• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Bình luận các nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước

Tên Tác giả Nội dung

A Comprehensive Literature Review On The Blockchain As A Technological Enabler For

Innovation

Stefan K.

Johasan

Blockchain có một số tính năng nhất định được áp dụng tốt trong ngành tài chính

Đổi mới, Phân cấp và Đổi mới Kỹ thuật số là một trong những khái niệm phổ biến nhất được tìm thấy trong tài liệu.

Blockchain

Technology and the Financial Services Market

Dr. Eric G.

Krause, Denny Nack, Dr.

Vivek K.

Velamuri, Moritz Schmidt

Hệ thống các lợi ích mà blockchain mang lại trong nhiều lĩnh vực như giao dịch thanh toán, tài chính thương mại, tự động hóa các hợp đồng,...

Bên cạnh có vẫn còn những thách thức cho những doanh nghiệp muốn ứng dụng Blockchain.

Applications of Blockchain Technology in Banking & Finance

Tejal Shah, Shailak Jani

Các ứng dụng của blockchain trong lĩnh vực ngân hàng.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Blockchain trong thanh toán di động

ThS.Đoàn Ngọc Sơn

Luận văn nghiên cứu về công nghệ blockchain và triển khai xây dựng đồng tiền số TYM, xây dựng ứng dụng mua bán sách điện tử sử dụng đồng tiền số TYM.

Công nghệ

Blockchain và lĩnh vực ngân hàng

ThS.Giang Thị Thu Huyền

Bài báo này là để làm rõ Blockchain là gì, phân tích hoạt động của nó, thảo luận về một số trường hợp sử dụng trong ngành ngân hàng, những thách thức của nó, cũng như đưa ra kết luận.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhận xét:

A Comprehensive Literature Review On The Blockchain As A Technological Enabler For Innovation (2017) - là tài liệu tổng hợp tri thức nhằm tham khảo nghiên cứu về công nghệ Blockchain trong ngân hàng. Ưu điểm của bài nghiên cứu này là tài liệu cung cấp toàn diện và chi tiết về tình trạng công nghê, các cấp bậc đổi mới, các cung cấp các yếu tố cần thiết để thành công trong việc đổi mới sáng tạo công nghệ Blockchain. Tuy nhiên, lĩnh vực nghiên cứu này còn quá rộng để ứng dụng vào ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Đông Á nói riêng.

Applications of Blockchain Technology in Banking & Finance (2018)nghiên cứu về công nghệ Blockchain trong ngân hàng. Bài tiểu luận phân tích chi tiết khái niệm Blockchain, lợi ích và cách thức hoạt động của Blockchain. Ngoài ra, nghiên cứu còn tổng hợp và phân tích các trưởng hợp ứng dụng công nghệ Blockchain ở Ấn Độ một cách chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, đây chỉ là tài liệu để tham khảo vì Việt Nam là một nước đang phát triển ở Châu Á có những điều kiện và đời sống, phong tập, tập quán cũng như cách thức thực hiện nghiệp vụ, quy trình trong ngân hàng khác với Ấn Độ.

Do đó, việc rập khuôn nghiên cứu này là không khả thi.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Blockchain trong thanh toán di động (2017), đây là bài luận văn thạc sĩ Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ Hà Nội.

Do đó, bài nghiên cứu nghiêng về phân tích phần công nghệ tức là về lý thuyết toán học cơ bản, các kỹ thuật chính liên quan tới công nghệ Blockchain ngôn ngữ lập trình, quy trình,cách thức tạo ra một sản phẩm Blockchain có ứng dụng thực triễn vào thanh toán di động. Ưu điểm của bài luận văn là xây dựng một sản phẩm công nghệ Blockchain và ứng dụng nó vào thực tiễn thanh toán di động. Tuy nhiên, bài nghiên chỉ ứng dụng vào mảng nhỏ của một ngành tài chính đó là mảng thanh toán, ngoài ra công nghệ mới này vẫn còn có thể ứng dụng được nhiều hơn trong ngân hàng.

Công nghệ Blockchain và lĩnh vực ngân hàng (2018) - là một bài viết trong Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng của Học viện Ngân hàng. Ưu điểm của bài báo này là phân tích các vấn đề trong ngân hàng được Blockchain giải quyết, và cung cấp thông tin về lợi ích và thách thức khi muốn ứng dụng Blockchain trong ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết còn chưa đi sâu vào phân tích khả năng ứng dụng và

Trường Đại học Kinh tế Huế

triển khai tại ngân hàng.

Từ những bài nghiên cứu trên, có thể thấy được khoảng trống chưa được nghiên cứu là khả năng ứng dụng, những nhân tố ảnh hưởng đến ý định của khách hàng khi ứng dụng một công nghệ mới – Công nghệ Blockchain vào ngân hàng. Do có cơ hội được thực tập tại ngân hàng TMCP Đông Á nên mình quyết định làm bài nghiên cứu về phân tích khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế.

1.2.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain tại các ngân hàng trên thế giới Bất chấp sự phức tạp, ngành ngân hàng vẫn bị ám ảnh bởi hệ thống chậm chạp có thể mất hàng giờ hoặc vài ngày để xác nhận các giao dịch cơ bản như bán cổ phiếu hoặc chuyển tiền. Tuy nhiên, việc Barclays tiến hành một giao dịch đột phá (liên quan đến xuất khẩu bơ) bằng việc sử dụng ứng dụng công nghệ Blockchain vào năm 2016 cho thấy điều này đang dần thay đổi. Trong tương lai gần, sự gia tăng tốc độ dịch vụ ngân hàng sẽ đi liền với sự gia tăng số lượng nhà môi giới và phòng thanh toán bù trừ đóng cửa. Các ngân hàng lớn thậm chí đang dự kiến sử dụng ứng dụng Blockchain để làm lại hệ thống SWIFT - được sử dụng trong cách giao dịch liên ngân hàng toàn cầu.

Không lâu sau, những tiên đoán đều trở thành sự thực, các tổ chức tài chính thế giới và nhiều ngân hàng đồng loạt nghiên cứu ứng dụng Blockchain vào các hoạt động nghiệp vụ của mình. Ứng dụng Blockchain vào tài chính được xem như là một cách để cắt giảm chi phí và thời gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng, cũng như tạo ra hệ thống giao dịch an toàn hơn các định chế xưa cũ.

3 ngân hàng lớn của Nhật Bản gồm Mizuho Bank, Sumitomo Mitsui Banking và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ đã công bố việc áp dụng công nghệ blockchain trong dự án chuyển tiền ngang hàng. Đây là một phần trong những nỗ lực cung cấp dịch vụ tài chính an toàn, bảo mật cao với chi phí thấp - một lĩnh vực mà các ngân hàng lớn đang bị bỏ xa bởi các đối thủ nhỏ hơn bởi lâu nay, các ngân hàng này thường bị người tiêu dùng phàn nàn vì phí dịch vụ chuyển tiền cao.

Tại Châu Á, OCBC Bank là ngân hàng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ blockchain trong dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế, làm tăng hiệu suất, sự minh bạch, giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm cho khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) đang thử nghiệm dùng Blockchain cho các khoản thanh toán giữa các chi nhánh ở Mỹ và Canada. CNBC đưa tin Hãng IBM đang xây dựng công nghệ Blockchain dành riêng cho 07 ngân hàng lớn nhất châu Âu (gồm Deutsche Bank, HSBC, KBC, Natixis, Rabobank, Societe Generale và Unicredit) để tăng hiệu quả giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngân hàng Wells Fargo và Commonwealth Bank of Australia cũng từng dùng Blockchain để xử lý và thực hiện các chuyến xuất khẩu cotton từ Mỹ sang Trung Quốc…

Tại thời điểm này, nhiều tổ chức tài chính đang có cuộc chiến tranh giành nhau nhằm hình thành các liên minh mới để thương mại hóa công nghệ blockchain. Đáng kể nhất chính là liên minh R3 của 3 ngân hàng lớn nhất của nước Úc bao gồm Westpac, Commonwealth, NAB cùng với 40 ngân hàng và hàng loạt tổ chức tài chính khác trên toàn thế giới.

1.2.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain tại các ngân hàng trong nước Từ đầu tháng 11/2019, giao dịch chuyển tiền quốc tế qua TPBank sẽ nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn rất nhiều so với trước đây, nhờ việc TPBank đã ứng dụng thành công công nghệ blockchain thông qua RippleNet, một nền tảng được phát triển bởi SBI Ripple Asia, liên doanh giữa Ripple Labs, Inc (USA) và SBI Holdings.

RippleNet là nền tảng hỗ trợ giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng hơn thông qua việc sử dụng Công nghệ Sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology) dựa trên nền tảng Blockchain và API hiện đại. Bằng việc tham gia RippleNet, các thông tin, trạng thái của từng giao dịch được cập nhật ngay lập tức đến tất cả các bên, đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch, các lệnh chuyển tiền được thực hiện ngay, không gặp lỗi và với chi phí thấp.

Tham gia vào RippleNet, các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về TPBank sẽ nhanh chóng hơn, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn, minh bạch, dòng tiền vẫn được chuyển hợp pháp qua các ngân hàng nước ngoài về Việt Nam, được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối cũng như các quy định về phòng chống rửa tiền.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình 1.7:Mô hình giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng bằng Blockchain (Nguồn: Internet) Đây là hình ảnh của NAPAS đã phối hợp cùng ba ngân hàng VietinBank, VIB và TPBank, thực hiện thử nghiệm thành công giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng bằng blockchain vào tháng 7/2018.

Trong giao dịch này, mỗi ngân hàng đóng vai trò như một nút mạng (node), kết nối vào một hạ tầng điện toán đám mây dùng riêng cùng NAPAS. Khi áp dụng blockchain, cơ quan quản lý vẫn có thể theo dõi hệ thống, quản trị rủi ro và kiểm soát hệ thống như bình thường.

Đại diện của NAPAS cũng cho biết, ứng dụng blockchain giúp tăng cường tính tường minh. Giao dịch giữa người mua và người bán được ghi nhận trong sổ cái mở và có thể truy vết bất cứ lúc nào. Bằng chứng giao dịch điện tử có thể được sử dụng để thay thế các chứng từ nộp tiền hiện nay đang sử dụng trong các dịch vụ công.

Bên cạnh đó, ứng dụng blockchain còn giúp giảm chi phí, giảm rủi ro giao dịch:

Chi phí xử lý giao dịch giảm do các quy trình thanh toán được đơn giản hóa tối đa.

Các giao dịch có độ bảo mật cao, giảm thiểu rủi ro và gian lận.

Việc giảm phí đến mức thấp nhất cho phép mở rộng dịch vụ tài chính đến nhiều đối tượng khách hàng và đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ hơn, hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ