• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Mô hình nghiên cứu

Môi trường làm việc

Lương thưởng phúc lợi

Bố trí, sắp xếp công việc

Sự hấp dẫn của công việc

Cơ hội phát triển và thăng tiến

Động lực làm

việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan

Để hoàn thiện các mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp, tìm ra các biện pháp kích thích động viên người lao động thích hợp nhất, các doanh nghiệp nên tìm hiểu quan điểm động lực thúc đẩy người lao động và ý thức gắn bó với tổ chức qua việc định kỳ thực hiện các cuộc điều tra khảo sát trong doanh nghiệp. Dưới đây, nghiên cứu sẽ đề cập đến một số công trình nghiên cứu có liên quan với đề tài này.

Trên tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 49 năm 2013. Tác giả Lưu Thị Bích Ngọc và một số tác giả khác thực hiện ngiên cứu đề tài: “Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn”. Kết quả bảng hỏi gửi đến 136 nhân viên cấp dưới ở các khách sạn 3-4 sao trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy 4 nhân tố tác động nhiều đến động lực làm việc bao gồm: Quan hệ với cấp trên, phát triển nghề nghiệp, điều kiện làm việc, và bản chất công việc.

Một số các đề tài tham khảo như đề tài “Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần may Núi Thành – Quảng Nam” của thạc sĩ: Trịnh Văn Nguyên, đề tài “ Giải pháp tạo động lực thúc đẩy làm việc cho nhân viên tại công ty cổ phần DINCO” của thạc sĩ Hồ Thị Thanh Hiền – Đại học kinh tế Đà Nẵng. Ở đây, các tác giả đã đưa ra và phân tích sâu phần thực trạng công tác tạo động lực làm việc của nhân viên, chủ yếu dựa vào các số liệu thứ cấp, chưa đánh giá được mức độ tác động cũng như thứ tự ưu tiên của từng yếu tố cụ thể để đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn.

Một công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn, khoa quản trị kinh doanh, trường Đại học kinh tế Huế đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu – Chi nhánh Huế”. Kết quả cho thấy 5 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên đó là: Môi trường làm việc, lương thưởng và phúc lợi, cách thức bố trí công việc, sự hứng thú trong công việc và triển vọng phát triển.

Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế, Sinh viên Hoàng Thị Tuyết (K43 QTKDTM) cũng thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp là “Nghiên cứu về động cơ làm việc của nhân viên tại công ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế” đề tài cũng đề cấp đến các

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bên cạnh đó còn sử dụng kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ tin cậy của các thang đo.

Đồng thời đo lường mức độ tác động của từng nhân tố tác động lên động lực làm việc thông qua hàm hồi quy nhằm mang lại độ tin cậy cao hơn.

Dựa trên tài liệu các nghiên cứu trước. Đề tài “Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần Thành Đạt” được thực hiện nhằm nghiên cứu phân tích những vấn đề liên quan đến động lực làm việc từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực làm việc cho nhân viên. Đề tài tiếp tục phát huy những nghiên cứu trước, tận dụng những ưu điểm và nguồn thông tin mà các đề tài trước cung cấp nhằm hoàn thiện hơn trong vấn đề nghiên cứu động lực làm việc của nhân viên. Đề tài xem việc nghiên cứu các nhân tố động lực làm việc với phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, tìm hiểu mức độ quan trọng của các nhân tố động lực thúc đẩy, tìm hiểu mức độ đáp ứng của doanh nghiệp về những động lực đó, so sánh với những đánh giá và sự hài lòng của nhân viên, tiến hành phân tích, xem xét cường độ ảnh hưởng của sự hài lòng về mức độ đáp ứng các nhân tố động lực cụ thể đến sự hài lòng chung về công việc là một việc hết sức cần thiết. Mặt khác trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay thì vấn đề nhân sự luôn được coi là mối quan tâm quan trọng hàng đầu đối với mổi tổ chức, doanh nghiệp cũng như đối với công ty cổ phần Thành Đạt nên việc thực hiện đề tài là hoàn toàn có ý nghĩa thực tiễn.

Trường Đại học Kinh tế Huế