• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái quát về tình hình lao động Việt Nam hiện nay

LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA

2. Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

2.1. Khái quát về tình hình lao động Việt Nam hiện nay

Việt Nam hiện là quốc gia sở hữu lực lượng lao động dồi dào với gần 55 triệu lao động. Đại bộ phận lao động của chúng ta là lao động trẻ. Lực lượng lao động nằm trong độ tuổi từ 15 đến 49 hiện chiếm trên 73% lực lượng lao động, trong đó lao động từ 15 đến 24 tuổi chiếm gần 14% và lao động từ 25 đến 49 tuổi chiếm 60% (xem bảng 1). Cơ cấu lao động Việt Nam hiện vẫn đang ở trong thời kỳ dân số vàng và chúng ta vẫn được xem là quốc gia đang có lợi thế về số lượng lao động. Tuy nhiên chúng ta đang mất dần đi lợi thế này khi chuẩn bị bước vào thời kỳ già hoá dân số. Lao động từ 50 tuổi trở lên đang bắt đầu tăng nhanh từ mức 12,4% vào năm 2000 lên gấp hơn 2 lần, 26,7% vào năm 2017. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hoá dân số trong khoảng 15 đến 20 năm nữa. hi không có lợi thế về số lượng lao động nữa, chúng ta phải dựa vào chất lượng của lao động.

Bảng 1: Lực lượng lao động Việt Nam qua các năm phân theo nhóm tuổi

Cơ cấu(%)

Năm

Tổng số (nghìn

người) 15 - 24 25 - 49 50+ 15 - 24 25 - 49 50+

2000 38.545,4 8.289,1 25.474,1 4.782,2 21,5 66,1 12,4 2002 40.716,0 8.776,8 26.783,9 5.155,3 21,6 65,7 12,7 2004 43.008,9 9.060,6 27.236,0 6.712,3 21,1 63,3 15,6 2006 46.238,7 9.727,4 29.447,7 7.063,6 21,0 63,7 15,3 2008 48.209,6 8.734,3 29.973,4 9.501,9 18,1 62,2 19,7 2010 50.392,9 9.245,4 30.939,2 10.208,3 18,3 61,4 20,3 2012 52.348,0 7.887,8 32.014,5 12.445,7 15,1 61,1 23,8 2014 53.748,0 7.585,2 32.081,0 14.081,8 14,1 59,7 26,2 2016 54.445,3 7.510,6 32.418,3 14.516,4 13,8 59,5 26,7 Sơ bộ

2017 54.823,8 7.581,1 32.599,2 14.643,5 13,8 59,5

26,7 Nguồn: GSO

Bảng 2: Lực lượng lao động Việt Nam phân theo giới tính và phân theo thành thị và nông thôn

Tổng số Nam Nữ Thành

thị

Nông thôn 2005 42.774,9 21.926,4 20.848,5 10.689,1 32.085,8 2010 49.048,5 25.305,9 23.742,6 13.531,4 35.517,1 2015 52.840,0 27.216,7 25.623,3 16.374,8 36.465,2 2016 53.302,8 27.442,8 25.860,0 16.923,6 36.379,2 Sơ bộ

2017 53.703,4 27.813,7 25.889,7 17.116,7 36.586,7 Tỷ lệ

(%) Tổng số Nam Nữ Thành

thị

Nông thôn

2005 100 51,3 48,7 25,0 75,0

2010 100 51,6 48,4 27,6 72,4

2015 100 51,5 48,5 31,0 69,0

2016 100 51,5 48,5 31,7 68,3

Sơ bộ

2017 100 51,8 48,2 31,9 68,1

Nguồn: GSO Cơ cấu lao động về giới của Việt Nam hiện nay khá cân bằng với khoảng 48% lao động nữ và 52% lao động là nam giới. Lao động làm việc ở khu vực nông thôn có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trên tổng số lao động, từ 75% trên tổng số lao động vào năm 2005 xuống còn 68,1% vào năm 2017 (xem bảng 2).

Hình 2: Cơ cấu lao động hiện đang làm việc phân theo ngành kinh tế năm 2005 và năm 2017

Nguồn: minh hoạ của tác giả dựa trên số liệu của GSO Nếu nhìn vào bảng 3 và hình 2 có thể thấy đại bộ phận lao động Việt Nam làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Cơ cấu chuyển dịch lao động theo ngành diễn ra rất chậm. Cụ thể là năm 2005, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng, dịch vụ lần lượt là 55,1%, 17,6% và 27,1%. Tính đến năm 2017, tức là sau 12 năm; mặc dù đã có sự chuyển dịch lao động lao động sang khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch vụ (lao động trong hai ngành này tăng lên tương ứng 25,7% và 34,1% trên tổng số lao động Việt Nam) nhưng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn ở mức cao 40,2%.

Bảng 4: tỷ lệ (%) lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo của Việt Nam

Nguồn: GSO Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của chúng ta đạt thấp và chậm được cải thiện theo thời gian. Năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tào chiếm 14,8% trên tổng số lao động.

Tính đến thời điểm năm 2016, ước tính cũng mới chỉ có trên 20% lao động đã qua đào tạo (xem bảng 4). Bên cạnh đó có sự mất cân đối nhất định trong cơ cấu đào tạo, trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo trình độ đại học trở lên tăng nhanh hơn so với các loại hình đạo khác (lao động qua đào tạo có trình độ đại học trở lên tăng nhanh từ 5,5% vào năm 2009 lên 9% vào năm 2016) trong khi số lao động được đào tào dưới hình thức dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng tăng chậm hoặc tăng không đáng kể (lao động được đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề tương ứng từ 1,5%, 2,7%

và 4,8% vào năm 2009 lên 2,7%, 3,9% và 5% vào năm 2006). Sự mất cân đối không những xảy ra đối với cơ cấu đào tạo mà còn tồn tại sự mất cân đối trong hệ thống các trường đào tạo, mất cân đối về ngành nghề1. Nguồn nhân lực không được đào tạo tốt và bố trí hợp lý khiến cho lao động không thể phát huy được hết vai trò và tiềm năng của nó phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việt Nam hiện đang ở trong cảnh vừa thừa vừa thiếu lao động, thừa lao động có tay nghề thấp nhưng lại thiếu lao động lành nghề.2 Trong một báo cáo của mình, World Bank đã chỉ ra, hiện các doanh nghiệp gặp phải khó khăn rất lớn trong việc tuyển dụng lao động do lao động không có đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết và do sự thiếu hụt lao động ở một số ngành nghề (WB, 2013). Các doanh nghiệp cũng đồng thuận về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự yếu kém của lao động Việt Nam là do hệ thống giáo dục và đào tạo. Hiện nay cũng như trong thời gian tới, doanh nghiệp có nhu cầu cao đối với người lao động có những kỹ năng tổng hợp về cả tay nghề, nhận thức và hành vi, đặc biệt là các kỹ năng như giao tiếp, teamwork, giải quyết vấn đề-nhưng những kỹ năng hiện lao động Việt Nam đang rất yếu.

Vì lao động chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp và ở nông thôn nên tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thuộc hàng thấp nhất Đông Nam Á và thế giới nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại khá cao do tính chất mùa vụ của nghề nông. Đây cũng là lí do khiến tỷ lệ thất

1 https://baomoi.com/co-cau-nen-giao-duc-dao-tao-mat-can-doi-nghiem-trong/c/6190777.epi

2 http://daidoanket.vn/xa-hoi/lao-dong-lanh-nghe-vua-thua-vua-thieu-tintuc103206

nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn so với ở nông thôn nhưng tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn lại cao hơn so với thành thị (xem bảng 5). Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đã giảm theo thời gian. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung và tỷ lệ thiếu việc làm chung giảm tương ứng từ mức 2,38% và 4,65% năm 2008 xuống còn 2,24 % và 3,18%.

Bảng 5: Thất nghiệp của Việt Nam qua các năm phân theo thành thị và nông thôn

Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn Sơ bộ

2017 2,24 3,18 1,78 1,62 0,82 2,03

2016 2,30 3,23 1,84 1,66 0,73 2,12

2014 2,10 3,40 1,49 2,35 1,20 2,90

2012 1,96 3,21 1,39 2,74 1,56 3,27

2010 2,88 4,29 2,30 3,57 1,82 4,26

2008 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10

Nguồn: GSO

Hình 3: Thất nghiệp phân theo trình độ, phân theo thành thị - nông thôn và thất nghiệp của thanh niên trong năm 2017 và hai quý đầu năm 2018

Nguồn: GSO Đáng chú ý là thất nghiệp của nhóm lao động trẻ, đặc biệt là thanh niên từ 15 đến 24 tuổi và nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là rất cao (Hình 3). Tỷ lệ thất nghiệp của bộ phận thanh niên hiện ở mức trên 7% so với mức thất nghiệp chung là 2,47%, cao gấp gần 3 lần. Số người thất nghiệp có trình độ đại học hiện ở mức 126 nghìn người (tại thời điểm quý 2 năm 2018), bằng tổng số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng và trung cấp. Điều này phản ánh chất lượng của giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học còn chưa tương xứng với nhu cầu sử dụng của các nhà tuyển dụng khi mà lao động được đào tạo đại học – vốn được xem là những người có trình độ cao lại không thể tìm được việc làm. Bên cạnh đó, nó cũng phản ánh sự bất hợp lí của cơ cấu đào tạo với đào tạo sự phát triển tràn lan của giáo dục đại học những năm gần đây.

Do lao động chủ yếu làm việc ở khu vực nông thôn trong ngành nông nghiệp cộng với trình độ lao động thấp nên năng suất lao động của Việt Nam đạt thấp. Từ số liệu mới nhất của Tổng cục thống kê (bảng 6) có thể thấy rằng năng suất trung bình của Việt Nam tính đến thời điểm năm 2017 mới chỉ ước đạt 93,2 triệu đồng (số liệu chưa điều chỉnh theo giá so sánh của năm 2010). Năng suất của lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt thấp kỷ lục, chỉ ở mức 35,6 triệu đồng (năm 2017), bằng gần 1/3 so với năng suất lao động bình quân của tất cả các nhóm ngành.

Bảng 6: Năng suất lao động theo ngành kinh tế qua các năm

2005 2010 2015 2016 Sơ bộ 2017

TỔNG SỐ 21,4 44,0 79,4 84,5 93,2

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 7,5 16,3 30,6 32,9 35,6

Khai khoáng 346,6 742,2 1.695,6 1.548,5 1.775,4

Công nghiệp chế biến, chế tạo 34,2 42,0 71,0 72,4 82,4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hòa không khí 220,0 504,8 1.146,6 1.190,5 1.403,8 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý

rác thải, nước thải 37,3 94,6 179,9 171,2 193,9

ây dựng 26,9 42,7 66,5 66,5 71,3

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,

xe máy và xe có động cơ khác 24,3 31,1 63,4 70,2 77,6

Vận tải, kho bãi 21,7 43,8 71,9 74,8 76,0

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 35,6 45,5 63,7 69,0 77,1

Thông tin và truyền thông 66,0 77,3 87,0 92,9 101,4

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo

hiểm 257,3 457,8 631,1 660,7 712,4

Hoạt động kinh doanh bất động sản 3.232,2 1.300,0 1.284,7 1.273,9 1.061,0 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ 82,0 128,8 220,7 236,9 255,8

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 32,3 42,5 56,6 60,8 60,4 Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức

chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an

ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc 13,7 35,2 66,9 73,7 79,6

Giáo dục và đào tạo 21,4 30,0 72,1 81,4 87,5

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 35,0 53,4 133,8 170,5 246,7 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 76,9 62,8 84,6 88,9 104,9

Hoạt động dịch vụ khác 17,9 50,0 90,0 94,7 102,1

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm, vật chất và

dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình 7,5 15,0 35,9 37,3 41,2 Nguồn: GSO Đặc biệt, nếu điều chỉnh theo giá so sánh của năm 2010 thì thực tế thu nhập của người lao động còn thấp hơn nữa với năng suất trung bình chỉ rơi vào khoảng 54 triệu đồng tức là khoảng 2400 USD, thấp hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân đầu người của nhiều nước trong khu vực SE N. Theo đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện thua Lào, Phillipines bằng khoảng 1/3 so với Thái Lan và chưa đến 1/20 so với thu nhập bình quân đầu người của Singapore (xem hình 4).

Hình 4: GDP bình quân đầu người của Việt Nam và các nước Asean

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ, http://ndh.vn/tu-gdp-dau-nguoi-2-385-usd-khat-vong-quoc-gia-thinh-vuong-20180226114113994p145c151.news Đáng chú ý, năng suất cũng như thu nhập bình quân của người lao động tăng rất cao ở một số ngành như công nghiệp khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí – những ngành công nghiệp liên quan nhiều đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản nhưng lại rất thấp ngành công nghiệp chế biến chế tạo – vốn nên đóng vai trò trọng tâm chiến lược công nghiệp hoá của một quốc gia đang phát triển (bảng 6).

Như vậy có thể khẳng định rằng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp thấp phản ánh số lượng công việc được tạo ra là khá đầy đủ nhưng chất lượng của công việc lại chưa cao. Và trình độ và kỹ năng của đa phần lao động ở mức thấp là lí do khiến thu nhập của người lao động thấp.

2.2. Những cơ hội và thách thức đặt ra cho lao động Việt Nam trong bối cảnh cách

Đề cương

Tài liệu liên quan