• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải pháp nhằm ứng dụng hiệu quả thẻ điểm cân bằng tại công ty SCAVI Huế

PHẦN II: NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG SẢN

3.1. Giải pháp nhằm ứng dụng hiệu quả thẻ điểm cân bằng tại công ty SCAVI Huế

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT

có thểtự tin đểquyết định thực hiện và thúc đẩy được tiến độtriển khai BSC. Công ty cần tăng cường công tác đào tạo và phát triển cho đội ngũ lãnh đạo, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ nguồn nhằm giúp công ty có đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn, có khả năng thích ứng và làm chủsự thay đổi.Công ty nên thường xuyên tổchức các chương trìnhđào tạo vềBSC cũng như cho lãnhđạo đi tham quan học tậpở các tổ chức đã áp dụng thành công BSC để có thể đúc rút ra những kinh nghiệm và đem về áp dụng cho SCAVI.

3.1.3. Đảm bảo các nguồn lực để tiếp tục thực hiện BSC

Việc triển khai BSC không chỉ đơn giản là việc thiết lập được một hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu để quản lý và đánh giá hiệu quảhoạt động của tổchức, mà còn phải xây dựng một hệthống các chương trình, kếhoạch và phân bổ nguồn lực để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện về nguồn lực con người có trình độ, chuyên trách và trang bị đầy đủ kiến thức liên quan đến BSC và khả năng tài chính vững mạnh để thực hiện những tham vọng đãđược xây dựng thì việc triển khai BSC chỉdừng lại trên lý thuyết.

Đối với sựchuẩn bị về con người thì công ty cần thành lập bộphận chuyên trách vềBSC. Vì BSC là công cụcủa kếtoán quản trị nên đòi hỏi người trưởng ban phải am hiểu rất rõ vềkếtoán và hệthống các thước đo đánh giá kết quảhoạt động.Đây là một vấn đề rất quan trọng nên được áp dụng ngay. Bởi vì hiện tại mảng Scorecard của SCAVI chỉ có duy nhất 1 người đảm trách nhiệm vụnày, khó tránh khỏi những áp lực do khối lượng công việc lớn mang lại.

Bên cạnh đó, công ty có thểmời chuyên gia đã triển khai BSC thành công ở các công ty khác hoặc tư vấn viên đến hỗtrợ cho công ty trong bước đầu triển khai BSC.

3.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc thực hiện BSC

Thiết lập xong BSC và các chỉ số đo lường cốt lõi mới chỉ là bước đầu của việc triển khai BSC. Để có thể ứng dụng hiệu quả BSC trong việc đánh giá hiệu quảcủa tổ chức, cần phải thiết lập được một hệthống theo dõi, cập nhật các kết quảthực hiện. Sự hỗtrợ của hệthống công nghệthông tin hiện đại với các phần mềmứng dụng hiện đại

Trường Đại học Kinh tế Huế

sẽgiúp việc theo dõiđánh giá thuận tiện, chính xác và kịp thời. Do đó, công ty cần cải tiến phần mềm hệ thống công nghệ thông tin, nâng cấp hệthống nếu cần để đáp ứng tốt hơn việc hỗtrợ vềmặt công nghệ đối với việc chi tiết hóa sốliệu phục vụcho việc thống kê đầy đủ các thước đo nhanh chóng và dễ dàng. Đồng thời việc xác định chi phí cho việc thực hiện áp dụng BSC bao gồm chi phí nâng cấp hệthống, chi phí kiểm soát BSC và chi phí quản lý phát sinh nhằm đảm bảo về tài chính cho việc áp dụng BSC có hiệu quảcũng là những vấn đềcần triển khai.

3.1.5. Thiết lập được một hệ thống lương, thưởng dựa trên thành tích, nỗ lực của mỗi cá nhân và cả bộ phận

Một hệ thống đãi ngộ (lương, thưởng) dựa trên thành tích là nhân tố quan trọng để triển khai thành công BSC trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp áp dụng thành công BSC đều gắn kết quy trình quản trị thành tích với BSC. Trong quá trình thiết lập mục tiêu, các mục tiêu của các tổ đội và cá nhân, đặc biệt là của đội ngũ quản lý, phải bao gồm hoặc gắn kết với các mục tiêu trong BSC. Cơ chế lương, thưởng được điều chỉnh theo hướng việc tăng lương, phân bổ tiền thưởng dựa trên mức độ hoàn thành các mục tiêu cá nhân và tổ đội. Tỷlệthu nhập biến đổi (tiền lương và tiền thưởng) phụ thuộc vào tính chất công việc và trách nhiệm của họ đổi với các mục tiêu chiến lược.

Tỷlệ tối thiểu có thể mang tính khuyến khích là 20%. Đối với quản lý hoặc bộ phận chịu trách nhiệm chính với các mục tiêu chiến lược, tỷlệbiến đổi sẽlớn hơn. Một hệ thống đãi ngộ dựa trên thành tích là công cụ vô cùng quan trọng để hướng sựnỗ lực của các tổ đội và nhân viên vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược.

3.1.6. Cụ thể hóa chiến lược thành các mục tiêu dựa trên bốn khía cạnh: tài chính, quy trình hoạt động nội bộ, đào tạo phát triển và khách hàng

Công ty có thể sử dụng các mục tiêu và thước đo trong phần vận dụng BSC để đánh giáhoạt động của công ty đãđề cậpở chương2.

3.1.7. Kêu gọi sự tham gia thực hiện BSC của các cán bộ công nhân viên trong công ty

Chiến lược của công ty không thểthành công nếu không có sựcam kết thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

của toàn thểCBCNV. Từng bộphận sẽ đảm nhiệm việc thu thập và nhập sốliệu đúng và chínhxác để việc tính toán các thước đo được tiến hành một cách nhanh chóng khi cần. Nhân viên trong công ty ngày càng hiểu rõ các chỉ tiêu đo lường thì sẽ định hướng được hành động phù hợp đểcác chỉ tiêu luôn được thực hiện theo đúng định hướng mà BSC đã vạch ra, đồng thời các chỉ tiêu sẽ được cải thiện một cách có ý thức bởi từng cá nhân và tập thểtrong công ty.

3.1.8. Theo dõi sát sao tình hình thực hiện BSC và đánh giá các kết quả đạt được được cũng như các vấn đề còn thiếu sót

Trong thời gian đầu triển khai chiến lược và áp dụng BSC để đo lường kết quả hoạt động, những hành vi bất thường có thểxảy ra. Có thểnhững thước đo bịhiểu sai hoặc việc truyền đạt thông tin đến toàn thể nhân viên không chính xác vì phải thông qua nhiều cấp hoặc báo cáo không phù hợp, các thước đo chưa đánh giá được mục tiêu. Vì vậy bộphận BSC và ban giám đốc phải luôn theo sát, nắm bắt tình hình thực hiện BSC để kịp thời xem xét, điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp. Công tác kiểm tra đánh giá phải thực hiện liên tục và nghiêm túc.

Vào cuối mỗi kỳ, Ban giám đốc cần có buổi tổng kết đánh giá quá trình triển khai chiến lược và thực hiện BSC trước toàn thể nhân viên để thấy được những bước tiến của công ty trên con đường thực hiện chiến lược, tuyên dương các nhân viên đã tích cực tham gia thực hiện tốt chiến lược đồng thời rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai tốt hơn cho những năm sau.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn từ góc