• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số giải pháp phát triển E – learning trong giảng dạy tại một số trường đại học ở Việt Nam

E – LEARNING TRONG GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

3. Một số giải pháp phát triển E – learning trong giảng dạy tại một số trường đại học ở Việt Nam

Để phát huy những ưu điểm của E – learning và khắc phục những khó khăn, tác giả đưa ra một số giải pháp kiến nghị sau:

Một là, Tập huấn, bồi dưỡng năng lực dạy học qua E-learning cho GV

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng năng lực dạy học qua E-learning, đảm bảo mỗi GV có thể thực hành và ứng dụng trong thực tiễn dạy học môn học của mình đảm nhiệm giảng dạy. Qua đó giúp giảng viên nâng cao năng lực thiết kế, sắp xếp, tổ chức, giám sát, đánh giá các hoạt động học tập, thể hiện ở các kỹ năng:

- ác định mục tiêu, nội dung cần phát triển cho người học;

- Thiết kế các hoạt động hướng dẫn học tập cụ thể trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông;

- Tổ chức cho SV thực hiện các nhiệm vụ học tập, hướng dẫn cách thức hoàn thành, đề ra yêu cầu về sản phẩm hoạt động;

- Tổ chức tương tác thường xuyên giữa GV–SV, SV–SV thông qua diễn đàn trực tuyến, e-mail;

- Sử dụng các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông giám sát, hỗ trợ thường xuyên trong quá trình SV thực hiện nhiệm vụ học tập;

- Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập với tiêu chí cụ thể;

- Nhận xét, đánh giá kết quả tự họccủa SV;

- Rút kinh nghiệm thường xuyên, cải tiến việc tổ chức hoạt động, đảm bảo năng lực tự học được tạo điều kiện phát triển tốt nhất…

Hai là, Tập huấn, bồi dưỡng năng lực tự học qua E-learning cho SV

SV vừa là đối tượng, vừa là chủ thể tự phát triển. Các hoạt động của SV giữ vai trò quyết định đến sự phát triển năng lực tự học ở bản thân họ, do đó tính tự giác, tích cực, chủ động luôn phải được người học phát huy cao độ. Điều đó thể hiện trong các nội dung:

- Nhận nhiệm vụ, nghiên cứu yêu cầu học tập đề ra từ GV, xác định những cái đã biết, cái chưa biết để đề ra phương hướng giải quyết;

- Lên kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ tự học, tìm kiếm tài liệu in hoặc các tài liệu điện tử có sẵn trong dữ liệu học tập trực tuyến hay các website khác;

- Thường xuyên tham gia hệ thống học tập trực tuyến để trao đổi, chia sẻ với GV và các thành viên khác về nội dung học tập;

- Chuyển sản phẩm học tập của mình vào kho dữ liệu điện tử;

- Tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả học tập của mình và SV khác trên cơ sở các câu hỏi, bài tập tự kiểm tra, đánh giá có sẵn.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy một trong những khó khăn của SV trong học tập với E-learning là khả năng sử dụng công nghệ chưa tốt. Hạn chế này gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiếp cận các hỗ trợ từ GV thông qua hệ thống các phương tiện công nghệ, đặc biệt là website. Biện pháp cần thiết là nhà trường,GV phải

dành thời gian tập huấn SV sử dụng website sau khi chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất và con người trong phát triển năng lực tự học qua E-learning. Tập huấn cho SV tập trung vào hướng dẫn cụ thể cách thức khai thác hiệu quả website tự học và tổ chức thực hành.

Ba là, Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về E-learning phù hợp với thực tiễn đối vởi đội ngũ giáo viên, sinh viên, trường đại học, người lao động, doanh nghiệp tham gia đào tạo; hoàn thiện các cơ chế chính sách về phân bổ và sử dụng tài chính trong lĩnh vực giáo dục. Đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí, đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm sử dụng công nghệ mới cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại nhất như có phương pháp, kỹ năng, khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học, thiết kế bài giảng điện tò đạt chất lượng tốt, có khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và quan trọng hơn cả là có năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học.

Trong môi trường 4.0, phương pháp đào tạo cần phải thay đổi căn bản trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và truyền đạt bài giảng. Cùng với đó là sự đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra theo hướng đáp ứng năng lực làm việc và tính sáng tạo của sinh viên.

Bốn là, Nhà nước và các trường đại học cần đầu tư cơ sở kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của CMCN 4.0 như: đường truyền Internet tốc độ cao, điện toán đám mây, máy tính, mạng nội bộ, phần mềm trí tuệ nhân tạo, phần mềm phục vụ E-learning, website, thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến, phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hoá, hệ thống thiết bị ảo mô phỏng, thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy học thuật và các phần mềm ảo mô phỏng thiết bị dạy học thực tế.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đào tạo. Hướng dẫn nline hóa nhà trường học bao gồm cả nline về dạy học và nline về quản lý, điều hành tác nghiệp và hỗ trợ giảng viên, sinh viên.

Kết luận:

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo dục - đào tạo. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục – đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Hơn nữa, việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời. E-Learning chính là một trong những phương pháp giảng dạy tiếp cận gần nhất với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự ra đời của E-Learning như là một hình thức học tập mới đã mang đến cho người học một môi trường học tập hiệu quả với tinh thần tự giác và tích cực. Phương pháp giảng dạy này đã được nhiều trường đại học ở Việt Nam áp dụng, tuy nhiên còn gặp phải những khó khăn, vì vậy, cần có những giải pháp hiệu quả để triển khai rộng rãi phương pháp giảng dạy này đáp ứng xu thế mới của thời đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị 55/2008/CTBGDĐT “Về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012”.

2. Horton, W., Horton, K.: E-learning tools andtechnologies. Indianapolis: Wiley, (2003).

3. Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2011), E-learning vàứng dụng trong dạy và học.

Trường Đại học Sưphạm Hà Nội.

4. Trịnh Văn Biều (2012), Một số vấn đề về đào tạo trựctuyến (e-learning), Tạp chí hoa học ĐHSPTPHCM.

5. Trung tâm Thông tin thư viện – Viện khoa học Giáo dục Việt Nam (2017), Thông tin chuyên đề: Giáo dục Việt nam trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

6. https://vi.wikipedia.org/wiki/cach_mang_cong_nghiep

7. http://huc.edu.vn/e-learning-phuong-phap-day-va-hoc-hieu-qua-trong-thoi-dai-cong-nghe-so-1457-vi.htm

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CHO ĐÀO

Đề cương

Tài liệu liên quan