• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.5 Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.5.2 Môi trường vi mô

Môi trường khoa học công nghệ

Yếu tố khoa học công nghệ được xem là một trong những yếu tố năng động hàng đầu chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa tới các DN. Tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo điều kiệu cho DN áp dụng các thiết bị hiện đại vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu thập và xử lý thông tin về các đối thủ cạnh tranh và thị trường.

Bên cạnh đó, ngày nay khi công cụ cạnh tranh chuyển từ giá sang chất lượng sản phẩm thì các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao mới có sức cạnh tranh trên thị trường. Sự ra đời của các phát minh mới tạo cơ hội phát triển sản phẩm mới nhưng cũng là mối đe dọa đối với các DN. Họ phải không ngừng đổi mới sản phẩm của mình để tránh sản phẩm không trở nên lạc hậu lỗi thời.

Môi trường tự nhiên

Môi trường sinh thái tốt xấu ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của ngành và đời sống văn hóa xã hội. Môi trường tự nhiên ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí,....

Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng trầm trọng; cạn kiệt và khan hiếm của các nguồn tài nguyên và năng lượng; Mất cân bằng về môi trường sinh thái... Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm

1.1.5.2 Môi trường vi mô

Bộ phận marketing của doanh nghiệp có trách nhiệm hoạch định, triển khai thực hiện chiến lược, các kế hoạch, chính sách và chương trình marketing thông qua các hoạt động quản trị như nghiên cứu marketing, quản trị nhãn hiệu, quản trị lực lượng bán hàng,…

Các nhà quản trị marketing cũng phải phối hợp hoạt động với các bộ phận chức năng khác như bộ phận tài chính để đảm bảo ngân sách cần thiết cho việc thực thi các kế hoạch marketing, phân bổ ngân sách cho các sản phẩm, nhãn hiệu khác nhau, các hoạt động marketing khác, bộ phận nghiên cứu và phát triển để nghiên cứu cải tiến hay thiết kế sản phẩm mới thành công,…

Cần phải đánh giá khả năng marketing, những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động marketing của DN so với các đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược marketing cạnh tranh và thiết kế các chính sách marketing phù hợp.

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất của DN và các đối thủ cạnh tranh. Để quyết định mua các yếu tố đầu vào, DN cần phải xác định rõ nguồn gốc của chúng, tìm kiếm nguồn cung cấp chất lượng và lựa chọn các nhà cung cấp tốt nhất về chất lượng, uy tín giao hàng, độ tin cậy và đảm bảo hạ giá.

Những biến đổi trong môi trường cung cấp có thể tác động quan trọng đến hoạt động marketing của DN. Các nhà quản trị marketing cần phải theo dõi về giá cả của những cơ sở cung cấp chính yếu của mình. Việc tăng giá phí cung cấp có thể buộc phải tăng giá cả, làm giảm sút doanh số của DN.

Các nhà quản trị marketing cần phải quan tâm đến mức độ có thể đáp ứng của các nhà cung cấp về nhu cầu các yếu tố đầu vào của DN. Sự khan hiếm nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính đều đặn trong kinh doanh và do vậy ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của DN. Vì vậy, DN cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chủ yếu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Những người môi giới marketing

Những người môi giới marketing là những công ty hỗ trợ cho công ty đi lên, tiêu thụ và phổ biến hàng hoá của công ty trong giới KH. Gồm có những người môi giới thương mại, các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hoá, các tổ chức dịch vụ marketing và các tổ chức tín dụng.

DN cần phân tích đặc điểm và tình hình hoạt động của các trung gian để có chính sách thích hợp nhằm thiết lập và duy trì các quan hệ tích cực, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể có những phản ứng cần thiết nhằm điều chỉnh, thay đổi chính sách phân phối sản phẩm thích hợp với các thay đổi trong hoạt động của các giới trung gian.

Khách hàng

KH là đối tượng phục vụ của DN và là nhân tố chính tạo nên thị trường. KH có vai trò rất quan trọng vì từ nhu cầu của KH mà DN mới hoạch định chiến lược marketing của mình để thoả mãn nhu cầu của KH và tìm kiếm lợi nhuận. DN cần phải nghiên cứu thị trường KH của mình một cách kỹ lưỡng. DN có thể hoạt động trong năm loại thị trường KH: Thị trường người tiêu dùng, thị trường nhà sản xuất, thị trường buôn bán trung gian, thị trường các cơ quan nhà nước, thị trường quốc tế

Đối thủ cạnh tranh

Nhìn chung mọi công ty đều phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh khác nhau. Đối thủ cạnh tranh nằm ở nhiều dạng khác nhau, hiện hữu và tiềm ẩn, trực tiếp và gián tiếp. Tuỳ theo mức độ thay thế của sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh có thể chia làm bốn dạng: cạnh tranh nhãn hiệu, cạnh tranh ngành, cạnh tranh nhu cầu, cạnh tranh ngân sách.

Công chúng

Là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến DN, có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của DN. DN cần chuẩn bị các kế hoạch marketing đối với các giới công chúng cũng như đối với với thị trường tiêu dùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế