loại nhưng séc dùng trong TTKDTM gồm có séc chuyển khoản và séc bảo chi.

b. Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - Lệnh chi

Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mìnhđể trả cho người thụ hưởng.

-Điều kiện áp dụng:

Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản tiền hàng, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống hay khác hệ thống Ngân hàng.

Trong hình thức thanh toán ủy nhiệm chi, người trả tiền chủ động khởi xướng việc thanh toán bằng cách lập 4 liên ủy nhiệm chi nộp vào Ngân hàng phục vụ mình để trích tài khoản tiền gửi của mình chuyển trả cho bên phụ hưởng. Trên ủy nhiệm chi, bên trả tiền phải ghi đầy đủ, chính xác các yếu tố khớp đúng với nội dung giữ các liên ủy nhiệm chi và ký tên đóng dấulên tất cả các liênủy nhiệm chi (phần chữ kí chủ tài khoản và kế toán trưởng).

Khi nhận được ủy nhiệm chi, trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ người trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của khách hàng không đủ tiền hoặc lệnh chi lập không hợp lệ.

c. Hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu- Nhờ thu

Uỷ nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào Ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ số tiền theo lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cungứng cho người mua.

-Điều kiện áp dụng và nội dung thanh toán:

Uỷ nhiệm thu được áp dụng thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các chủ thể mở TK trong cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng cùng hệ thống hay khác hệ thống. Các chủ thể thanh toán phải thoả thuận thống nhất dùng hình thức thanh toán ủy nhiệm thu với những điều kiện thanh toán cụ thể đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

ghi trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng phục vụ chủ thể thanh toán biết để làm căn cứ thực hiện các ủy nhiệm thu.

Sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập 4 liên ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp vào Ngân hàng phục vụ mình hay nộp trực tiếp vào Ngân hàng phục vụ bên trả tiền để yêu cầu thu hộtiền. Bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ký tên,đóng dấu đơn vị lên tất cả các liên ủy nhiệm thu. Để thu nhanh tiền hàng, dịch vụ, bên thụ hưởng có thể ghi rõ trên UNT yêu cầu Ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển tiền bằng điện hay Faxvà bên thụ hưởng chịu phí tổn.

Khi nhận được giấy UNT, trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ bên trả tiền phải trích tài khoản của bên trả tiền để trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán.

d. Hình thức thanh toán thư tín dụng

Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định theo đúng những điều khoản đã ghi trên thư tín dụng.

So với các chứng từ thanh toán khác như séc, UNC, UNT... các điều kiện ghi trên thư tín dụng tương đối chặt chẽ, hầu như phản ánh đầy đủ những cam kết thanh toán trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng đã ký.

-Điều kiện áp dụng:

Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng dịch vụ giữa hai bên mua bán mở tài khoản ở hai Ngân hàng trong trườnghợp thiếu tín nhiệm lẫn nhau về mặt tài chính, hoặc việc mua bán không xảy ra một cách thường xuyên.

e. Hình thức thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử

Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các khoản thanh toán khác qua thiết bị chấp nhận thẻ (POS) và rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các máy trả tiền mặt tự động( ATM).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ thuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng. Thẻ thanh toán có nhiều loại, nhưng có một số loại thẻ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Thẻ ghi nợ:

Người sử dụng thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ. Căn cứ để thanh toán thẻ là số dư TKTG của chủ sở hữu thẻ tại Ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định.

Thẻ này được áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với Ngân hàng, do Giám đốc Ngân hàng phát hành thẻ xemxét và quyết định.

Thẻ ký quỹ thanh toán:

Để được sử dụng thẻ, khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ thông qua việc trích TKTG hoặc nộp tiền mặt, số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ và được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Loại thẻ này áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng.

Thẻ tín dụng:

Áp dụng đối với khách hàng đủ điều kiện được Ngân hàng đồng ý cho vay.

Mức tiền vay được coi như hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp thuận.

Các chủ thể tham gia thanh toán thẻ, gồm có:

- Ngân hàng phát hành thẻ: Là Ngân hàng bán thẻ cho khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán số tiền do người sử dụng thẻ trả cho người thụ hưởng. Ngân hàng phát hành thẻ có thể ủy nhiệm cho một số chi nhánh Ngân hàng phát hành và quản lý thẻ.

- Người sử dụng thẻ là người trực tiếp mua thẻ tại Ngân hàng và dùng thẻ để mua hàng hóa, dịch vụ hay lĩnh tiền mặt tại ATM

- Người tiếp nhận thẻ là các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người sử dụng thẻ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

- Ngân hàng đại lý thanh toán là các chi nhánh Ngân hàng làm đại lí thanh toán thẻ cho Ngân hàng phát hành thẻ và do Ngân hàng phát hành thẻ lựa chọn, Ngân hàng đại lý thanh toán có trách nhiệm thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ khi nhận được biên lai thanh toán.

Ngoài ra còn có các hình thức thanh toán bằng phương tiện điện tử khác như SMS banking, Emobile banking, Internet banking hay thanh toán trực tuyến (thanh toán tiền điện, nước, viễn thông…). Đây là các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ hiện đại của ngân hàng thông qua hệ thống điện thoại di động thông minh Smartphone hay qua máy tính kết nối Internet. Với sự ra đời Internet, việc giao lưu kinh tế được thuận lợi hơn bao giờ hết, nó không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nhờ đó, các giao dịch mua bán hàng hóa (vật chất hoặc nội dung hoặc các dịch vụ) được thực hiện gần như tức thời. Vấn đề nảy sinh cần được nghiên cứu và giải quyết là: xác nhận về người mua người bán, xác nhận về giao dịch, các quy định về thủ tục hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu/vấn đề bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa (nếu có), cơ sở để xử lý tranh chấp … và đặc biệt là vấn đề thanh toán. Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử là vấn đề rất phức tạp, đa dạng liên quan đến pháp lý, kinh tế, tiền tệ và kỹ thuật trong việc đạt được mục tiêu

“Nhanh chóng –Chính xác– An toàn”.

1.1.3.2 Phát triển số lượng khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán

Ở các quốc gia phát triển, thói quen tiêu dùng của dân chúng là thanh toán qua ngân hàng, mỗi công dân đều có tài khoản cá nhân trên ngân hàng, vì vậy việc phát triển dịch vụ thanh toán của ngân hàng rất dễ dàng. Trong khi đó, ở các quốc gia kém phát triển hoặc đang phát triển, trìnhđộ dân trí còn hạn chế, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu, bén rễ vào tiềm thức của dân chúng, cho nên việc triển khai thanh toán qua tài khoản ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Phát triển tài khoản thanh toán nhằm thay đổi thói quen và nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Chính vì vậy, muốn phát triển TTKDTM thì trước hết phải giúp cho mỗi người dân hiểu rõ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

những tiện ích của phương tiện thanh toán này. Nếu người dân có hiểu biết đầy đủ hơn thì họ sẽ cảm thấy an toàn hơn, thuận tiện và thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ đó tất yếu nảy sinh nhu cầu sử dụng.

Việc phát triển các hình thức TTKDTM là phát triển về số lượng khách hàng, số tiền giao dịch, số món giao dịch … từ đó tăng thu từ dịch vụ ngoài tín dụng cho ngân hàng. Muốn phát triển được nhiều khách hàng thì phải xác định được là các đơn vị, tổ chức sẽ sử dụng dịch vụ TTKDTM nhiều hơnkhách hàng cá nhân, khách hàng là cá nhân nhận lương qua tài khoản sử dụng TTKDTM nhiều hơn các cá nhân khác, khách hàng là sinh viên, cán bộ nhân viên sử dụng TTKDTM nhiều hơn khách hàng hưu trí hay nội trợ, khách hàng trẻ tuổi sử dụng tài khoản nhiều hơn khách hàng lớn tuổi…. Địa bàn thành phố với nhiều máy ATM, nhiều địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ có nhiều khách hàng sử dụng TTKDTM hơn các địa bàn nông thôn miền núi.

Với sự triển khai mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi các hình thức giao dịch thương mại và thanh toán qua tài khoản bằng thiết di động và mạng xã hội, nên hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽtrong những năm gần đây. Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần, từ 14,02% năm 2010 xuống còn khoảng 12% hiện nay. Tỉlệ người dân có tài khoản tại NHTMở mức khá cao. Tính đến cuốitháng 10/2016, đãđạt trên 67,4 triệu tài khoản cá nhân, tăng 4 lần so với năm 2010, ước tính đến cuối tháng 9/2017, đạt trên 68 triệu tài khoản. Số lượng thẻ do các NHTM phát hành cũng tăng lên nhanh, đến nay đạt trên 110 triệu thẻ các loại, trong đó có khoảng gần 9% là thẻtín dụng quốc tế[15].

Để đẩy mạnh hoạt động TTKDTM trong thời gian tới, với sự chủ động xây dựng, tham mưu, đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 30/12/2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu cụthể được đề án đưa ra đó là, đến cuối năm 2020, tỉ trọng Tiền mặt trên Tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Phát triển mạnh thanh toán thẻqua các thiết bị chấp nhận thẻtại các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

điểm bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ. Đến năm 2020, toàn thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt, với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngày 10/01/2017, NHNNđã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN vềviệc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngoài ra, sự kém minh bạch trong môi trường thông tin của công ty niêm yết dẫn đến một số cổ đông nội bộ có lợi thế hơn về mặt thông tin, sẽ trục lợi cho bản thân và

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế và thực trạng hoạt động thanh toán không dùng

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các NHTM, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các tổ

- Xây dựng quy chế hoạt động, trách nhiệm của từng thành viên trong Ban chỉ đạo - Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo: phổ biến nội dung quy hoạch tới các ban, ngành,

Câu 1 (trang 107 GDCD 12): Tại sao nói, thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân và các quy định về thuế, pháp luật tác động đến sự phát triển

- Pháp luật là cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, thông qua đó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã

Kết quả nghiên cứu cho thấy Na Ư có địa hình dốc, đất cho sản xuất nông nghiệp hạn chế, tổng N từ nghèo đến trung bình, tổng P từ trung bình đến giàu, tổng K₂O từ

nghĩa rất lớn đối với sự phát triển bền vững KCN. b) Xác định mức và chế độ giá cho thuê mặt bằng công nghiệp hợp lý. Mức giá cụ thể cũng như điều kiện, cơ chế