• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hạn chế của nghiên cứu

Trong tài liệu GIẢI PHÁP CAN THIỆP (Trang 148-200)

CHƯƠNG 4: 102BÀN LUẬN

4.6. Hạn chế của nghiên cứu

Số liệu thu thập tại Mục tiêu 1 là sử dụng số liệu thứ cấp, dựa trên số liệu sẵn có theo yêu cầu báo cáo của CTCLQG năm 2016, do đó số liệu không đầy đủ 9 giai đoạn của chuỗi đa bậc quản lý lao tiềm ẩn, dẫn đến có các hạn chế trong phân tích kết quả của mục tiêu 1.

Nghiên cứu thuộc đề tài nghiên cứu hợp tác với Viện nghiên cứu y khoa Woolcock, do đó bị ràng buộc bởi sự hợp tác và một số các quyết định chung của nhóm nghiên cứu mà nghiên cứu sinh khó có thể thay đổi. Cụ thể, nghiên cứu không xây dựng biểu mẫu để thu thập các thông tin về nghề nghiệp, địa bàn cư trú, trình độ học vấn, thu nhập của người bệnh chỉ điểm và người tiếp xúc, dẫn đến một vài hạn chế khi phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới việc tham gia vào từng giai đoạn của chuỗi đa bậc quản lý lao tiềm ẩn. Trong khi kết quả một số nghiên cứu khác trên thế giới đã báo cáo tỷ lệ tham gia sàng lọc hoặc điều trị lao tiềm ẩn có liên quan đến yếu tố cá nhân, văn hoá-xã hội, các nhân tố khác, v.v. [18,69].

Nghiên cứu hoàn toàn áp dụng phác đồ điều trị lao tiềm ẩn bằng Isoniazid uống hằng ngày trong vòng 6 tháng (cho trẻ em) và 9 tháng (cho người lớn) theo hướng dẫn chung của Chương trình Chống lao quốc gia tại thời điểm triển khai các can thiệp, chưa đề xuất áp dụng thí điểm công thức điều trị ngắn hạn (Rifampicin uống hàng ngày trong 3-4 tháng, công thức 12 liều điều trị bằng Rifapentin và Isoniazid, mỗi tuần 1 liều trong vòng 3 tháng)

trong một nhóm người bệnh để có sự so sánh, đối chiếu tỷ lệ đồng ý và hoàn thành điều trị.

Số liệu thu thập ở địa bàn đối chứng không đầy đủ các giai đoạn trong chuỗi đa bậc quản lý lao tiềm ẩn, do nhóm nghiên cứu không muốn có tác động đến địa bàn đối chứng dẫn đến có thể làm thay đổi có chủ định tình hình quản lý lao tiềm ẩn trên địa bàn. Nhóm nghiên cứu chỉ thu thập những số liệu sẵn có về kết quả hoạt động quản lý dự phòng lao theo đúng chính sách của Chương trình chống lao Quốc gia tại thời điểm nghiên cứu. Sự không đầy đủ số liệu của địa bàn đối chứng, đặc biệt số liệu cơ sở, dẫn đến những hạn chế trong phân tích kết quả của các can thiệp.

Nhân viên nghiên cứu chủ chốt tại trung tâm y tế huyện có sự thay đổi ở 2 địa bàn nghiên cứu, mặc dù có sự bàn giao, nhân viên mới đảm nhiệm thiếu kinh nghiệm hơn, và chưa được tập huấn về nội dung, quy trình nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu phải thực hiện đào tạo tại chỗ, hỗ trợ công việc trong quá trình giám sát nghiên cứu. Tuy đây là một hạn chế của nghiên cứu, nhưng lại là một thực tế thường xuyên xảy ra ở hệ thống chống lao các tuyến, do đó, sẽ phản ảnh được tình huống xảy ra khi Chương trình chống lao có dự kiến mở rộng các can thiệp.

Các can thiệp của nghiên cứu khư trú ở trung tâm y tế huyện, chưa thiết kế vai trò của nhân viên y tế xã cũng như các tổ chức/ đoàn thể/ hội nhóm trên địa bàn. Do đó, đôi khi dẫn đến việc người tiếp xúc không biết tiếp cận cơ sở y tế nào hoặc nhân viên hỗ trợ nào khi gặp khó khăn trong việc tiếp cận trung tâm y tế huyện.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Số liệu ban đầu năm 2016 về thực trạng quản lý lao tiềm ẩn ở địa bàn can thiệp và địa bàn đối chứng không đầy đủ các giai đoạn của chuỗi đa bậc. Đối tượng người tiếp xúc được quản lý lao tiềm ẩn chỉ trong trong nhóm trẻ dưới 5 tuổi và 5-14 tuổi có HIV(+), tỷ lệ tham gia sàng lọc và chấp thuận điều trị, hoàn thành điều trị thấp, không có sự khác biệt giữa các địa bàn nghiên cứu.

1.2. Những can thiệp y tế công cộng về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn tại Quảng Nam và Đà Nẵng đã có những tác động rất tích cực đến toàn bộ các giai đoạn của chuỗi đa bậc quản lý lao tiềm ẩn tại các địa bàn can thiệp. Đối tượng tham gia sàng lọc và điều trị lao tiềm ẩn được mở rộng ra người tiếp xúc HGĐ với người bệnh chỉ điểm ở tất cả các nhóm tuổi, được xét nghiệm Mantoux để xác nhận khả năng nhiễm lao tiềm ẩn trước khi được chỉ định điều trị. Quá trình sàng lọc lao tiềm ẩn cũng đã góp phần chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh lao để đưa vào điều trị kịp thời, giúp chấm dứt nguồn lây trong cộng đồng.

Kết quả sau can thiệp ở các quận/ huyện can thiệp đã thể hiện một sự cải thiện vượt bậc khi so sánh với số liệu ban đầu năm 2016 trên địa bàn can thiệp tương ứng, cũng như so sánh với địa bàn đối chứng.

Mô hình cung cấp dịch vụ một cửa sàng lọc và điều trị lao tiềm ẩn tại TTYT của 4 quận/huyện can thiệp trong nghiên cứu cũng đã thể hiện tính hợp lý hơn so với mô hình quản lý dự phòng chủ yếu thực hiện ở tuyến xã của CTCLQG trong giai đoạn trước (2016).

Tỷ lệ người tiếp xúc HGĐ hoàn thành các giai đoạn của chuỗi đa bậc và đăng ký điều trị lao tiềm ẩn cao nhất trong vòng 5-7 ngày sau khi hoàn thành giai đoạn trước đó.

1.3. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số rào cản dẫn đến vẫn một tỷ lệ người tiếp xúc không tham gia sàng lọc và điều trị lao tiềm ẩn, bao gồm những rào cản về kiến thức, kỳ thị và tự kỳ thị, sự thuận tiện của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, phác đồ điều trị lao tiềm ẩn hiện hành, ... đòi hỏi phải có các can thiệp bổ sung hợp lý.

Từ những kết quả của nghiên cứu tại Quảng Nam và Đà Nẵng, các can thiệp y tế công cộng nhằm tăng cường tỷ lệ tham gia vào các giai đoạn của chuỗi đa bậc cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn nên được nhân rộng, trở thành một chiến lược quan trọng trong Chương trình chống lao Quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu thanh toán bệnh lao năm 2030 ở Việt Nam.

2. Khuyến nghị

Những kết quả của nghiên cứu cho thấy việc triển khai sàng lọc, chẩn đoán và quản lý lao tiềm ẩn theo tiếp cận quản lý chương trình mở rộng cho các đối tượng nguy cơ là hoàn toàn khả thi, đã đưa ra những bằng chứng khoa học cho thấy triển khai các can thiệp y tế cộng động giúp cải thiện rõ rệt sự tham gia của người tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao phổi vào sàng lọc, hoàn thành sàng lọc, hoàn thành thẩm định y khoa, chấp nhận điều trị và hoàn thành điều trị lao tiềm ẩn, là cơ sở để Chương trình Chống lao Quốc gia triển khai nhân rộng các can thiệp ra các tỉnh khác.

Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý những giải pháp để giúp nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý lao tiềm ẩn khi được mở rộng như một chính sách của Chương trình chống lao Quốc gia, cụ thể:

2.1. Chương trình chống lao nên mở rộng các can thiệp y tế công cộng nhằm tăng cường tỷ lệ tham gia vào các giai đoạn của chuỗi đa bậc cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn, cân nhắc áp dụng các phác đồ điều trị lao tiềm ẩn ngắn ngày hơn.

2.2. Tăng cường các hoạt động truyền thông về lao, lao tiềm ẩn cho cộng đồng nói chung, đặc biệt đối với người bệnh lao và nhóm có nguy cơ

mắc lao, lao tiềm ẩn cao. Hình thức tư vấn trực tiếp “một - một” (nhân viên y tế và người bệnh lao/ người tiếp xúc/ nhóm nguy cơ cao) cũng cần được xác định là một nhiệm vụ của nhân viên y tế các tuyến. Lưu ý đẩy mạnh công tác tư vấn người tiếp xúc trong thời gian 5-7 ngày sau khi hoàn thành giai đoạn sàng lọc.

2.3. Sàng lọc, chẩn đoán và quản lý lao tiềm ẩn nên được giao nhiệm vụ triển khai chủ yếu tại Trung tâm y tế huyện, nơi có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ một cửa để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ.

2.4. Nhân viên y tế tuyến xã nên tham gia vào chuỗi đa bậc quản lý lao tiềm ẩn, cụ thể ở giai đoạn nhận diện người tiếp xúc, khuyến khích người tiếp xúc tham gia sàng lọc, hoàn thành sàng lọc, hoàn thành thẩm định y khoa, chấp nhận điều trị và theo dõi điều trị.

Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý một số đề tài nghiên cứu khác có thể được triển khai, bao gồm:

- Theo dõi dọc trong nhiều năm từ các số liệu của CTCL với những ca lao tiềm ẩn đã hoàn thành điều trị dự phòng (với phác đồ INH và phác đồ có Rifampicin, Rifapentine sau này) để kiểm tra hiệu lực bảo vệ theo thời gian.

- Nghiên cứu so sánh tỷ lệ phát triển thành bệnh lao ở nhóm người tiếp xúc hộ gia đình có xét nghiệm Mantoux dương tính đã hoàn thành điều trị lao tiềm ẩn và không điều trị lao tiềm ẩn trong vòng 2-5 năm.

- Nghiên cứu so sánh tỷ lệ chấp nhận điều trị và hoàn thành điều trị lao tiềm ẩn trong nhóm sử dụng phác đồ 6-9H và trong nhóm sử dụng phác đồ có Rifampicin và Rifapentine.

- Khảo sát Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân đối với bệnh lao, trong đó bao gồm đánh giá kỳ thị và tự kỳ thị để đưa ra các giải pháp truyền thông phù hợp, v.v.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Luong Anh Binh, Nguyen Thu Anh, Greg Fox, Dick Menzies, Tran Ngoc Buu, Luu Ngoc Hoat, Nguyen Viet Nhung (2019), Latent Tuberculosis Infection diagnosis and treatment at two provinces of Quang Nam, Danang and results of public health interventions: initial results, Journal of Medical Research, Hanoi Medical University, 8(124E5): 37-45.

2. Lương Anh Bình, Nguyễn Thu Anh, Greg Fox, Trần Ngọc Bửu, Lưu Ngọc Hoạt, Nguyễn Viết Nhung (2021), Kết quả một số can thiệp y tế công cộng và rào cản ảnh hưởng tới sàng lọc, chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn tại hai tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Tạp chí Y học Việt Nam, 1(500): 27-32.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. World Health Organization (2019). Global Tuberculosis Report 2019.

WHO/CDS/TB/2019.15.

2. Aspler A, Long R, Trajman A et al (2008). Health system costs with 4 months Rifampin or 9 months Isoniazid as therapy for latent TB infection: results from a randomized trial. AM J Resp Crit Care Med 2008; submitted.

3. N. B. Hoa et al. (2013). First national tuberculin survey in Viet Nam:

characteristics and association with tuberculosis prevalence. INT J TUBERC LUNG DIS, 17(6), tr. 738-744.

4. World Health Organization (2012). Recommendations for investigation of contacts of persons with infectious tuberculosis in low and middle income countries. WHO/HTM/TB/2012 9 2012.

5. World Health Organization (2018). Latent Tuberculosis Infection, Updated and consolidated guideline for programmatic management.

WHO/CDS/TB/2018.4.

6. Menzies D, Alvarez GG, Khan K. Treatment of latent tuberculosis infection. In: Menzies D, editor. Canadian TB Standards. 7th ed. Ottawa, Canada: Public Health Agency and Canadian Thoracic society; 2013.

7. Quyết định số 374 QĐ/TTg (2014). Quyết định Phê duyệt Chiến lược Quốc gia Phòng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

8. Bộ Y tế (2020). Cập nhật Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

9. Chương trình Chống lao Quốc gia (2017). Cập nhật Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.

10. CDC. The Difference Between Latent TB Infection and TB Disease, Division of Tuberculosis Elimination.

11. Rein M. G. J. Houben, Peter J. Dodd (2016). The Global Burden of Latent Tuberculosis Infection: A Re-estimation Using Mathematical Modelling. https://doi.org/10.1371/journal.pmed.1002152.

12. Rieder HL (2002). Interventions for Tuberculosis Control and Elimination. Paris: International Union against Tuberculosis and Lung Disease.

13. Toman K. Mass radiography in tuberculosis control. WHO Chronicle 1976;30:51-57.

14. Ayles H, Muyoyete M, Du Toit E et al (2013). Effects of household and community interventions on the burden of tuberculosis in southern Africa: the ZAMSTAR community-randomized trial. Lancet 2013;13:61131-61139.

15. Corbett EL, Bandason T, Duong T et al (2010). Comparison of two active case-finding strategies for community-based diagnosis of symptomatic smear-positive tuberculosis and control of infectious tuberculosis in Harare, Zimbanwe (DETECTB): acluster-randomised trial. Lancet 2010;376:1244-1253.

16. Morrison J, Pai M, Hopewll PC (2008). Tuberculosis and latent tuberculosis infection in close contacts of people with pulmonary tuberculosis in low-income andmiddle-income countries:a systematic review and meta-analysis. Lancel Infect Dis 2008;8(359):368.

17. Fox GJ, Barry SE, Britton WJ, Marks GB (2013). Contact investigation for tuberculosis: a systematic review and meta-analysis. Eur Respir J 2013;41:140-156.

18. Alsdurf H., Hill PC, Matteelli A, et al (2016). The cascade of care in diagnosis and treatment of latent tuberculosis infection: a systematic review and meta-analysis. Lancet ID.

19. A Roy, M Eisenhut, R J Harris statistician et al (2014). Effect of BCG vaccination against Mycobacterium tuberculosis infection in children:

systematic review and meta-analysis. BMJ, 2014 Aug 5; 349:g4643. doi:

10.1136/bmj.g4643. PMID: 25097193.

20. Ferebee SH (1969). Controlled chemoprophylaxis trials in tuberculosis.

Adv Tuberc Res;17:28-106.

21. Bucher HC, Griffith LE, Guyatt GH et al (1999). Isoniazid prophylaxis for tuberculosis in HIV infection: a meta-analysis of randomized controlled trials. AIDS;13(4):501-507.

22. Smieja MJ, Marchetti CA, Cook DJ, et al (2000). Isoniazid for preventing tuberculosis in non-HIV infected persons. Cochrane Database Syst Rev;(2):CD001363.

23. Hong Kong Chest Service Tuberculosis Research Centre MBMRC (1992). A double-blind placebo-controlled clinical trial of three antituberculosis chemoprophylaxis regimens in patients with silicosis in Hong Kong. Am Rev Respir Dis;145:36-41.

24. Menzies D, Lewis M, Oxlade O (2008). Costs for tuberculosis care in Canada.

Can Journal of Public Health;99(5 (September - October)):391-396.

25. McElroy PD, Ijaz K, Lambert LA et al (2005). National survey to measure rates of liver injury, hospitalization, and death associated with rifampin and pyrazinamide for latent tuberculosis infection. Clin Infect Dis 2005;41(8):1125-1133.

26. Sterling TR, Bethel J, Goldberg S et al (2006). The scope and Impact of treatment of latent tuberculosis infection in the United States and Canada. AM J Resp Crit Care Med;173:927.

27. Horsburgh CR, Goldberg S, Bethel J et al (2007). Low latent tuberculosis infection treatment completion with the 9 month INH regimen. AM J Resp Crit Care Med 175, A24.

28. Van HR, Baars H, Kik S et al (2004). Hepatotoxicity of rifampin-pyrazinamide and isoniazid preventive therapy and tuberculosis treatment. Clin Infect Dis;39(4):488-496.

29. Omerod LP (1998). Rifampicin and isoniazid prophylactic chemotherapy for tuberculosis. Arch Dis Child; 78:169-171.

30. Panickar JR, Hoskyns W (2006). Treatment failure in tuberculosis. Eur Respir J.

31. World Health Organization (2011). Guidelines for Intensified tuberculosis case finding and isoniazid preventtive therapy for people living with HIV in resource constrained settings.ISBN 978 92 4 150070 8.

32. American Thoracic Society (2000). Targeted tuberculin testing and treatment of latent tuberculosis infection. Am J Respir Crit Care Med;161:S221-S247.

33. Wobeser W, To T, Hoeppner VH (1989). The outcome of chemoprophylaxis on tuberculosis prevention in the Canadian plains Indian. Clin Invest Med;12:149-153.

34. Linda Hill Elaine Blumberg, Carol Sipan et al (2008). Multi-Level Barriers to LTBI Treatment: A Research Note. Published online.

35. Sandul A, Nwana N, Holcombe M, et al (2017). High Rate of Treatment Completion in Program Settings with 12-Dose Weekly Isoniazid and Rifapentine (3HP) for Latent Mycobacterium tuberculosis Infection. Clin Infect Dis; 65(7): 1085-93.

36. Ena J, Valls V (2005). Short-course therapy with rifampin plus isoniazid, compared with standard therapy with isoniazid, for latent tuberculosis infection: a meta-analysis. Clin Infect Dis; 40(5):670-676.

37. Sterling TR, Villarino ME, Borisov AS et al (2011). Three months of rifampin and isoniazid for latent tuberculosis infection. New Engl J Med 2011;365(23).

38. Lecoeur HF, Truffot-Pernot C, Grosset JH (1989). Experimental short-course preventative therapy of tuberculosis with rifampin and pyrazinamide. Am Rev Respir Dis;140:1189-1193.

39. Menzies D, Dion MJ, Rabinovitch B, et al (2004). Treatment completion and costs of a randomized trial of rifampin for 4 months versus isoniazid for 9 months. Am J Respir Crit Care Med 2004;170(4):445-449.

40. Menzies D, Long R, Trajman A et al (2008). Adverse events with 4 months rifampin or 9 months isoniazid as therapy for latent TB infection:

results of a randomized trial. Ann Intern Med;149:689-697.

41. Squire SB, Ramsay ARC, Van den Hof S et al (2011). Making innovations accessible to the poor through implementation research. Int J Tuberc Lung Dis;15(7):862-870.

42. Hussey MA, Hughes JP (2007). Design and analysis of stepped wwedge cluster randomized trials. ScienceDirect 2007;28:182-191.

43. Menzies RI, Rocher I, Vissandjee B (1993). Factors associated with compliance in treatment of tuberculosis. Tuberc Lung Dis 1993;74:32-37.

44. Tornee S, Kewkungwal J, Fungladda W, et al (2005). Factors associated with the household contact screening adherence of tuberculosis patients.

Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health;36(2):331.

45. Nyirenda m, Sinfield R, Haves S, et al (2006). Poor attendance at a child TB contact clinic in Malawi. Int J Tuberc Lung Dis;10(5):583-587.

46. Aisu T, Raviglione MC, van Praag E et al (1995). Preventive chemotherapy for HIV-associated tuberculosis in Uganda: an operational assessment at a voluntary counselling and testing centre. US National Labrary of Medicine National INstitute of Health;9(3):267-273.

47. Ferebee SH (1969). Controlled chemoprophylaxis trials in tuberculosis.

Adv Tuberc Res;17:28-106.

48. Hirsch-Moverman Y, Daftary A, Franks J, et al (2008). Adherence to treatment for latent tuberculosis infection:systematic review of students in the US and Canada. Int J Tuberc Lung Dis;12(11):1235-1254.

49. M'Immunya JM, Kredo T, Volmink J (2012). Patient education and counselling for promoting adherence to treatment for tuberculosis. The Cochrane Collaboration; Issue 5: Art. No. CD006591-DOI:10.1002/14651858.CD006591.pub2.

50. Dumont A, Fournier P, Abrahamowicz M et al (2013). Quality of care,risk management, and technology in obstetrics to reduce hospital-based maternal mortality in Senegal and Mali (QUARITE): a cluster-randomised trial. Lancet;382(146).

51. Manandhar Ds, Osrin D, Shrestha BP et al (2004). Effect of a participatory invention with women's groups on birth outcomes in Nepal:

cluster-randomised controlled trial. Lancet;364:970.

52. Durovni B, Saraceni V, Moulton HM et al (2013). Effect of improved tuberculosis screening and isoniazid preventive therapy on incidence of tuberculosis and death in patients with HIV in clinics in Rio de Janeiro, Brazil: a stepped wedge, cluster-randomised trial. Lancet;3099(13):70187.

53. Philip Lobue, Dick Menzies (2019). Treatment of latent tuberculosis infection: An update. Clin Chest Med. 2019 Dec; 40(4):839-848.

54. World Health Organization (2013). Global strategy and targets for tuberculosis prevention, care and control after 2015. EB134/12.

55. Gwee A, Coghlan B, Curtis N (2013). What are the options for treating latent TB infection in children? Arch Dis Child 2013; 98: 468–474.

56. Galli L, Lancella L, Tersigni C, et al (2016). Pediatric tuberculosis in Italian children: epidemiological and clinical data from the Italian register of pediatric tuberculosis. Int J Mol Sci 2016; 17: 960.

57. Van Zyl S, Marais B, Hesseling A, et al (2016). Adherence to anti-tuberculosis chemoprophylaxis and treatment in children. Int J Tubercul Lung Dis 2006; 10: 13–18.

58. Amy L. Sandul, Nwabunie Nwana, J. Mike Holcombe, et al (2017). High rate of treatment completion in program settings with 12-dose weekly Isoniazid and Rifapentine for Latent Mycobacterium tuberculosis Infection. Clin Infect Dis. 2017 Oct 1;65(7):1085-1093.

59. Christopher Dye, Philippe Glaziou, Katherine Floyd, et al (2013).

Prospects for Tuberculosis Elimination. Annu. Rev. Public Health.

34:271–86.

60. World Health Organization (2014). The End TB Strategy.

WHO/HTM/TB/2015.19.

61. Chương trình Chống lao Quốc gia (2020). Kế hoạch chiến lược chấm dứt bệnh lao Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

62. Đỗ Phúc Thanh, Nguyễn Phúc Như Hà và cộng sự (2015). Tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn và nguy cơ mắc bệnh lao của người nhà tiếp xúc với người bệnh lao phổi AFB(+). Tạp chí nghiên cứu y học 98 (6).

63. Guy B. Marks, Nguyen Viet Nhung, Nguyen Thu Anh, et al (2018).

Prevalence of latent tuberculous infection among adults in the general population of Ca Mau, Viet Nam. Int J Tuberc Lung Dis, 2018 Mar 1;22(3):246-251.

64. Greg J. Fox, Nguyen Thu Anh, Nguyen V. Nhung, et al (2017). Latent tuberculous infection in household contacts of multidrug-resistant and newly diagnosed tuberculosis. Int J Tuberc Lung Dis, 2017 Mar 1;21(3):297-302.

65. Nguyễn Kim Bình (2017). Nghiên cứu Tỷ lệ nhiễm Lao trên nhân viên Y tế và yếu tố nguy cơ tại Việt Nam giai đoạn 2014-2015. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (US. CDC) tại Việt Nam.

66. KNCV Việt Nam (2015). Báo cáo thí điểm triển khai điều trị dự phòng INH tại 4 tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

KNCV Việt Nam.

67. Chương trình Chống lao Quốc gia (2017). Báo cáo tổng kết CTCLQG năm 2017 và phương hướng kế hoạch năm 2018.

68. Tổng cục thống kê (2010). Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Nhà xuất bản Thống kê.

69. Anneliese Domingues Wysocki, Tereza Cristina Scatena Villa, Tiemi Arakawa, et al (2016). Latent Tuberculosis Infection Diagnostic and Treatment Cascade among Contacts in Primary Health Care in a City of Sao Paulo State, Brazil: Cross-Sectional Study. Published online.

70. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn phát hiện và điều trị lao tiềm ẩn. Nhà xuất bản Y học.

71. Engerasiya J Kifai , Muhammad Bakari (2009). Mantoux skin test reactivity among household contacts of HIV-infected and HIV un-infected patients with sputum smear positive TB in Dar es Salaam, Tanzania. Published in East Afr J Public Health.

72. Jonas Hector, Suzanne T. Anderson, Gertrude Banda et al (2017). TST positivity in household contacts of tuberculosis patients: a case-contact study in Malawi. Published BMC Infectious Diseases volume 17, Article number: 259.

73. ECDC (2018). Scientific advice: Programmatic mangement of latent tuberculosis infection in the European Union. www.ecdc.europa.eu.

74. ECDC (2018). Review of reviews and guidelines on target groups, diagnosis, treatment and programmatic issues for implementation of latent tuberculosis management. www.ecdc.europa.eu.

75. Yibeltal Assefa, Yalemzewod Assefa, Solomon Woldeyohanne et al (2018). 3-month daily rifampicin and isoniazid compared to 6- or 9-month isoniazid for treating latent tuberculosis infection in children and adolescents less than 15 years of age: an updated systematic review.

European Respiratory Journal, 2018 Jul 11;52(1):1800395.

76. Hamada Y1, Ford N2, Schenkel K1, et al (2018). Three-month weekly rifapentine plus isoniazid for tuberculosis preventive treatment: a systematic review. Int J Tuberc Lung Dis.;22(12):1422-1428. doi:

10.5588/ijtld.18.0168.

77. Johnson KT, Churchyard GJ, Sohn H, et al (2018). Cost-effectiveness of Preventive Therapy for Tuberculosis with Isoniazid and Rifapentine Versus Isoniazid Alone in High-Burden Settings. Clin Infect Dis;67(7):1072-78.

78. Chakhaia T, Magee MJ, Kempker RR, et al (2014). High Utility of Contact Investigation for Latent and Active Tuberculosis Case Detection among the Contacts: A Retrospective Cohort Study in Tbilisi, Georgia, 2010-2011. Plos One. 2014 Nov 7;9(11):e111773.

PHỤ LỤC

1. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu 2. Các can thiệp nghiên cứu

3. Kế hoạch nghiên cứu

4. Phỏng vấn sâu dành cho người bệnh chỉ điểm

5. Phỏng vấn sâu dành cho người tiếp xúc hộ gia đình

6. Phỏng vấn sâu dành cho nhân viên y tế tham gia phòng chống lao 7. Sổ đăng ký theo dõi người tiếp xúc với người bệnh lao phổi

8. Thẻ theo dõi điều trị người bệnh lao tiềm ẩn

9. Phê duyệt đạo đức nghiên cứu (Trường Đại học McGill, Canada, Bộ Y tế, Bệnh viện Phổi Trung ương, Đại học Y Hà Nội)

Trong tài liệu GIẢI PHÁP CAN THIỆP (Trang 148-200)