• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty

2.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019

 Tình hình nguồn vốn

Nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng giảm qua các năm cụ thể: năm 2018 tăng 162 triệu đồng tương ứng tăng 28,62% so với năm 2017 và đến năm 2019 nguồn vốn giảm 115 triệu đồng tương ứng giảm 15,80% so với năm 2018. Trong đó:

 Nợ ngắn hạn: năm 2018 tăng 155 triệu đồng tương ứng tăng 28,81% so với năm 2017 và năm 2019 giảm 104 triệu đồng tương ứng giảm 15,01% so với năm 2018.

Nợ ngắn hạn tăng ở năm 2018 do công ty đang mở rộng sản xuất, có nhiều khoản chi phát sinh và không thể thanh toán bằng tiền mặt cho tất cả các khoản đó, nhưng 2019 đã giảm mạnh nhờ có các chính sách hợp lý về các khoản phải thu và nợ ngắn hạn.

 Thuế và các khoản phải thu nhà nước có xu hướng biến động tăng giảm qua các năm cụ thể năm 2018 khoản mục này tăng 7 triệu đồng tương ứng tăng 25,93% so với năm 2017 và đến năm 2019 khoản mục này giảm hơn 10 triệu đồng tương ứng giảm 29,41% so với năm 2018. Sự tăng vào năm 2018 do trong năm hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi nên có tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng và tướng ứng với nó là số thuế phải nộp cho nhà nước tăng lên, nhưng năm 2019 hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn nên tổng lợi nhuận trước thuế khá thấp so với năm trước.

 Vốn chủ sở hữu: năm 2018 so với năm 2017 tăng xấp xỉ 66 triệu đồng tương ứng tăng 4,11%, năm 2019 tăng nhẹ 2,15% so với năm 2018, tăng hơn 36 triệu đồng.

Nguyên nhân chủ yếu là do Khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, còn khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự biến động qua các năm. Tóm lại, trong 3 năm qua công ty đã xây dựng cho mình một cơ cấu nguồn vốn, tài sản tương đối hợp lý và chặt chẽ. Trên đây chỉ là sự biến động của một số chỉ tiêu mà công ty điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu SXKD. Ngoài ra, muốn cho công ty hoạt động lâu dài bền vững, có hiệu quả cao trong tương lai thì đòi hỏi Ban lãnh đạo của công ty cần phải chú trọng hơn nữa vào việc xử lý điều chỉnh tất cả các chỉ tiêu, hàng tồn kho, khoản mục có trong cơ cấu tài sản nguồn vốn, có chính sách sử dụng vốn và quản lý tài sản một cách phù hợp để công ty hoạt động một cách có hiệu quả hơn, khả năng sinh lời cao hơn và đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội.

Bảng 2. 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018

(+/-) % (+/-) %

1. Doanh thu BH và CCDV 2.547 2.976 2.689 429 16,84 (287) (9,65)

2. Doanh thu thuần về BH và CCDV 2.547 2.976 2.689 429 16,84 (287) (9,65)

3. Giá vốn hàng bán 2.037 2.476 1.975 439 21,55 (501) (20,23)

4. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 510 500 514 (10) (1,97) 14 2,8

5. Doanh thu hoạt động tài chính 0.210 0.202 0 (0.008) (3,81) (0.202) (100,0)

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 462 514 440 52 11,25 (74) (14,4)

7. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 23 35 5 12 52,17 (30) (85,71)

8. Lợi nhuận khác 14 32 36 18 128,57 4 12,5

9. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 37 67 41 30 81,08 (26) (38,81)

10. Chi phí thuế TNDN 7 12 7 5 71,43 (5) (41,67)

11. Lợi nhuận sau thuế TNDN 30 55 34 25 83,33 (21) (38,18)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tư vấn thiết kế thi công Phong Cách Việt)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhận xét:

Từ bảng 2.3 ta có thể thấy, tình hình kinh doanh của công ty phát triển không đồng đều, lợi nhuận sau thuế TNDN tăng trong năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017, lên thành 55 triệu đồng tương ứng tăng 83,33%; đến năm 2019 lại giảm so với năm 2018, giảm xuống còn 34 triệu đồng tương ứng giảm 38,18 %. Sự tăng giảm của lợi nhuận là do:

- Doanh thu thuần từ BH và CCDV: năm 2018 tăng 16,84% so với năm 2017, tăng từ 2.547 triệu đồng lên thành 2.976 triệu đồng; năm 2019 giảm 287 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng giảm 9,65%, doanh thu tăng trong năm 2018 do công ty có các chính sách bán hàng mở rộng, nhằm tối ưu hóa lượng hàng tồn kho của công ty, nhưng trong năm 2019 tình hình kinh tế khó khăn, nhiều đối thủ xuất hiện làm tình hình kinh doanh của công ty không được tốt.

- Giá vốn hàng bán: cùng với sự tăng giảm doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng có xu biến động tương tự, năm 2018 tăng xấp xỉ 439 triệu đồng tương ứng tăng 21,55% so với năm 2017; giá vốn hàng bán năm 2019 giảm hơn 500 triệu đồng tương ứng giảm 20,23% so với năm 2018. Từ đó có thể suy ra, lợi nhuận từ BH và CCDV biến động tăng giảm qua các năm, đây là một dấu hiệu xấu của công ty.

- Về doanh thu hoạt động tài chính: giảm qua các năm, với mức giảm của năm 2018 so với năm 2017 là 3,81%, của năm 2019 giảm so với 2018 là 100%, số liệu vào cuối năm 2018 là 202 nghìn đồng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: tăng giảm qua các năm, trong đó năm 2018 tăng 11,25% so với năm 2017 và năm 2019 giảm 14,4% so với năm 2018 tuy nhiên, mức tăng giảm của chi phí thấp hơn mức tăng giảm của doanh thu. Từ đó, có thể kết luận, lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD của công ty có sự biến động qua các năm, năm 2019 giảm 84,89% so với năm 2018. Đây cũng là một dấu hiệu xấu đối với doanh nghiệp. Bên cạnh lợi nhuận từ hoạt động SXKD, công ty còn có một khoản thu nhập khác từ hoa hồng, chiết khấu mua hàng. Năm 2018 khoản thu nhập này tăng mạnh 128,57% so với năm 2017 và tiếp tục tăng trong năm 2019 tương ứng tăng 12,5% so với năm 2018.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chi phí thuế TNDN: đi kèm với việc tăng giảm lợi nhuận sẽ là sự tăng giảm của chi phí thuế TNDN, năm 2018 tăng 5 triệu so với năm 2017, nhưng năm 2019 giảm 5 triệu so với năm 2018 và số thuế TNDN phải nộp năm 2019 là 7 đồng. Từ những phân tích trên, có thể thấy, tình hình hoạt động, kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn, không giữ chân được khách hàng cũ, cho nên công ty cần khai thác thêm sức mạnh cũng như nguồn lực trong công ty mình để đạt được những mục đích kinh doanh khác.

2.3. Phân tích thực trạng phát triển thị trường nội thất của công ty tư vấn