• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.2. Giải pháp nâng cao hiêu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của ngân

3.2.1. Giải pháp về chính sách thu hút khách hàng

Ngân hàng cần bổ sung, tăng cường thêm hệ thống thông tin khách hàng để nắm bắt kịp thời thông tin, nhu cầu khách hàng một cách chính xác. Khắc phục những sai sót, đồng thời phát huy những điểm mạnh, từ đó, chủ động tiếp cận khách hàng, chọn lọc những nhóm khách hàng phù hợp. Cân nhắc với những khách hàng có thông tin cũng như trảnợkhông tốt.

Liên kết phối hợp với các trung tâm thương mại, mua sắm như thế giới di động, các nhà phân phối điện lạnh, điện tử, xe máy… để đưa ra các khoản trả góp tại nơi mua sắm, đưa racác khoản vay phù hợp.

Phối hợp chặt chẽvới các tổchức đoàn thể như hội phụnữ, hưu trí, công nhân viên chức, các công đoàn tại các công ty nhà máy xí nghiệp…để đẩy mạnh thêm nhóm khách hàng này.

Hoạt động markeing thu hút khách hàng: DongA Bank–CN TP Huếcũng cần lựa chọn hình thức quảng bá phù hợp với tính hình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương như đẩy mạnh các công tác quảng bá online trên trang web, mạng xã hội, trên báo chi, tạp chí, treo băng rôn, tranh, gửi thư trực tiếp đến khách hàng, tiếp cận trực tiếp với khách hàng thông qua gọi điện trực tiếp, đối thoại trực tiếp giới thiệu, tư vấn, hướng dẫn khách hàng…nhằm tạo dựng hình ảnh và xây dựng thương hiệu đến với khách hàng. Tuyên truyền sâu rộng tới khách hàng giúp khách hàng hiểu được hoạtđộng cũng như sự phát triển của ngân hàng, từng bước lấy lại lòng tin và sự tin tưởng của khách hàng với ngân hàng.

3.2.2. Giải pháp sản phẩm dịch vụ

Trong điều kiên kinh tếngày càng phát triển, mức sống cũng như nhu cầu của người dân lại càng phong phú đa dạng, việc tăng cường về cải thiện, đổi mới cũng như đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng là rất cần thiết, giúp ngân hàng củng cố vị thế, mở rộng thị trường, là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với ngân hàng khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sản phảm, dịch vụcần áp dụng các công nghệ hiện đại, tiện ích cao. Tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng vay vốn như vay vốn từxa, vay vốn online

Thủ thụ hồ sơ đơn của sản phẩm, dịch vụ cho vay TDCN cần đơn giản, dễ hiểu, dễthực hiện hơn. Đơn giảnnhư vẫn đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý và linh hoạt trên các thiết bị điện tử. Cần nghiên cứu hồ sơ biểu mẫu đơn giản, dễhiểu hơn, các hệ thống cần phối hợp ăn ý với nhau hơn đảm bảo thủ tục nhanh chóng khi khách hàng đến giải ngân, cải thiện thời gian từ khi cung cấp dịch vụ, từ khi nhận hồ sơ đến khi hoàn tất hồ sơ nhất là thời gian thẩm định vay, đẩy nhanh quá trình phục vụkhách hàng.

3.2.3. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất và kênh phân phối

Trong thời đại hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng có vai trò và vị trí quan trọng đối với nền kinh tếnói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Đổi mới và hiện đại hóa công nghệngân hàng sẽtạo điều kiện thuận lợi trong công tác kinh doanh của ngân hàng như thực hiện thanh toán, giải ngân diễn ra nhanh gọn, an toàn, nâng cao chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong nghiệp vụ tín dụng, thì cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có số lượng khách hàng lớn. Do đó, nếu áp dụng các biện pháp thủcông sẽmất nhiều thời gian, công sức, chi phí nhưng lại không phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất. Vì vây, chi nhánh cần phải tập trung vào việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đối mới công nghệ, đưa vào sử dụng hệ thống quán lý hồ sơ tín dụng, hệ thống thông tin khách hàng, theo dõi quá trình thu nợ và nợ quá hạn, áp dụng hệ thống đồng bộ trong ngân hàng, đảm bảo và cập nhật cung cấp xửlý thông tin một cách chính xác và đầy đủ. Đầu tư vào trang thiết bịgiúp ngân hàng phục vụnhu cầu khách hàng nhanh chóng, thuận tiện và đạt hiệu quảcao.

Phát triển kênh phân phối qua các kênh giao dịch điện tử, khách hàng có thể gửi hồ sơ qua internet để cán bộ tín dụng kiểm tra trước, tránh mất thời gian của khách hàng và cán bộtín dụng.

Mởrộng thêm vài điểm giao dịch có vịtrí phù hợp với khách hàng của CN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việc áp dụng các khoa học kỹthuật sốthì cũng cần kèm theo việc nâng cao cơ sở vật chất của ngân hàng, trìnhđộ của cán bộtín dụng để có thểquản lý cũng như sửdụng, vận hành tốt nhất.

3.2.4.Giải pháp về lãi suất cho vay

Ngân hàng cần áp dụng lãi suất linh hoạt với từng khoản vay vào từng khoảng thời gian phù hợp với tình hình kinh tếxã hội của địa phương.

Cải thiện mức phí dịch vụphù hợp và cạnh tranh hơn.

Cần phát triển một sốsản phẩmđặc trưng, đưa ra các lãi suất cho sản phẩm đó cạnh tranh nhất với các đối thủ.

Lãi suất khoản vay là nguồn thu đối với ngân hàng và là chi phí với người vay vốn. Với khách hàng cá nhân, họ luôn mong muốn lãi suất này thấp nhất có thể để giảm chi phí tài chính, còn với ngân hàng thì cần một mức lãi suất thỏa đáng đểbù đắp chi phí huy động vốn và mang lại lợi nhuận cho chi nhánh. Do đó, việc đưa ra lãi suất phù hợp với hạn mức, thời gian và sản phẩm mũi nhọn của chi nhánh là rất quan trọng. Hiện nay các ngân hàng có các chính sách lãi suất rất đa dạng với mức lãi suất và hạn mức cực kỳhấp dẫn. Chẳng hạn, năm 2020 Ngân hàng Sacombank cho vay mua nhà với lãi suất 11%/năm với hạn mức lên đến 100% nhu cầu vốn, ngân hàng Á Châu cho vay mua ô tô với lãi suất ưu đãi 7.5% với hạn mức lên đến 80% giá trị và thời hạn vay là 7 năm, Agribank đang triển khai rất nhiều sản phẩm phục vụ cho bà con nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp ví dụ như: cho vay lưu vụ, cho vay hỗtrợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay ưu đãi lãi suất, cho vay qua tổ vay vốn/tổ liên kết – tổ cho vay lưu động, cho vay phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh. Với lãi suất từ 11%-12%/ năm với hạn mức 100% nhu cầu vốn. Nhìn chung thì mỗi ngân hàng đều đềra cho mình những mục tiêu cũng như hướng phát triển riêng của mình với từng sản phẩm đặc trưng, DongA Bank thì nên phát triển theo hướng cho vay tín chấp với các hội phụ, hội hưu trí, các công đoàn xí nghiệp công nghiệp,… Các loại cho vay tiêu dùng này với nhu cầu vốn không quá cao, rủi ro, cũng như quy mô thị trường rộng và có tiềm năng phát triển lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.5. Giải pháp giảm nợ quá hạn, nợ xấu

Nâng cao hiệu quảkiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay

Kiểm tra, kiểm soát việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, giúp đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Công tác thẩm định là khâu quan trọng nhất trước khi cho vay, vì nếu nó được tiến hành một cách chính xác với chất lượng cao đảm bảo cho chi nhánh lựa chọn được những khoản tín dụng vừa được đảm bảo an toàn vừa đảm bảo việc sinh lời.

Để nâng cao chất lượng thẩm định cho vay cần nghiên cứu kỹ thông tin, dữ kiệu khách hàng cá nhân trước khi tiếp xúc với khách hàng, nghiên cứu lựa chọn khách hàng có lịch sửvay vốn tốt uy tín, tìm hiểu rõ mục đích vay vốn, khả năng đảm bảo các khoản vay đểcó chất lượng tín dụng tốt nhất.

Cán bộ cần phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề một cách chính xác, thường xuyên tổ chức kiểm tra chéo và kiểm tra bất nhờ các khách hàng để thông tin được chính xác, trung thực. Trong quá trình cho khách hàng vay, cán bộtín dụng phải thường xuyên theo dõi khách hàng trảnợ cho đến khi thanh lý hợp đồng, cần có biện pháp xửlý kịp thời với các khách hàng không trảnợ đúng hạn. Bên cạnh đó, cũng cần có các khoản trích dựphòng rủi ro, quản lý nợquá hạn, nợxấu.

- Trích dựphòng rủi ro, quản lý nợquá hạn, nợ xấu

Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng quy định và hợp lý đảm bảo chi nhánh luôn chủ động trong việc xử lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác quản lý các khoản nợ quá hạn, nợxấu đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng KHCN cho ngân hàng.

Trong công tác xử lý các khoản nợ quá hạn, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp xửlý cụthểcho từng đối tượng khách hàng cá nhân.

Lập ban thu hồi nợ quá hạn, phân công trách nhiệm cho những thành viên xử lý đối với từng khoản nợ cụthể. Phải phân tích chi tiết từng khách hàng, từng khoản nợ, lãi treo, đề ra phương án xử lý nợ cụ thể với từng đặc điểm của khách hàng cá nhân, tích cực bám sát khách hàng, những khoản nợ có khả năng xửlý nhanh phải

Trường Đại học Kinh tế Huế

ưu tiên nguồn lực để xử lý dứt điểm, tạo điều kiện và kinh nghiệm trong xử lý khoản nợtiếp theo.

Hiện nay, DongA Bank đang áp dụng 2 biện pháp rất tốt trong việc giảm nợ xấu, nợ quá hạn là trích dự phòng rủi ro và bảo hiểm rủi ro. Hai biện pháp này đã góp phần giảm nợxấu, nợquá hạn cho ngân hàng. Đối với khách hàng có nguồn thu nhưng cố tình không trả nợ, ngân hàng sẽ tiến hành khời kiện ra tòa án, phối hợp chặt chẽvới các cơ quan chức năng tổchức cưỡng chế, kê biên, phát mại tài sản thu hồi nợ theo quy định pháp luật và các điệu kiện đã ký kết.

3.2.6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Phân tích dựa trên cơ sở đội ngũ cán bộ hiện có, cơ cấu, sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiêm thực tế phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài. Hiện tại nguồn nhân lực tại chi nhánh khá trẻnên cần có các đượt tập huống huấn luyện, đào tại bồi dưỡng nâng cao trìnhđọ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghềnghiệp, năng lực quản lý điều hành, đặc biệt là công tác cho các cán bộ làm công tác tín dụng nói chung, tín dụng KHCN nói riêng … Từng bước nâng cao nguồn nhân lực của chi nhánh theo hướng vừa chuyên sâu, có khả năng canh tranh cao, có thái độ phục vụ khách hàng đúng mực, nhằm nâng cao dịch vụkhách hàng, tạo uy tín, đảm bảo khách hàng tin cậy và an toàn khi giao dịch với chi nhánh.

Cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên, nhất là đội ngũ làm công tác tín dụng. Đồng thời lập kếhoạch cửcán bộtrẻcó trình độ, năng lực đi đào tạo chuyên sâu làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai.

Khuyến khích vềvật chất, khen thưởng và động viên bằng tinh thần, gia tăng sự gần gũi của các cấp lãnh đạo của chi nhánh đối với cán bộnhân viên là rất quan trọng, tạo môi trường làm việc thân thiên nhiệt tình của cán bộ nhân viên. Chính sách đề bạt vào các vị trí lãnh đạo phải dựa trên năng lực thực sựcủa từng cán bộ nhân viên, nhằm tạo ra sựbìnhđẳng và khuyến khích tối đa khả năng làm việc của mỗi người.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Như vậy, cán bộ nhân viên tín dụng là một trong những yếu tố nâng cao chất lượng tín dụng cho vay KHCN, thu hút KHCN, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo dựng hìnhảnh thân thiện trong lòng khách hàng. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp quan trọng có giá trị trong hiện tại và tương lai của DongA Bank–CN TP Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế