• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ - 23

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1.2.5. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ - 23

Có hai yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó là môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.

1.2.5.1.Môi trường bên trong

Phân tích các hoạt động bên trong của doanh nghiệp nhằm xác định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệp đều có những điểm yếu và những điểm mạnh riêng, không có doanh nghiệp nào chỉ có điểm mạnh và ngược lại không có doanh nghiệp nào chỉ có điểm yếu. Chiến lược của doanh nghiệp là phải phát huy được những điểmmạnh, hạn chế khắc phục được những điểm yếu. Doanh nghiệp cần xác định được điểm mạnh của mình để đưa ra những quyết định về việc sử dụng nguồn lực và khả năng của mình. Nếu không phân tích những điểm yếu của mình doanh nghiệp không thể đương đầu với những mối đe dọa của thị trường một cách có hiệu quả.

Nguồn nhân lực, quản trị và điều hành:

- Năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực của một doanh nghiệp nói chung thể hiện ở những yếu tố như: Trình độ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động cơ phấn đấu, mức độ cam kết gắn bó với doanh nghiệp… Nếu một doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ lưu chuyển nhân viên cao hay yếu kém trong nghiệp vụ thì doanh nghiệp đó sẽkhông có khả năng cạnh tranh.

- DNBH có một Ban giám đốc hay lãnhđạo các phòng ban yếu kém, không có khả năng đưa ra những chính sách, chiến lược hợp lý, thích ứng với những thay đổi của thị trường… sẽlàm lãng phí các nguồn lực và làm yếu đi năng lực cạnh tranh của DNBH đó.

Khả năng tài chính của đơn vị:

Năng lực tài chính là yếu tố quyết định sốngcòn tới mọi yếu tố của doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi chỉ có năng lực tài chính đủ mạnh thì doanh nghiệp mới đảm bảo khả năng thanh toán, chất lượng của sản phẩm bảo hiểm… Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được phản ánh qua lăng kính tài chính, tài chính có mối quan hệ tương tác

Trường Đại học Kinh tế Huế

với tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Như vậy năng lực tài chính của đơn vị chính là một nhân tố nội tại quyết định tới hoạt động đầu tư của nó.

Cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ của doanh nghiệp:

Cơ sở vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm việc của người lao động, chất lượng phục vụ khách hàng, khả năng quản lý của đơn vị...Tất cả những điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thiết bị càng phù hợp với nhu cầu bao nhiêu càng làm nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị bấy nhiêu. Trên cơ sở đó có thể tạo ra năng lực cao trong phục vụ khách hang. Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng như là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh. Công nghệcủa DNBH không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp như hệthống nộp phí qua thanh toán điện tử; thanh toán hoa hồng, thưởng cho đại lý qua ATM… mà còn bao gồm hệthống thông tin quản lý khách hàng, hệthống tính phí, chương trình quản trị rủi ro… Khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệcủa DNBH cũng là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệgiúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoạt động, nâng cao tính chính xác, nhanh chóng của toàn hệthống, từ đó doanh nghiệp có điều kiện giảm giá sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ.

Năng lực cạnh tranh không chỉ thể hiện ở số lượng, chất lượng công nghệ hiện tại mà còn bao gồm cả khả năng đổi mới của các công nghệ trong tương lai về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế.

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được hiểu là việc sắp xếp, tổ chức và phối hợp hoạt động giữa các phòng ban để tiến hành các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Một cơ cấu tổ chức hợp lý vừa gọn nhẹ, vừa tối ưu, vừa đảm bảo sự liên hệ giữa các phòng ban sẽ làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí. Hiệu quả trong hoạt động sẽ là nhân tố quan trọng làm nâng caonăng lực cạnh tranh của đơn vị.

1.2.5.2.Môi trường bên ngoài

Bên cạnh các nhân tố bên trong đóng vai trò quyết định tới việc đầu tư nhằm

Trường Đại học Kinh tế Huế

nâng cao năng lực cạnh tranh của BVNT thì các nhân tố bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng tới hoạt động đầu tư của đơn vị.

Môi trường kinh tế:

- Trong môi trường kinh doanh, các nhân tốkinh tế luôn cóảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm nói riêng. Các nhân tốkinh tếbao gồm: tốc độphát triển kinh tế, lãi suất trên thị trường vốn, sựphân bốcác nguồn lực kinh tế, chính sách thuế khóa… có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Tốc độ phát triển kinh tế cao sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng lên. Thu nhập tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của họ khi tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm bảo hiểm được xếp vào danh mục hàng hóa cao cấp. Các DNBH nhân thọrất khó phát triển được tại một thị trường mà thu nhậpdân cư chỉ đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu.

- Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó doanh nghiệp cũng phải đánh giá được tác động của nó để tìm ra những cơ hội và thách thức.

Các đối thủ cạnh tranhcủa doanh nghiệp:

Thị trường có càng nhiều các công ty tham gia thì mức độ cạnh tranh càng lớn, điều đó cũng có nghĩa các doanh nghiệp phải chấp nhận việc chia sẻ thị trường. Hành động của một đối thủ này đểkhai thác nhiều hơn phần thịphần mà mìnhđangcó thì sẽ nhận được ngay hành động đáp trả của một đối thủ khác để giành lại phần thị phần bị mất. Nếu cạnh tranh giữa các đối thủtrong ngành mãnh liệt thì nguy cơ chiến tranh giá cả sẽ xảy ra, thị trường bị thu hẹp, lợi nhuận giảm sút. Trong tương lai, cạnh tranh là giành cơ hội chứkhông phải là giành thị phần. Các nhân tố tác động đến mức độganh đua giữa các đối thủ trong ngành bao gồm cấu trúc cạnh tranh ngành, các điều kiện nhu cầu và rào cản rời khỏi ngành.

Chính vì vậy doanh nghiệp trước khi quyết định bất kì một vấn đề gì đều phải quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến tình hình thực tế và năng lực cạnh tranh của đơn vị cũng

Trường Đại học Kinh tế Huế

như của các đốithủ, dự đoán tình hình tương lai để ra quyết định đầu tư phù hợp.

Các sản phẩm thay thế:

Các sản phẩm thay thế như: gửi tiền tiết kiệm; đầu tư bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ,… là những sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu tương tự của khách hàng là chuẩn bị (hay tích trữ) tài chính, đề phòng cho những chi dùng của khách hàng trong tương lai. Khả năng của sản phẩm thay thế có nguy cơ làm hạn chế khả năng đặt giá cao và do đó có thể hạn chế khả năng sinh lời của DNBH nhân thọ. Vì vậy, các sản phẩm bảohiểm nhân thọ phải được thiết kế khoa học, có khả năng giành được lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm khác.

Trung gian Marketing:

Các trung gian Marketing trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ như: Đại lý bảo hiểm nhân thọ; các tổ chức ngân hàng, bưu điện… hoạt động với tư cách là trung gian đưa sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tới tay người tiêu dùng. Những trung gian này được xem là mối đe dọa đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm khi họ ởvị thế cao trong cuộc thương lượng. Các trung gian có thể yêu cầu DNBH tăng chi phí hoạt động, tăng hoa hồng, tăng thưởng cho họ, trực tiếp làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến chất lượng phân phối sản phẩm của DNBH.

1.3. Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh