• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

1.2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu; phương pháp điều tra chọn mẫu; thống kê mô tả, kiểm định, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy bằng phần mềm SPSS.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, thống kê, quy nạp, vận dụng lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ và đảm bảo tính khoa học đối với các vấn đề luận văn đề cập.

Hình 1.3: Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Fiber VNN tại viễn thông Quảng Bình

C, Theo Ngô Thị Tú (năm 2017), “Năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet cáp quang Fiber VNN của VNPT Thừa Thiên Huế”. Mô hình đánh giá NLCT qua 6 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT: giá cước, uy tín thương hiệu, chất lượng dịch vụ, hệ thống phân phối, dịch vụ giá trị gia tăng, đội ngũ nhân viên. Qua đó, tác giả đã đưa ra được các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ internet cáp quang Fiber vnn của VNPT Thừa Thiên Huế

Sau khi có mô hình gồm 8 yếu tố, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính qua các bước thảo luận nhóm cùng với 2 chuyên gia và thảo luận riêng biệt với 3 khách hàng về các nhân tố cấu thành nên NLCT của Vinaphone TT Huế, từ ý kiến của các chuyên gia và những khách hàng thì tác giả đã loại đi 3 nhân tố còn giữ lại 5 nhân tố bao gồm: Năng lực tài chính; Năng lực tổ chức, quản lý; Nguồn lực vật chất công nghệ; Năng lực Marketing; Nguồn nhân lực. Lý do loại 3 nhân tố do 3 nhân tố đó nó chỉ phù hợp khi nghiên cứu về NLCT của cả tổng công ty VNPT trong điều kiện Việt Nam hội nhập, còn đối với riêng mạng di động Vinaphone thì nó lại không phù hợp.

Từ đó mô hình nghiên cứu sơ bộ như sau:

Hình 1.4: Mô hình đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động Vinaphone tại TT Huế

Năng lực cạnh tranh Năng lực tài

chính

Năng lực tổ chức, quản lý

Nguồn lực vật chất, công nghệ

Năng lực marketing

Nguồn nhân lực

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Nhân tố “Năng lực tài chính”

Theo Trần Thị Anh Thư(2012), năng lực tài chính của doanh nghiệp viễn thông là một trong những năng lực năng lực quan trọng nhất thể hiện năng lực cạnh tranh và thực hiện chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. “Một doanh nghiệp không thể chiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động.”

Năng lực tài chính là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán, thể hiện quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh. Nền tảng tài chính vững mạnh là điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các chiến lược phát triển trước mắt cũng lâu dài. Năng lực tài chính của một doanh nghiệp được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như: quy mô vốn, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời,..

Tổng hợp của các yếu tố trên sẽ tạo nên một cách đánh giá hoàn chỉnh về năng lực của doanh nghiệp và do vậy để có một năng lực tài chính tốt thì phải phát triển toàn diện các yếu tố này để có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

 Nhân tố “Năng lực tổ chức, quản lý”

Theo Trần Thị Anh Thư(2012), Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là nhân tố có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp viễn thông.

Doanh nghiệp có năng lực tổ chức, quản lý tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các dịch vụ của mình. Bộ máy quản lý làm việc có hiệu quả thì các vấn đề xảy ra được giải quyết nhanh chóng, giúp doanh nghiệp có thể thích nghi tốt với các thay đổi và đối mặt tốt với các khó khăn thách thức. Vì vậy, một doanh nghiệp có năng lực tổ chức quản lý tốt thì sẽ tăng năng lực cạnh tranh của so với các đối thủ trên thị trường. Năng lực tổ chức, quản lý được thể hiện qua các mặt sau:

- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: được thể hiện bằng những kiến thức cần thiết để quản lí và điều hành, thực hiện các công việc đối nội và đối ngoại của doanh nghiệp viễn thông. Trình độ của đội ngũ này không chỉ đơn thuần là trình độ

Trường Đại học Kinh tế Huế

vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý cần có tính chuyên nghiệp, tầm nhìn xa trông rộng, có óc quan sát, phân tích, nắm bắt cơ hội kinh doanh, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra.

- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu lực cao có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanh chóng, chính xác, mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp. Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp,... Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

 Nhân tố “Nguồn lực vật chất, công nghệ”

- Theo Trần Thị Anh Thư(2012) và Nguyễn Đức Tấn(2018), Năng lực vật chất, công nghệ quyết định sự khác biệt sản phẩm trên các phương diện chất lượng, thương hiệu và giá cả. Với những doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết công nghệ thì phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguồn lực vật chất, công nghệ được thể hiện qua:

- Trình độ trang thiết bị công nghệ: Trang thiết bị hiện đại, ít sự cố, ít lỗi khi cung cấp dịch vụ sẽ làm cho khách hàng an tâm sử dụng dịch vụ và nhờ vậy năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của doanh nghiệp được nâng cao.

- Khả năng đổi mới trang thiết bị, công nghệ: Đổi mới công nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược. Doanh nghiệp có khả năng đổi mới công nghệ để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đổi mới công nghệ cũng sẽ làm cho năng suất làm việc cao hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Nhân tố “Nguồn nhân lực”

Theo Nguyễn Đức Tấn(2018), Ngô Thị Tú(2017), “Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại.” Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức. Chất lượng nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp viễn thông được hiểu là khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên. Nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới, kỹ năng trong công việc cụ thể và năng suất của đội ngũ nhân viên.

Đây là những yếu tố then chốt mang lại sự thành công của các doanh nghiệp. Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó không thể hình thành trong một thời gian ngắn. Chất lượng của nhân viên có được nhờ việc tuyển dụng được người có đầy đủ phẩm chất, năng lực phù hợp với vị trí việc làm; doanh nghiệp có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phù hợp cũng như các chính sách khuyến khích, đãi ngộ nhân viên để họ có thể phát huy hết khả năng của mình trong doanh nghiệp để phục vụ khách hàng tốt hơn. Vì vậy, hoàn thiện và nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên được coi là một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh canh hữu hiệu và bền vững.

 Nhân tố “Năng lực marketing”

Theo Trần Thị Anh Thư(2012), “Marketing là chức năng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp” Vì vậy, năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được với những thay đổi của khách hàng cùng với đối thủ cạnh tranh. Năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện qua các thành phần sau:

- Chất lượng dịch vụ viễn thông di động của doanh nghiệp: Các sản phẩm của dịch vụ viễn thông di động cung cấp như hòa mạng, cuộc gọi…phải đáp ứng tốt như cầu khách hàng, mang đến cho khách hàng sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ

- Tính đa dạng của dịch vụ: Các dịch vụ phải được thiết kế đa dạng, phù hợp

Trường Đại học Kinh tế Huế

vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình.

- Chính sách giá cả và độ linh hoạt của giá cả: Bên cạnh việc cung cấp các gói dịch vụ có chất lượng và đang dạng, đáo ứng tốt nhu cầu khách hàng thì giá cả mà các dịch vụ này cung cấp cũng rất quan trọng trong việc quyết định năng lực Marketing của doanh nghiệp. Giá cả của các gói dịch vụ mà doanh nghiệp viễn thông di động cung cấp phải hợp lý và có tính cạnh tranh được với các đối thủ nếu như không muốn đối thủ cướp mất khách hàng khi họ cung cấp dịch vụ tương tự với giá rẻ hơn.

- Hoạt động truyền thông, quảng cáo bán hàng , khuyến mãi, bán hàng trực tiếp, tham gia hội chợ triển lãm và quan hệ công chúng

- Độ bao phủ của kênh phân phối: Tuy là dịch vụ có tính vô hình, sản phẩm không thể nhìn thấy nhưng các doanh nghiệp viễn thông di động cũng tổ chức kênh phân phối để cung cấp dịch vụ và kết hợp với chăm sóc khách hàng như cửa hàng trực tiếp, đại lý phổ thông, điểm bán, công tác viên, tổng đài…

- Năng lực phân phối: Năng lực phân phối thể hiện khả năng phân phối tốt nhất các dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông đến với khách hàng. Nếu doanh nghiệp có năng lực phân phối tốt thì khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Chăm sóc khách hàng: hoạt động bán hàng không chỉ dừng lại ngay sau khi khách hàng mua sản phẩm mà việc chăm sóc khách hàng sau bán hàng cực kỳ quan trọng để có thể giữ chân khách hàng và tạo nên sự hài lòng cho khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 1.2: Nguồn gốc của các biến quan sát

STT CÁC BIẾN QUAN SÁT NGUỒN GỐC CÁC BIẾN

QUAN SÁT I/Năng lực tài chính

1 Khả năng thanh toán Từ phương pháp chuyên gia

2 Chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu

Theo Trần Thị Anh Thư(2012) 3 Chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận

4 Hiệu quả sử dụng vốn

5 Khả năng cân đối nguồn vốn Theo Trần Thị Anh Thư(2012) II/ Năng lực tổ chức quản lý

6 Cán bộ quản lý có đầy đủ năng lực, phẩm chất để quản lý và điều hành doanh nghiệp

Theo Trần Thị Anh Thư(2012) 7 Cán bộ quản lý có khả năng quản trị, hoạch

định và thực hiện chiến lược

8 Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy được thực hiện rõ ràng,chuyên nghiệp

III/ Nguồn lực vật chất, công nghệ 9 Cơ sở vật chất hiện đại

Theo Trần Thị Anh Thư(2012) 10 Năng lực mạng lưới truyền dẫn

11 Sử dụng công nghệ tiên tiến trong cung cấp dịch vụ viễn thông di động

12 Cơ sở hạ tầng mạng

13 Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ

IV/ Năng lực marketing 14 Dịch vụ đa dạng

Theo Trần Thị Anh Thư(2012) 15 Chất lượng kết nối, đàm thoại

16 Giá cả các dịch vụ

17 Mạng lưới và năng lực phân phối (điểm bán hàng) cung cấp dịch vụ

18 Hoạt động chăm sóc khách hàng

19 Chương trình truyền thông và quảng bá tạo

được ấn tượng trong tâm trí khách hàng Từ phương pháp chuyên gia 20 Có nhiều chính sách quà tặng, khuyến mãi Theo Trần Thị Anh Thư(2012)

V/ Nguồn nhân lực 21 Năng lực chuyên môn của nhân viên

Theo Trần Thị Anh Thư(2012) 22 Thái độ và năng lực phục vụ khách hàng

của nhân viên

23 Số lượng nhân viên đáp ứng nhu cầu khách hàng

24 Nhân viên có sự gắn kết, hỗ trợ nhau trong

Nguyễn Đức Tấn(2018)

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày các cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động. Khoá luận đã phân tích lý luận về năng lực cạnh tranh bằng cách đưa ra các khái niệm liên quan như cạnh tranh, năng lực canh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động; phân tích đặc điểm hoạt động cạnh tranh; nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động, các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động như đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp viễn thông,…Từ các mô hình nghiên cứu tham khảo kết hợp với phương pháp chuyên gia, Tác giả cũng đã đề xuất mô hình các yếu tố cấu thành nên NLCT của Vinaphone TT Huế gồm: năng lực tổ chức quản lý, năng lực marketing, năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực vật chất công nghệ. Ngoài ra khóa luận đã đưa ra các kinh nghiệm trong nâng cao năng lực cạnh tranh của một số nhà mạng trong lĩnh vực viễn thông di động. Đưa ra các mô hình nghiên cứu đề xuất và xây dựng thang đo cho đề tài.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG