• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải pháp 4.0 giúp cải thiện khoảng cách dịch vụ cho DN logistics Việt Nam a. Công nghệ Blockchain

BÀN VỀ ỨNG DỤNG 4.0 TRONG TỐI ƯU HOÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS DỰA TRÊN MÔ HÌNH GAP

5. Giải pháp 4.0 giúp cải thiện khoảng cách dịch vụ cho DN logistics Việt Nam a. Công nghệ Blockchain

khác là do thiếu độ tin cậy xuyên suốt trong chuỗi cung ứng kết nối Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Nhiều tập đoàn logistics lớn trên thế giới đang từng bước xâm nhập vào thị trường nước ta bằng việc cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ logistics cùng với các lợi thế về tiềm lực tài chính và hệ thống thông tin hiện đại. Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ thực hiện được một phần trong chuỗi các hoạt động logistics, dịch vụ mang lại còn đơn lẻ, chưa có sự liên kết, tích hợp. Ngoài ra, cũng từ hạn chế trong tài nguyên vốn và năng lực cạnh tranh đã được đề cập ở G P3, điều này làm cho xuất hiện khoảng cách khá lớn giữa chất lượng dịch vụ được kỳ vọng và thực tế.

d. GAP 4 – Khoảng cách trong truyền đạt:

Có thế thấy, một số lượng không hề nhỏ các doanh nghiệp logistics nội địa cung cấp dịch vụ giao nhận chạy đua về giá, nhưng lại không đảm bảo được chất lượng đã cam kết dẫn đến việc giao hàng không đúng tiến độ, chất lượng, làm giảm niềm tin của khách hàng, thậm chí có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của H khi lựa chọn bất kỳ một DN logistics nội địa nào.

G P4 còn thể hiện ở hệ thống giám sát hàng hoá của DN không chính xác theo thời gian thực, dẫn tới trường hợp thông tin gửi đến khách hàng là một đằng, thực tế là một nẻo.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, cho hay vấn nạn "chi phí đen", "chi phí ngầm" đang diễn ra phổ biến càng khiến cho doanh nghiệp vận tải và doanh nghệp logistics kém sức cạnh tranh, làm ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển, giá, chất lượng dịch vụ và độ tin cậy dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng kém hơn. Những chi phí phát sinh này còn làm cho G P4 càng rộng vì không lường trước được chi phí ngầm, tạo ra sự bất nhất trong giao tiếp với H.

e. GAP 5 – Khoảng cách trong kỳ vọng khách hàng:

hi các DN đưa ra quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp DV logistics, họ thường dựa vào kinh nghiệm đã sử dụng các dịch vụ logistics ở nước ngoài. hi H chọn sử dụng DV của một DN nội địa, tự bản thân khách hàng đã đặt ra những kỳ vọng quá cao áp lên DN nội địa. Tuy vậy, với thực trạng hạ tầng logistics trong nước vẫn còn nhiều bất cập, ví dụ như hạ tầng giao thông (bến cảng, kho bãi, đường xá… ) đang là vấn đề gây cản trở cho DN logistics, làm cho giá thành dịch vụ này tại Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực. Các chính sách kiểm soát tải trọng, hạn chế tốc độ đưa ra đã "làm khó" doanh nghiệp. Chưa kể, những hạn chế về hạ tầng pháp lý, như thủ tục thông quan điện tử hiện cũng đang "có vấn đề" khi cơ quan này áp dụng phần mềm thông quan tự động mới, song còn rất nhiều những văn bản pháp luật trước đó chưa thay đổi, như vấn đề giám sát… đã làm thông quan điện tử chậm lại, ảnh hưởng đến hoạt động logistics.

Những vấn nạn này nằm ngoài tầm kiểm soát của DN, nhưng khách hàng đôi khi lại không hiểu rõ và đánh giá thiếu công bằng về chất lượng DV của DN.

5. Giải pháp 4.0 giúp cải thiện khoảng cách dịch vụ cho DN logistics Việt Nam

Graphene được sơn 2-D, có thể dễ dàng đọc bằng điện thoại thông minh, hoặc các số series. hi các mặt hàng di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng – từ nguyên liệu, đến các linh kiện, hàng lắp ráp, đến thành phẩm, đến phân phối khách hàng cuối cùng – những thẻ này có thể được theo dõi để xác định xuất xứ và tính xác thực. Ngoài ra, Blockchain còn tích hợp sổ cái giúp mọi người có thể tìm ra từng sản phẩm với tận nguồn gốc của nguyên vật liệu được sử dụng. Dữ liệu quan trọng có thể được cập nhật theo thời gian thực làm giảm nhu cầu đối chiếu với hồ sơ nội bộ của mỗi bên và cho phép mỗi bên trong hệ thống mạng lưới cung ứng có được khả năng hiển thị chi tiết về các di chuyển và tình trạng của sản phẩm. Cụ thể như, FedEx tin rằng sử dụng Blockchain giúp cơ sở dữ liệu của họ cung cấp một bản ghi duy nhất, an toàn và minh bạch về thông tin lô hàng, cho phép khách hàng và nhà cung cấp kiểm tra, thay đổi, giám sát được mọi thông tin của hàng hóa mọi lúc với sự cho phép (Huỳnh và các cộng sự, 2018). Hiện nay tại Việt Nam, Infinity Blockchain Lab là nhà cung cấp giải pháp blockchain với chi phí khá hợp lý mà DN có thể tham khảo.

=> G P 2, 3, 4 được giải quyết!

Nguồn: Gosmartlog.com (2018) Hình 3: Ứng dụng Blockchain trong Logistics

b. Tiền mã hoá (Cryptocurrency)

Cryptocurrency (tiền mã hoá) là một giao thức mật mã hay một hệ thống mã hoá phức tạp dùng để chuyển hoá dữ liệu nhạy cảm nhằm bảo tồn giá trị của các đơn vị trao đổi, khiến cấu trúc của nó không thể bị phá vỡ từ đó ngăn ngừa tình trạng giả mạo hay

gian lận. Giao thức này cũng che dấu thông tin chi tiết giao dịch của người sử dụng Cryptocurrency.

Các loại tiền Cryptocurrency vừa mở rộng địa hạt của mình sang việc thanh toán chi phí Container. Theo Vilas, vận tải trên nền tảng trực tuyến 45HC.C M vừa trở thành công ty vận tải đầu tiên chấp nhận hình thức thanh toán bằng tiền điện tử cho việc vận chuyển hàng hoá bằng Container. Theo đó, đồng C là mệnh giá được công nhận khi thanh toán cho dịch vụ vận chuyển hàng hoá của công ty.

Việc áp dụng đồng tiền ảo giúp tránh được nạn chi phí ngầm, giải quyết được bài toán khoảng cách giữa dịch vụ thực tế và lời hứa từ doanh nghiệp.

=> G P 4 được giải quyết!

c. Dữ liệu lớn (Big Data) và Điện toán đám mây (cloud computing)

Ngành logistics là ngành liên quan tới vận tải, xuất nhập khẩu, hải quan, sản xuất và cung ứng,... nên có rất nhiều khâu cần quản lý như các hàng hóa xuất khẩu, phương thức vận tải, các giao dịch, tình hình nhập xuất của kho bãi,... mỗi mảng này đều chứa rất nhiều thông tin, dữ liệu quan trọng chính vì vậy các thiết bị bộ nhớ vật lý không thể đủ để có thể chứa hết những thông tin này. Sử dụng Dữ liệu lớn và Điện toán đám mây chính là cứu tinh của logistics nói riêng và các ngành khác nói chung. UPS sử dụng các công nghệ trên để nắm bắt được các dữ liệu quan trọng như tuyến đường nào thông thoáng nhất, ít đèn giao thông nhất, giới hạn tốc độ cao nhất, hay đơn giản là ngắn nhất. Công nghệ viễn thông đường dài và các thuật toán cao cấp giúp đội vận chuyển của UPS tìm ra hành trình tối ưu, giảm thời gian dừng xe và tiến hành bảo dưỡng có dự đoán (Libied, 2017).

Trong khi điện toán đám mây giúp giảm chi phí cơ sở hạ tầng, có khả năng mở rộng và phục hồi nguồn tài nguyên nhằm giúp quản lý vận chuyển, triển khai ở kho và thực hiện vận chuyển, thì Dữ liệu lớn hỗ trợ DN thu thập được đánh giá phản hồi của khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Điển hình như trên mạng xã hội và trên các diễn đàn thảo luận, mọi người dưới những tài khoản ẩn danh thường rất cởi mở chia sẻ kinh nghiệm dịch vụ mà họ đã sử dụng. Các kỹ thuật phân tích Big Data như Text mining và Semantic analytics còn cho phép tự động hoá thu thập thông tin về nguyện vọng tình cảm của khách hàng từ các kho văn bản và audio.

=> G P 1 và 2 được giải quyết!

d. Internet kết nối vạn vật (IoT)

Internet vạn vật (IoT) cung cấp vô số cách cho các nhà quản lý chuỗi cung ứng để đạt được hiệu quả. Áp dụng cho nhiều thiết bị, từ pallet đến xe tải sẽ có cảm biến để truyền tải trạng thái và dữ liệu về hiệu suất. Các thiết bị và đồ vật được trang bị cảm biến, thẻ RFID, nhãn có hỗ trợ wifi và ăng-ten có thể gửi thông tin về vị trí của chúng, điều kiện thời tiết và các biến khác về các hệ thống được lưu trữ an toàn trong đám mây. IoT có thể được tích hợp trong kho bãi thông qua các cảm biến cài đặt tại các kệ, hàng hóa.

Thông tin về vị trí, tình trạng đơn hàng, khối lượng sẽ được cập nhật theo thời gian thực từ các pallet (tấm kê hàng), gửi tới hệ thống quản lý kho bãi (WMS), giúp giảm nhẹ các công việc tiêu tốn nhiều thời gian như kiểm đếm. Các máy quay gắn ở cổng có thể được dùng để phát hiện các hỏng hóc, theo dõi lỗi hàng, hay thậm chí là giám sát an ninh và phòng chống cháy nổ. Sau đó, hệ thống phân tích tiên tiến sử dụng các dữ liệu này để tìm ra các xu hướng chung, từ đó cải tiến hiệu suất và giảm chi phí.

Một trường hợp khác sử dụng IoT khác chính là khả năng cho phép giao hàng linh hoạt. hách hàng của DHL tại một số khu vực có thể dễ dàng thay đổi địa chỉ nhận hàng khi đã đặt hàng trước đó thông qua các bưu kiện được gắn thẻ. Ứng dụng này còn có thể dựa vào lịch sử dùng điện thoại di động của khách hàng đặt hàng để dự báo vị trí giao hàng dự kiến thuận tiện nhất cho khách hàng; đồng thời cũng giúp cắt giảm đến 70% chi phí hoạt động thông qua tuyến đường tối ưu hóa và giao hàng lần đầu thành công (DHL, 2015).

IoT cũng mang lại giải pháp tốt hơn trong việc quản lý đội xe giao hàng bằng cách tối ưu hóa thời gian trống của xe hoặc đưa ra các dự báo bảo trì xe tự động dựa trên các cập nhật từ cảm biến gắn trên xe. IoT đem tới một giải pháp giao hàng toàn diện cho người tiêu dùng thông qua năng lực giao hàng thông minh, ví dụ như trường hợp giao hàng tới tận cốp xe của khách hàng thông qua mã code mã hóa hoặc khóa thông minh của mazon. Gần đây, có một startup việt là công ty bivin đã phát triển được một thuật toán mới giúp chức năng track & trace dễ dàng hơn bao giờ hết.

=> G P 1, 2, 3, 4 được giải quyết!

e. Trí tuệ nhân tạo ( I)

Logistics có xu hướng trở thành một ngành công nghiệp bị phân mảnh. I là công nghệ phù hợp và thực tiễn nhất nhằm giúp tối ưu các lĩnh vực sau của logistics:

- ử lý và phân tích Big data: Nhiều công ty logistics vẫn dựa vào bảng tính và quản lý nhiều hệ thống đã lỗi thời và tất cả đều góp phần khiến họ phải vật lộn với big data. Công nghệ I sẽ đơn giản hóa và chuẩn hóa các phương pháp trao đổi dữ liệu theo thời gian thực (real-time data) cho toàn bộ vòng đời của lô hàng. Các nền tảng được xây dựng trên I có thể cung cấp một nguồn duy nhất của quản lý dữ liệu và lưu lượng dữ liệu trong khi cũng tự động hoá các quy trình kinh doanh thủ công và dư thừa. Ngoài ra, khả năng tự động nhập, lưu trữ và truy xuất thông tin qua tương tác bằng giọng nói, loại bỏ thời gian và sự phức tạp từ các nhiệm vụ yêu cầu nhập dữ liệu bằng tay hoặc tra cứu thông tin.

- Tư vấn thông minh: Các nền tảng I được tích hợp BI (business intelligence) và tư vấn chuyên nghiệp (consulting intelligent – CI) theo từng lĩnh vực cụ thể mang lại cái nhìn sâu sắc về khách hàng, nhà vận tải và hoạt động vận hành. Những trí tuệ ( I,BI,CI) khả thi này cho phép đưa ra nhiều quyết định dựa trên tình huống và kịch bản trong tất cả các đơn vị kinh doanh, các phòng ban và hệ thống một cách tập trung và gắn kết mà con người không thể làm được. Ví dụ như Chatbot được kích hoạt bằng trí tuệ nhân tạo hoạt động theo nguyên tắc bắt chước các cuộc hội thoại của con người nhằm đưa ra những tư vấn phù hợp và chia sẻ thông tin chính xác tới khách hàng, giúp tăng tương tác với H, hiểu họ tốt hơn và điều chỉnh dịch vụ cho phù hợp với họ hơn.

- Hành động thông minh, chủ động: Các nền tảng I cao cấp nhất không chỉ phân tích và đưa ra lời khuyên mà còn thực hiện dựa trên trí thông minh này. I sẽ thiết lập một tiêu chuẩn mới về năng lực cốt lõi trên tất cả các nền tảng công nghiệp truyền thống để tất cả chúng trở thành các hệ thống “chuyên gia” thông minh cho phép các tổ chức chủ động giải quyết các rủi ro, thực hiện hành động khắc phục và giảm thiểu sự chậm trễ trong vận hành. Ví dụ như UPS đã kết hợp chatbot I với chức năng UPS My Choice hay DHL với lexa cho phép khách hàng theo dõi việc giao hàng mà không cần sổ theo dõi.

=> G P 1, 2, 3, 4 được giải quyết!

hi các G P dần được cải thiện thu hẹp và xoá bỏ, G P5 cũng sẽ tự động triệt tiêu. Từ đó, DN logistics có thể hoàn toàn tự tin vào năng lực và CLDV của mình sẽ giữ chân được khách hàng.

Đề cương

Tài liệu liên quan