• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiểm định sự khác biệt trung bình bằng phương pháp One – way ANOVA của

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

2.2 Phân tích khả năng ứng dụng công nghệ blockchain vào hệ thống tín dụng ngân

2.2.6 Kiểm định sự khác biệt trung bình bằng phương pháp One – way ANOVA của

 Từ kết quả trên, ta thấy 2 trong 3 nhân tố trên đều có mức ý nghĩa < 0.05, nên đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0.Đồng thời, với kết quả giá trị t của các nhân tố đó đều lớn hơn 0, ta có thể kết luận, những khách hàng tham gia khảo sát đánh giá các nhân tố này cao hơn mức bình thường. Trong đó, nhân tố “Tôi sẽ sử dụng Blockchain thay vì đến ngân hàng giao dịch” là được đánh giá cao. Nguyên nhân là việc ứng dụng công nghệ mới thì sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại của khách hàng, thay vì đến tại ngân hàng để thực hiện mọi giao dịch thì ngày nay khách hàng có đủ tự tin và sự tin tưởng để thực hiện giao dịch của mình mà không phải đến trực tiếp ngân hàng, có thể ở bất cứ đâu cũng có thể thực hiện giao dịch của mình.

2.2.6 Kiểm định sự khác biệt trung bình bằng phương pháp One – way

Kết luận và thảo luận:

Thông qua việc khảo sát hơn 195 khách hàng, những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy Thái độ là nhân tố quan trọng nhất tác động đến Ý định trong việc sử dụng công nghệ mới - công nghệ Blockchain trong ngân hàng. Khách hàng có cảm nhận tích cực về công nghệ mới này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy việc sử dụng. Bên cạnh đó, Ý định còn chịu ảnh hưởng của nhân tố Ảnh hưởng xã hội – một nhân tố lấy từ mô hình TRA, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là không lớn. Nguyên nhân là do sự đánh giá không đồng đều của khách hàng về các biến trong nhóm nhân tố này. Phần lớn những người khảo sát đồng ý rằng họ sẽ sử dụng theo xu thế chung của xã hội chứ ít chịu ảnh hưởng bởi gia đình hay bạn bè. Bên cạnh đó, có sự khác biệt quan điểm về tác động xã hội của những khách hàng có những mức thu nhập khác nhau, tạo những luồng ý kiến trái chiều. Bởi vì, đa số những người tham gia phỏng vấn là những người trẻ tuổi, năng động, tự lập cao nên thường ít chịu ảnh hưởng từ gia đình về các dịch vụ mang tính hiện đại như công nghệ Blockchain mà phần lớn là do tâm lý xã hội, họ có xu hướng hành động theo tâm lý “đám đông”.

Sự dễ dàng sử dụng cảm nhận và lợi ích cảm nhận ảnh hưởng gián tiếp đến Ý định thông qua thái độ của khách hàng. Do đặc trưng của môi trường và đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên kết quả này là hoàn toàn hợp lý. Khi khách hàng cảm nhận được tính năng ưu việt của công nghệ Blockchain, họ nhận thức rằng đây là phương thức giao dịch hiệu quả, nhanh chóng, tiện lợi hơn so với các kênh giao dịch truyền thống khác thì họ sẽ có thái độ tích cực đối với dịch vụ, từ đó tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng.

Việc mở rộng mô hình TAM với hai nhân tố Sự tin tưởng và Sự tự chủ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Công nghệ Blockchain là công nghệ mới tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó khăn và sự không chắc chắn, vì vậy sự tin tưởng tác động trực tiếp đến Sự dễ dàng sử dụng cảm nhận của KH và tác động gián tiếp đến Thái độ, thông qua đó tác động đến Ý định. Bên cạnh đó, Sự tự chủ phản ánh khả năng, kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện các giao dịch trong ngân hàng có công nghệ mới. Nó cũng ảnh hưởng đển cảm nhận sự dễ dàng khi khi sử dụng và trải nghiệm dịch vụ mới này.Với nhân tố dễ sử dụng cảm nhận, nếu khách hàng cho rằng dịch vụ của NH là an toàn và tin cậy, họ sẽ tìm hiểu về nó cũng như lợi ích mà nó mang lại, từ đó là tăng tính hữu dụng của dịch vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngoài ra, việc bổ sung thêm hai nhân tố “Đặc điểm cá nhân” và “Rủi ro cảm nhận” là hợp lý. Do với mỗi khu vực địa lý khác nhau thì có những thói quen, phong tục tập quán cũng như lối suy nghĩ và hành động riêng biệt nên việc đưa thêm hai nhân tố này vào nghiên cứu là không thể bỏ qua. Hai nhân tố tác động trực tiếp đến Lợi ích cảm nhận và tác động gián tiếp đến Thái độ, thông qua đó tác động đến Ý định. Tương tự như việc dễ sử dụng, lợi ích cảm nhận cũng tác động đến Thái độ khi khách hàng sử dụng. Khi khách hàng cảm nhận lợi ích mà Blockchain mang lại thì họ sẽ tìm hiểu và thay đổi thái độ, quyết định đến ý định sử dụng khi có cái nhìn tích cực về nó.

Đó là kết quả của mô hình trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain này còn phụ thuộc vào tình hình tài chính và cũng như mục tiêu, phương hướng hoạt động của ngân hàng Đông Á. Với những lợi ích mà công nghệ Blockchain mang lại cho ngân hàng có thể tiết kiệm hàng tỷ USD chi phí và ngăn chặn được các hành vi gian lận. Nhưng để ứng dụng ngay hiện tại là điều khó để thực hiện do đây là công nghệ mới nên vẫn còn những đổi mới và phát triển, hoàn thiện hơn trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, về cách thức mà các giải pháp Blockchain có thể tích hợp với các hệ thống thanh toán của ngân hàng hiện tại (đặc biệt là trong hệ thống độc quyền) vẫn còn là câu hỏi khó. Để thực hiện chuyển đổi, cần phải có sự hợp tác và nhất trí giữa các bên liên quan và sẽ mất thời gian. Blockchain cũng phải đối mặt với quy định rất khác nhau của các tổ chức tài chính cũng như việc các quy định hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian. Hiện tại chưa có tiêu chuẩn hay tổ chức chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh các giao thức Blockchain. Các tổ chức cần có thời gian để xây dựng các quy định được quốc tế chấp thuận.

Cuối cùng, nếu áp dụng Blockchain thì cũng phải đặt ra thách thức về khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch, quá trình xác minh và giới hạn dữ liệu trong việc áp dụng rộng rãi Bockchain.

Từ những lí do trên, các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Đông Á nói riêng cần ứng dụng công nghệ Blockchain trong tương lai để không bị lạc hậu nhưng chỉ ứng dụng khi hội tụ các điều kiện thuận lợi ở bên ngoài như khung pháp lí rõ ràng, cơ sở hạ tầng công nghệ ở Việt Nam đủ phát triển…. và điều kiện bên trong trong chính ngân hàng Đông Á như tài chính vững mạnh,đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm,… để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất khi thực thi công nghệ mới này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3 : HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á –