• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH

1.2. Dịch vụ lữ hành và các nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành

1.2.4. Kinh doanh lữ hành và các nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành

1.2.4.1. Kinh doanh lữ hành

Khái niệm kinh doanh lữhành

Kinh doanh lữhành (Tour operators bussiness) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòngđại diện tổchức các chương trình và hướng dẫn du lịch.

Tiếp cận theo nghĩa rộng: Kinh doanh lữ hành bao gồm tất cả hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó.

Cách tiếp cận lữ hành theo nghĩa rộng cho phép nghiên cứu hoạt động lữ hành ở một phạm vi rộng lớn. Nhờ vào đó, kinh doanh lữ hành được xem như là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện các công việc quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đính lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành cũng có thể là kinh doanh một hay nhiều dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác của khách du lịch.

Tiếp cận theo nghĩa hẹp: Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi, giải trí… thì kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động liên quan đến tổ chức các chương trình du lịch. Theo cách tiếp cận này, trong Luật Du Lịch Việt Nam (2017) đãđưa ra định nghĩa “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và

Trường Đại học Kinh tế Huế

tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”

( Mục 9– Điều 3 luật Du lịch, 2017).

Phân loại kinh doanh lữhành

Việc phân loại kinh doanh lữ hành là tiền đề cho xác định một doanh nghiệp lữ hành đang đi theo hướng kinh doanh nào và cũng dễ dàng trong nhận biết thế mạnh của doanh nghiệp. Phân loại kinh doanh lữ hành dựa vào 3 căn cứ chính là:

Tính chất hoạt động tạo ra sản phẩm, Phương thức và phạm vi hoạt động và theo Luật Du Lịch Việt Nam năm 2007.

a. Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm

 Kinhdoanh đại lý lữhành

 Kinh doanh chương trình du lịch

 Kinh doanh tổng hợp

b. Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động

 Kinh doanh lữhành gửi khách

 Kinh doanh lữhành nhận khách

 Kinh doanh lữhành kết hợp

c. Căn cứ theo luật du lịch Việt Nam năm 2017

 Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam

 Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài

 Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài

 Kinh doanh lữhành nội địa

Đặc điểm kinh doanh lữhành

Kinh doanh lữhành là ngành có những khác biệt rất lớn với ngành kinh doanh hàng hóa thông thường, nên mang những đặc điểm riêng sau:

 Sản phẩm là những dịch vụchủyếu dưới dạng vô hình

 Qúa trình sản xuất và quá trình tiêu dùng đồng thời diễn ra khi có sự tham gia của khách

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Người tiêu dùng khó cảm nhận được sự khác biệt trước khi tiêu dùng sản phẩm lữhành

 Các sản phẩm của doanh nghiệp lữhành rất khó bảo hộquyền sởhữu

 Hoạt động kinh doanh lữ hành thường được triển khai trên một phạm vi địa lý không giới hạn, cả trong nước và ngoài nước

 Hoạt động kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét đối với từng đoạn thị trường

Vai trò kinh doanh lữhành

Kinh doanh lữ hành dựa trên sự liên kết của các nhóm liên quan như doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ, khách du lịch, điểm đến du lịch. Kinh doanh lữhành ra đời đóng góp những vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch nói chung. Bên cạnh đó, đã nhận thấy được vai trò thực sự, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi nhóm nhưsau:

-Đối với nhà kinh doanh lữ hành: Phân phối các sản phẩm du lịch ở vai trò trung gian, đồng thời mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất, khách du lịch, điểm đến du lịch và cho chính nhà kinh doanh lữ hành. Từ đó, nâng cao vịthế và uy tín trên thị trường lữ hành nhờ có lượng khách lớn và sự ưu đãi của các nhà cung cấp và điểm đến du lịch.

-Đối với nhà cung cấp dịch vụ riêng lẻ: Nhờ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đối tác cung cấp dịch vụriêng lẻtiêu thụsản phẩm với số lượng lớn, bảo đảm việc cung cấp và tiêu thụsản phẩm một cáchổn định và thường xuyên.

-Đối với khách du lịch: Khi sử dụng dịch vụcủa nhà kinh doanh lữhành có thể có các lợi ích như tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công việc, chi phí thấp hơn nhưng kết quả cao hơn so với tự thực hiện chuyến đi. Việc chi tiêu khi đi du lịch, đặc biệt là khi ra nước ngoài sẽ khiến du khách gặp các khó khăn, nhưng với Tour du lịch trọn gói, du khách được biết trước giá các dịch vụ tiêu dùng và thanh toán trước. Hơn nữa, trong các Tour trọn gói sẽ có hướng dẫn viên dẫn đoàn sẽ chia sẻ về điểm đến giúp du khách có thêm tri thức về các điểm thu hút tham quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Đối với điểm đến du lịch: Kinh doanh lữ hành là tạo ra mạng lưới Marketing quốc tế để thu hút khách và nhiệm vụ là đưa khách tới điểm đến mong muốn. Điểm đến được các đơn vị kinh doanh lữ hành gián tiếp quảng bá hình ảnh và mang đến lượng khách. Nhờ vậy điểm đến sẽnhận được nhiều lợi ích kinh tế từ việc lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí,… của du khách.

Hệthống sản phẩm kinh doanh -Các dịch vụtrung gian

Sản phẩm chủ yếu do các đại lý cung cấp, các đại lý sẽ thực hiện bán sản phẩm, dịch vụcủa các nhà sản xuất tới khách du lịch. Các dịch vụnày chủyếu gồm:

+ Đăng kí chỗvà bán vé máy bay

+ Đăng kí chỗ và bán vé trên các phương tiện khác như oto, tàu thủy, đường thủy, đường sắc

+ Môi giới cho thuê oto

+ Môi giới và bán bảo hiểm du lịch + Đặt phòng khách sạn

+ Các dịch vụmôi giới trung khác

- Các chương trình du lịch trọn gói: cung cấp các dịch vụ trọn gói là hoạt động kinh doanh đặc trưng của các công ty lữ hành, các công ty này liên kết sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ riêng lẻtạo thành một sản phẩm trọn gói hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp

-Các hoạt động kinh doanh du lịch lữhành tổng hợp

Theo đà phát triển, các công ty lữ hành dần mở rộng phạm vi hoạt động của mình trở thành người trực tiếp sản xuất các sản phẩm du lịch. Đây thường là những công ty lữ hành lớn trên thếgiới, hoạt động hầu hết trong những lĩnh vực liên quan đến du lịch và có mạng lưới trên nhiều nước.

+ Kinh doanh nhà hàng, khách sạn

+ Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí

+ Kinh doanh vận chuyển du lịch hàng không, đường thủy

Trường Đại học Kinh tế Huế