• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình phát triển hoạt động TTKDTM tại Agribank Quảng Trị

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Quảng Trị

2.2.2. Tình hình phát triển hoạt động TTKDTM tại Agribank Quảng Trị

của khách hàng cá nhân chiếm hơn 95% nhưng chiếm hơn 54% tổng số dư. Riêng năm 2016 số lượng khách hàng cá nhân chiếm 96,86% nhưng lại chiếm 45,54% về số dư. Tỷ lệ tăng bình quân 3 năm của số lượng tài khoản là 16,86%, trong đó số lượng tài khoản cá nhân tăng 17,44%, số lượng tài khoản tổ chức tăng 2,25%. Tỷ lệ tăng bình quân 3 năm của số dư tài khoản là 40,97%, trong đó số dư tài khoản cá nhân tăng 28,70%, số dư tài khoản tổ chức tăng54,47%. Thông qua tài khoản thanh toán, Agribank Quảng Trị đã triển khai được thêm nhiều tiện ích trong dịch vụ thanh toán như SMS banking, Mobibanking, Internet Banking …nhằm cung cấp các dịch vụ tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

2.2.2. Tình hình phát triển hoạt động TTKDTM tại Agribank Quảng Trị

có sự thay đổi trong thói quen sử dụng phương tiện thanh toán của người dân, theo đó UNC và UNT chiếm 10,93% số món với 184.920 món tương ứng 20.185 tỷ đồng chiếm 46,95% số tiền. Phương thức thanh toán hiện đại như thẻ đã được giới thiệu sử dụng rộng rãi năm 2015, với 1.291.330 món ứng với 76,31% số món tương đương 22.547 tỷ đồng ứng với 52,44% số tiền, năm 2016 thanh toán qua thẻ đạt 1.452.140 món chiếm 76,31% số món tương ứng 25.541 tỷ đồng chiếm 53,90% số tiền. Trong khi đó các hình thức thanh toán bằng phương tiện điện tử đã được Agribank Quảng Trị triển khai và giới thiệu rộng rãi với khách hàng, bước đầu năm 2014 có 13.626 món chiếm 4,85 % số món ứng với 15 tỷ đồng chiếm 0.07% số tiền. Cùng với sự phát triển của thẻ thanh toán thì năm 2015 và 2016 hình thức thanh toán bằng phương tiện điện tử cũng có sự phát triển đáng kể so với năm 2014, với 215.915 món chiếm 12,76% trong tổng số món ứng với 262 tỷ đồng ứng với 0.61% tổng số tiền trong năm 2015; 253.362 món chiếm 13,31% trong tổng số món ứng với 312 tỷ đồng ứng với 0.66% tổng số tiền trong năm 2016 . Để thấy được tỷ trọng mỗi phương thức thanh toán trong tổngthanh toán, ta xét số bình quân trong 3 năm của mỗi phương thức. Giao dịch bằng UNC và UNT chiếm14,31% số mónvới 184.896 món tương ứng 20.396 tỷ đồng chiếm 55,30% số tiền; thanh toán qua thẻ đạt946.155 món chiếm73,23% số món tương ứng16.262 tỷ đồng chiếm44,17% số tiền; các hình thức thanh toán bằng phương tiện điện tử có 160.968 món chiếm 12,46 % số món ứng với 196 tỷ đồng chiếm 0.53% tổng số tiền. Sở dĩ, hình thức UNC và UNT chỉ chiếm 14,31% số món nhưng lại chiếm 55,30% số tiền trong khi 2 hình thức còn lại chiếm85,69% số món nhưng chỉ chiếm44,7% số tiền là vì hình thức UNT và UNC thường được các khách hàng là đơn vị, tổ chức sử dụng còn các hình thức khác thì thường được khách hàng cá nhân sử dụng. Khách hàng tổ chức thì giao dịch số lượng món ít nhưng số tiền giao dịch lớn còn khách hàng cá nhân thì lượng tiền giao dịch nhỏ lẻ nhưng số lượng giao dịchlại nhiều.

Để thấy được sự phát triển của mỗi phương thức thanh toán cụ thể, ta xem xét chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm. Có thể thấy được rằng phương thức thanh toán truyền thống như UNC và UNT chỉ có tốc độ tăng bình quân rất

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhỏ, tăng 7,03% về số món và tăng 5,18% về số tiền . Hai phương thức thanh toán mới và hiện đại là thẻ và thanh toán bằng các phương tiện điện tử (E-Banking) đã được ngân hàng đẩy mạnh phát triển và được khách hàng yêu thích sử dụng có tốc độ tăng bình quân rất cao. Hình thức thanh toán bằng thẻ có tốc độ tăng bình quân là 290,98% về số món và 468,96% về số tiền. Hình thức thanh toán bằng E-Banking có tốc độ tăng bình quân là 331,21% về số món và 356,07% về số tiền. Như vậy, tuy hiện tại khối lượng giao dịch của phương thức E Banking đang còn ở mức thấp nhưng lại có tốc độ phát triển rất cao, cho thấy đây là một hình thức thanh toán đang được người dân dần dần chấp nhận, phù hợp với các ứng dụng hiện đại của thương mại điện tử đang được ứng dụng rất rộng rãi.

Qua phân tích số liệu trên cho thấy, tại Agribank Quảng Trị tình hình phát triển hoạt động TTKDTM đã vàđang đi đúng hướng, hợp với xu thế của nền kinh tế hiện đại và xu hướng phát triển của ngành tài chính ngân hàng. Ngân hàng đãđầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại cũng như triển khai nhiều lớp tập huấn đào tạo cán bộ về nghiệp vụ mới, về kỷ năng bán hàng …Mặt khác, Agribank Quảng Trị cũng đã có nhiều chính sách khuyến mãi ưu tiên phí chuyển tiền cho khách hàng lớn, miễn phí phát hành thẻ cho cán bộ đơn vị chuyển lương qua tài khoản tại chi nhánh…Đến năm 2016 ngân hàng đã đạt được một số thành tựu đáng kể như tổng số tài khoản của khánh hàng là 132.494 tài khoản, tổng lượng tiền giao dịch bằng TTKDTM là 47.389 tỷ đồng. Tuy nhiên bên cạnh đó tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động TTKDTM như khách hàng sử dụng thẻ để rút tiền tại ATM nhiều hơn là dùng để thanh toán hàng hóa qua POS, khách hàng biết và sử dụng các hình thức E-banking còn ít …Nguyên nhân của các hạn chế này chủ yếu như sau:

Mạng lưới POS chưa được ngân hàng triển khai rộng rãi, công tác tuyên truyền quảng cáo sản phẩm mới của ngân hàng chưa tốt …

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.5: Các phương thức TTKDTM tại Agribank Quảng Trị

Đơn vị: tỷ đồng

STT Hình thức thanh toán 2014 2015 2016 Tốc độ PT

BQ3 năm Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %

1 UNC +UNT

- số món 172.347 61,34 184.920 10,93 197.421 10,37 7,03

- số tiền 19.467 96,03 20.185 46,95 21.536 45,45 5,18

2 Thẻ

- số món 94.996 33,81 1.291.330 76,31 1.452.140 76,31 290,98

- số tiền 789 3,89 22.547 52,44 25.541 53,90 468,96

3 TT bằng pt điện tử

- số món 13.626 4,85 215.915 12,76 253.362 13,31 331,21

- số tiền 15 0,07 262 0,61 312 0,66 356,07

Tổng số món 280.969 100,00 1.692.165 100,00 1.902.923 100,00 160,24

Tổng số tiền 20.271 100,00 42.994 100,00 47.389 100,00 52,90

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Agribank Quảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3 Kết quả thăm dò ý kiến khách hàng về dịch vụ TTKDTM tại Agribank