• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân bố xác suất người tiếp xúc hoàn thành các giai đoạn trong

Trong tài liệu GIẢI PHÁP CAN THIỆP (Trang 92-98)

CHƯƠNG 3: 55KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Mục tiêu cụ thể 2

3.2.4. Phân bố xác suất người tiếp xúc hoàn thành các giai đoạn trong

bàn can thiệp

3.2.4.1. Thời gian từ khi hoàn tất sàng lọc đến thẩm định y khoa

Biểu đồ 3.2: Phân bố xác suất người tiếp xúc thực hiện thẩm định y khoa theo thời gian

Biểu đồ 3.2 cho thấy quận Sơn Trà (Đà Nẵng) có tỷ lệ người tiếp xúc đến thực hiện thẩm định y khoa cao nhất cũng như sớm nhất. Chỉ ngày thứ 2 sau khi hoàn tất sàng lọc, đã có khoảng 78% người tiếp xúc đến thẩm định y

0.000.250.500.751.00

0 200 400 600

analysis time

dist = Lien Chieu dist = Phu Ninh dist = Son Tra dist = Tam Ky

Kaplan-Meier failure estimates

khoa. Ở các huyện khác, số người tiếp xúc đến thẩm định y khoa tương đối thấp, cụ thể, thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), ngày thứ 10 sau khi hoàn tất sàng lọc, có 50% người bệnh đến thực hiện thẩm định y khoa, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) chỉ có 38% người tiếp xúc đến thẩm định y khoa và ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), người tiếp xúc cũng đến tập trung trong 4 ngày đầu tiên sau khi hoàn tất giai đoạn sàng lọc, đạt 41% và tỷ lệ đến thẩm định y khoa trong cả khoảng thời gian triển khai nghiên cứu chỉ là 46,5%.

Hàm xác suất người tiếp xúc thực hiện thẩm định y khoa ở các nhóm/

huyện bằng nhau trong suốt khoảng thời gian theo dõi (Kiểm định Wilcoxon có p>0,05), điều này có nghĩa xác suất người tiếp xúc thực hiện thẩm định y khoa có xu hướng tương tự nhau.

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa một số yếu tố với thời gian người tiếp xúc thực hiện thẩm định y khoa từ khi hoàn tất sàng lọc

Yếu tố Tỷ số nguy cơ Hazard thô (95% CI của HR)

Tỷ số nguy cơ Hazard hiệu chỉnh (95% CI của HR) Giới tính

Nam 1 1

Nữ 0,94 (0,79; 1,13) 0,97 (0,80; 1,16)

Tuổi 1,00 (0,99; 1,001) 1,0 (0,99; 1,004) Huyện

Liên Chiểu 1 1

Phú Ninh 0,52 (0,33; 0,83) 0,52 (0,33; 0,83) Sơn Trà 2,77 (2,23; 3,43) 2,77 (2,23: 3,44) Tam Kỳ 1,20 (0,89; 1,62) 1,21 (0,89; 1,63) N = 764; 2= 130; p<0,001

Kết quả của Hồi quy Cox đa biến cho thấy không có sự khác biệt về khả năng/ xác suất thực hiện thẩm định y khoa của người tiếp xúc có cùng giới tính, cùng nhóm tuổi giữa thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) và quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) (p>0,05); tuy nhiên, người tiếp xúc ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam) có khả năng thực hiện thẩm định y khoa ở các thời điểm thấp hơn người tiếp xúc ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) (HR=0,52; CI95%HR:

0,33-0,83; p<0,01); ngược lại, người tiếp xúc ở Sơn Trà có khả năng thẩm định y khoa cao gấp 2,77 lần người tiếp xúc ở Liên Chiểu (HR=2,77;

CI95%HR: 2,23-3,44; p<0,001).

Không có mối liên quan giữa tuổi, giới tính của người tiếp xúc với khả năng thực hiện thẩm định y khoa (p>0,05) trong cùng một địa bàn nghiên cứu.

3.2.4.2. Thời gian từ khi hoàn tất sàng lọc đến đăng ký điều trị

Biểu đồ 3.3: Phân bố xác suất người tiếp xúc đăng ký điều trị theo thời gian kể từ khi hoàn tất sàng lọc

0.000.250.500.751.00

0 200 400 600

analysis time

dist = Lien Chieu dist = Phu Ninh dist = Son Tra dist = Tam Ky

Kaplan-Meier failure estimates

Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ người tiếp xúc đăng ký điều trị cao nhất trong thời gian sớm nhất ở quận Sơn Trà (Đà Nẵng) và huyện Phú Ninh (Quảng Nam), thấp nhất là thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam). Ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam), chỉ ngày thứ 5 sau khi hoàn thành sàng lọc đã có khoảng 75% người tiếp xúc đăng ký điều trị. Quận Liên Chiểu, ngày thứ 7 sau khi hoàn thành sàng lọc cũng đã có 75% người tiếp xúc đăng ký điều trị, huyện Sơn Trà (Đà Nẵng) ngày thứ 4 đã đạt được tỷ lệ này. Tuy nhiên, ở thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), đến ngày thứ 5 sau khám lâm sàng chỉ có khoảng 50%

người tiếp xúc đăng ký điều trị. Tỷ lệ người tiếp xúc đăng ký điều trị ở thành phố Tam Kỳ chỉ khoảng 70%, thấp hơn các địa bàn nghiên cứu khác.

Hàm xác suất người tiếp xúc đăng ký điều trị lao từ khi hoàn tất sàng lọc ở các nhóm/ huyện bằng nhau trong suốt khoảng thời gian theo dõi (Kiểm định Wilcoxon có p>0,05), điều này có nghĩa xác suất người tiếp xúc đăng ký điều trị sau khi hoàn tất sàng lọc có xu hướng tương tự nhau.

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa một số yếu tố với thời gian người tiếp xúc đăng ký điều trị từ khi hoàn tất sàng lọc

Yếu tố Tỷ số nguy cơ Hazard thô (95% CI của HR)

Tỷ số nguy cơ Hazard hiệu chỉnh (95% CI của HR) Giới tính

Nam 1 1

Nữ 0,97 (0,81; 1,18) 0,91 (0,75; 1,10)

Tuổi 1,01 (1,00; 1,01) 1,01 (1,001; 1,012) Huyện

Liên Chiểu 1 1

Phú Ninh 1,10 (0,8; 1,52) 1,10 (0,79; 1,50) Sơn Trà 1,53 (1,21; 1,92) 1,48 (1,18; 1,86) Tam Kỳ 0,66 (0,48;0,91) 0,62 (0,45; 0,86) N = 510; 2= 43,39; p<0,001

Mô hình hồi qui Cox đa biến cho thấy không có mối liên quan giữa giới tính với việc đăng ký điều trị với những người tiếp xúc có cùng độ tuổi và trong cùng địa bàn nghiên cứu (p>0,05).

Có mối liên quan giữa tuổi, địa bàn nghiên cứu với đăng ký điều trị lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc (p<0,05). Tuổi người tiếp xúc càng tăng thì khả năng đăng ký điều trị lao tiềm ẩn càng cao; người tiếp xúc ở quận Sơn Trà (Đà Nẵng) có khả năng đăng ký điều trị cao gấp 1,48 lần người tiếp xúc ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) (HR=1,48; CI95% HR: 1,18; 1,86), ngược lại người tiếp xúc ở thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) có khả năng đăng ký điều trị thấp hơn người tiếp xúc ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) (HR=0,62; CI95%HR: 0,45;

0,86; p<0,01).

3.2.4.3. Thời gian từ khi thẩm định y khoa đến khi điều trị

Biểu đồ 3.4: Phân bố xác suất người tiếp xúc đăng ký điều trị theo thời gian kể từ khi thẩm định y khoa

Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ người tiếp xúc đăng ký điều trị cao nhất trong thời gian sớm nhất ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam), tiếp theo là quận Sơn Trà và quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), thấp nhất là thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam). Ở huyện Phú Ninh, chỉ ngày thứ 4 sau thẩm định y khoa đã có

0.000.250.500.751.00

0 200 400 600

analysis time

dist = Lien Chieu dist = Phu Ninh dist = Son Tra dist = Tam Ky

Kaplan-Meier failure estimates

khoảng 75% người tiếp xúc đăng ký điều trị. Quận Liên Chiểu, ngày thứ 9 sau thẩm định y khoa cũng đã có 75% người tiếp xúc đăng ký điều trị, huyện Sơn Trà ngày thứ 6 đã đạt được tỷ lệ này. Tuy nhiên ở thành phố Tam Kỳ, đến ngày thứ 9 sau thẩm định y khoa mới chỉ có khoảng 50% người tiếp xúc đăng ký điều trị.

Hàm xác suất người tiếp xúc đăng ký điều trị lao kể từ khi thẩm định y khoa ở các nhóm/ huyện bằng nhau trong suốt khoảng thời gian theo dõi (Kiểm định Wilcoxon có p>0,05), điều này có nghĩa xác suất người tiếp xúc đăng ký điều trị kể từ khi thẩm định y khoa có xu hướng tương tự nhau.

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa một số yếu tố với thời gian người tiếp xúc đăng ký điều trị từ khi thẩm định y khoa

Yếu tố Tỷ số nguy cơ Hazard thô (95% CI của HR)

Tỷ số nguy cơ Hazard hiệu chỉnh (95% CI của HR) Giới tính

Nam 1 1

Nữ 0,95 (0,72; 1,25) 0,85 (0,65; 1,15)

Tuổi 1,00 (0,996; 1,01) 1,01 (0,999; 1,016) Huyện

Liên Chiểu 1 1

Phú Ninh 0,99 (0,66; 1,49) 0,97 (0,64; 1,45) Sơn Trà 1,00 (0,71; 1,41) 1,00 (0,71; 1,40) Tam Kỳ 0,41 (0,26; 0,66) 0,40 (0,25; 0,62) Thể lao

Lao mới 1 1

Tái phát 1,2 (0,74; 1,95) 1,12 (0,68; 1,85) Lao cũ 1,48 (0,47; 4,67) 1,30 (0,39; 4,26) N = 248; 2= 25,7; p<0,001

Mô hình hồi qui Cox đa biến cho thấy không có mối liên quan giữa giới tính và tuổi với việc đăng ký điều trị sau khi thẩm định y khoa với những người tiếp xúc trong cùng địa bàn nghiên cứu (p>0,05). Không có sự khác biệt về khả năng đăng ký sau thẩm định y khoa ở những người tiếp xúc 3 quận/ huyện: Liên Chiểu, Phú Ninh, Sơn Trà khi họ có cùng độ tuổi và giới tính (p>0,05). Người tiếp xúc ở thành phố Tam Kỳ có khả năng đăng ký điều trị thấp hơn người tiếp xúc ở Liên Chiểu (HR=0,40; CI95%HR: 0,25; 0,62;

p<0,001) khi họ có cùng độ tuổi, giới tính và thể lao.

3.2.5. Quản lý lao tiềm ẩn tại địa bàn can thiệp và địa bàn đối chứng, giai

Trong tài liệu GIẢI PHÁP CAN THIỆP (Trang 92-98)