• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên nguồn lực30

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh

1.3.1. Lý thuyết cạnh tranh truyền thống

1.3.1.2. Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên nguồn lực30

ít lãng phí hơn và chi phí thấp hơn, hoặc có được những sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và thu được mức giá bán sản phẩm cao hơn. Cả hai điều này đều dẫn đến một kết quả chung là làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.3.1.2. Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên nguồn

không chỉ tập trung phân tích các nguồn lực bên trong mà nó còn liên kết năng lực bên trong với môi trường bên ngoài. Lợi thế cạnh tranh sẽ bị thu hút về doanh nghiệp nào sở hữu những nguồn lực hoặc năng lực tốt nhất. Do vậy, theo RBV, lợi thế cạnh tranh liên quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.

Sơ đồ2. Mô hình phân tích chiến lược doanh nghiệp dựa trên nguồn lực (M. Porter,1996)

Hai cách tiếp cận chuỗi giá trị và nguồn lực giải thích nguồn gốc năng lực cạnh tranh không mâu thuẫn với nhau mà có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phân tích, tìm hiểu nguồn gốc và cơ chế phát sinh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần phải biết nguồn gốc, các yếu tô, cách thức duy trì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghĩa là, cần phải sử dụng kết hợp cả hai cách tiếp cận nói trên.

4. Chọn lựa một chiến lược khai thác tốt nhất các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp đối với các cơ hội bên ngoài.

3.Đánh giá các tiềm năng phát sinh do việc cho thuê các nguồn lực và khả năng:

-Các tiềm năng duy trì lợi thế cạnh tranh.

-Tính thích đáng của các nguồn thu về.

2. Xác định khả năng của doanh nghiệp có thể làm được điều gì hiệu quả hơn đối thủ của mình? Xác định các nguồn của đầuvào và tính phức tạp của mỗi tiềm năng.

1.Xác định và phân loại nguồn lực của doanh nghiệp. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu so với đối thủ . Xác định các cơ hội cho việc sử dụng các nguồn lực tốt.

5. Xác định các khoảng cách nguồn lực cần được rút ngắn: bổ sung, nâng cấp và làm tăng nền tảng nguồn lực của doanh nghiệp.

Các nguồn lực Các khả năng Lợi thế cạnh tranh

Chiến lược

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Nguồn lực là tài sản riêng của công ty bao gồm 2 loại nguồn lực là hữu hình và vô hình:

Nguồn lực hữu hình bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực về tài chính.

Nguồn lực vô hình bao gồm nhân lực, công nghệ, danh tiếng và các mối quan hệ.

Bảng1.1: Phân loại các nguồn lực Các nguồn lực tài chính

Khả năng nợ, các mức tín dụng, tài sản ròng hiện có, dự trữ tiền mặt và bất cứ một tài sản nào khác.

Các nguồn lực vật chất Nhà xưởng, máy móc, đồ đạc, nguyên liệu, thiết bị văn phòng, phương tiện sản xuất.

Các nguồn nhân lực Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của nhà quản lý.

Khả năng thích ứng và lòng trung thành của nhân viên.

Công nghệ Bằng phát minh sáng chế, bản quyền, bí mật công nghệ.

Danh tiếng Nhãn hiệu, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, hình ảnh công ty, văn hóa doanh nghiệp.

Các mối quan hệ Với khách hàng, nhà cung câp, nhà phân phối và mối quan hệ với chính phủ, cộng đồng.

Mọi công ty đều có các nguồn lực, tuy nhiên các nguồn lực này không phải là duy nhất và có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, trừ khi nguồn lực đó phải khó xây dựng, khó mua, khó thay thế hoặc khó bắt chước được.

1.3.2. Mô hình nguồn lực động tạo lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp

Trong thực tế, môi trường kinh doanh luôn biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải lèo lái các nguồn lực của mình để thích ứng và tồn tại, chính vì vậy lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp liên tục được phát triển và được mở rộng trong thị trường động và hình thành nên lý thuyết năng lực động (Dynamic capabilities). Năng lực của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh doanh. Theo Teece DJ, Pisano G & Shuen A (1997), năng lực động được định nghĩa là “khả năng tích hợp, xây dựng và đinh dạng lại tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh”. Nguồn lực động là cơ sở

Trường Đại học Kinh tế Huế

tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Eisenhardt

& Martin, 2000). Như đã nêu trên, nguồn lực doanh nghiệp có thể ở dạng hữu hình hoạt vô hình. Nguồn lực vô hình thường khó phát hiện và đánh giá những chúng thường tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và thỏa mãn các điều kiện của nguồn lực nên chúng là năng lực động của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008) từ đó duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Với những lý thuyết nêu trên, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn đang khám phá ra các yếu tố tạo nên nguồn lực động của doanh nghiệp và đề ra mô hình nghiên cứu để đánh giá năng lực động của doanh nghiệp.

Các nhà nghiên cứu James M. Sinkula, William E.Barker và Thomas Noordewier (1997) của trường đại học Vermont đã nghiên cứu sự tác động của yếu tố định hướng học hỏi đến chiến lược marketing mà doanh nghiệp sẽ sử dụng. Nghiên cứu phân tích ba thành phần cơ bản cấu tạo nên định hướng học hỏi là cam kết của doanh nghiệp với việc học hỏi của các thành viên (commitment to learning), chia sẻ tầm nhìn với các thành viên trong doanh nghiệp (shared vision) và có tư tưởng tiếp thu những điều mới từ hoạt động quản trị điều hành doanh nghiệp (open mindedness). Trong bài nghiên cứu này, các thống kê mang tính định lượng đãđược áp dụng phân tích là phương sai đa biến (MANOVA), hệ số tương quanvà hồi quy tuyến tính.

Kết quả phân tích từ hồi quy tuyến tính đã khẳng định có sự ảnh hưởng trực tiếp của định hướng đến sự thay đổi các chiến lược marketing mà doanh nghiệp đang sử dụng. Việc nâng cao định hướng học hỏi sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của nhóm các nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Mai Trang, Nigel J.Barett và Nguyễn Đình Thọ (2004) về mối quan hệ giữa yếu tố chất lượng mối quan hệ, trao đổi thông tin và sự nhạy cảm về văn hóa của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với đối tác Châu Á và Châu Âu, để duy trì và nâng cao chất lượng mối quan hệ với đối tác, doanh nghiệp phải quan tâm đến sự khác biệt trong văn hóa và sự chia sẻ thông tin. Nghiên cứu cũng đi sâu vào việc phân tích sự ảnh hưởng mà yếu tố chất lượng mối quạn hệ đếnsự hợp tác lâu dài giữa bên xuất và bên nhập khẩu. Tác giả sử

Trường Đại học Kinh tế Huế

quan hệ với hai nhân tố này, với kích thước mẫu ngẫu nhiên n=288 doanh nghiệp Việt Nam trong có có số đối tác từ Châu Âu chiếm 134 và từ Châu Á là 154. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng mối quan hệ có ảnh hưởng đến sự hợp tác kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp và của hai nhân tố khác biệt văn hóa và chia sẻ thông tin góp phân rất quan trọng đối với việc pháttriển mối quan hệ giữa hai bên.

Mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra sự tương tác của hai nhân tố khác biệt văn hóa và chia sẻ thông tin đến chất lượng mối quan hệ và gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng cũng cần phát hiện các nhân tố ảnh hưởng bao quát hơn nữa khẳng định của tác giả.

Một nghiên cứu khác tại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ và ThS.Nguyễn Thị Mai Trang (2009) đã thực hiện việc đo lường một số yếu tố tạo thành năng lực động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phô Hô Chí Minh bằng phương pháp định lượng. Tác giả nghiên cứu bốn yếu tố tạo nên năng lực động doanh nghiệp là định hướng kinh doanh, định hướng học hỏi, năng lực marketing và năng lực sáng tạo; mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hạn chế của nghiên cứu này là kết quả chỉ được kiểm định với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phô Hồ Chí Minh. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể như sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp… do đó không thể phát hiện các khác biệt nhất định về vai trò của các yếu tố năng lực động đối với lợi thế kinh doanh và kết quả kinh doanh. Và cuối cùng là nghiên cứu chỉ xem xét một số yếu tố năng lực động chính, trong khi còn rất nhiều yếu tố doanh nghiệp có thể là yếu tố năng lực động cần được xem xét để tạo được mô hình tổng hợp về năng lực động tạo nên lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể là năng lực sản xuất, R&D, định hướng thị trường, nội hóa tri thức…