• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH

1.6. Cơ sở thực tiễn

Thành phố huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hóa. Đến nay, không còn một vùng nào có một số lượng lớn các di tích mà những di tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở cố đô này. Là thành phố duy nhất trong nước vẫn còn giữ được dáng vẻcủa một thành phố thời phong kiến và nguyên vẹn kiến trúc của một nền quân chủ. Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá, chính vì thếchính phủ đã xếp hạng các di tíchở cố đô Huế như là một tài sản vô cùng quí giá và các di tích văn hóa cố đô Huếcũng đãđược UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới. Bên cạnh đó, Huế còn có nhiều cảnh đẹp như Vườn Quốc Gia Bạch Mã, Vịnh Lăng Cô, Núi Ngự,… Ngoài ra khi nhắc đến Huế thì không thểthiếu đến làẩm thực cung đình Huế tinh túy được xem là cốt lõi văn hóa ẩm thực Đại Việt và Huếcòn hấp dẫn bởi những lễhội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Hệthống giao thông ở Huế rất thuận tiện, an ninh trật tự xã hôi cũng khá là ổn định và một điểm

Trường Đại học Kinh tế Huế

không thiếu ở Huế là con người ở đây thân thiện, thật thà và cực kì hiếu khách chính là những điểm thu hút khách du lịch tìm đến để đi du lịch ởThừa Thiên Huế.

Từ tháng 5/2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng thị trường du lịch Thừa Thiên Huế đang dần có những dấu hiệu phục hồi tốt.

Theo Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng lượt khách đến địa phương trong tháng 5/2020 đạt 63,618 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 6,112 lượt khách, khách nội địa đạt 57,506 lượt khách, khách lưu trú đạt 52,219 lượt.

Trong tháng 6/2020, tình hình khách du lịch đến Huế tiếp tục tăng mạnh với 131,150 lượt khách, trong đó có 5,082 khách quốc tế và 126,068 khách nội địa, khách lưu trú 75,207 lượt. Công suất sửdụng phòng bình quân của các cơ sở lưu trú đạt khoảng 23%. Khách du lịch nội địa đến Thừa Thiên Huế thường đi theo từng nhóm gia đình, thời gian ngắn, chủyếu vào dịp cuối tuần.

Bên cạnh những điểm đến quen thuộc trong hành trình tham quan Quần thểdi tích Cố đô Huế. Hiện nay, xu hướng của khách du lịch nội địa là muốn trải nghiệm những tour khám phá khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, suối thác, nghỉ ngơi tại những bãi biển đẹp như Thuận An, Lăng Cô. Vào dịp cuối tuần, công suất phòng ởcác nhà nghỉ thuộc khu vực bãi biển Thuận Anởhuyện Phú Vang có thể đạt từ80%

- 100%.

Theo Tổng Cục Du Lịch, dịch bệnh COVID -19 gây ra rất nhiều khó khăn cho du lịch cả nước. Ở một số địa phương, lượng khách giảm đến 80% - 90%, lao động trong ngành đều nghỉ việc, hoặc tạm thời nghỉ việc không lương, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Huế là một trong ít địa phương đang duy trì được lượng khách, đó kết quảphải được ghi nhận.

Ông Ngô Hoài Chung yêu cầu, đối với Huếhiện nay, ngoài triển khai tốt hơn nữa các giải pháp về phòng chống dịch bệnh COVID – 19, quan trọng nhất là làm sao cốgắng duy trì hoạt động du lịch. Huếcần nỗlực chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá điểm đến an toàn, có các gói kích cầu thu hút khách,… đểgiúp ngành du lịch có một sức khỏe đủ tốt, chịu được giai đoạn khủng hoảng như hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

nay, tạo tiền đề cho sự bức phá khi dịch bệnh kết thúc, sau một thời gian dài nhu cầu đi du lịch bịkìm nén.

Thời điểm sau dịch bệnh, các đơn vịlữhành và lưu trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá để cạnh tranh, thu hút du khách. Đó cũng là yếu tốquan trọng khuyến khích thị trường du lịch nội địa khôi phục trởlại.

Một điểm mới đối với du lịch Thừa Thiên Huếvào thời gian sau dịch bệnh là tăng cường quảng bá hình ảnh vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên, vẻ đẹp mới lạ ở những điểm di tích trên mạng xã hội, qua đó tạo sức hút đểdu khách tìm đến khám phá. Đồng thời những năm gần đây, Cố đô Huế còn được biết đến như một “phim trường” của nhiều bộphim Việt Nam gây sốt véở những rạp chiếu như “Mắt biếc”,

“Gái già lắm chiêu 3”, hay là bối cảnh cổ trang của nhiều MV ca nhạc với lượng xem lớn. Sau khi những sản phẩm này được giới thiệu ra mắt, trình chiếu, sức hút khách du lịch tìm đến những địa điểm được ghi hình tại Thừa Thiên Huế rất lớn.

Qua đó, góp phần quan trọng để giới thiệu vẻ đẹp yên bình, thơ mộng, cổkính của mảnh đất xứHuế đến với du khách gần xa.

Quyền giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Hữu Minh cho biết, thời gian tới, địa phương sẽtiếp tục đa dạng, nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch, tập trung các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, phát triển các điểm vui chơi giải trí, nhất là các điểm dịch vụvề đêm. Đồng thời, tỉnh thúc đẩy công tác xúc tiến, quảng bá, tập trung vào thị trường khách du lịch nội địa, thông qua các chương trình, hình thức quảng bá, tập trung vào thị trường khách du lịch nội địa, thông qua các chương trình, hình thức quảng bá phù hợp trong tình hình mới. Bên cạnh đó, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế sẽ sớm tham mưu cho lãnh đạo tỉnh ban hành chính sách giảm trừphí tham quan tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến với vùng đất Cố đô.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung ở chương này, đã trình bày một cách hệthống các khái niệm dịch vụ, chất lượng dịch vụ, dịch vụ lữ hành. Chất lượng dịch vụ lữhành là một khái niệm rất khó để đánh giá. Mặc dù đã có nhiều tiêu chí đánh giá phổ biến trên thếgiới và Việt Nam, tuy nhiên chúng vẫn chưa phải là hệthống tiêu chí đánh giá toàn vẹn và hữu hiệu nhất, vì vậy yêu cầu vềmột hệthống tiêu chí chặt chẽ luôn là cần thiết để thểhiện tính lý luận vềchất lượng dịch vụlữ hành được chặt chẽ hơn.

Đồng thời các khái niệm này cũng như là một công cụ hữu hiệu để đánh giá chất lượng dịch vụlữhành nội địa của công ty Global Travel.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤLỮHÀNH