• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm thực tiễn về tạo động lực làm việc cho người lao động của một

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về tạo động lực làm việc cho người lao động của một

Tiền lương

Các quan hệ con người

Các điều kiện làm việc

Trên thực tế không phải yếu tố nào tác động đến người lao động đều tác động đến động lực lao động và sự thoả mãn công việc (nhóm 1) hay duy trì động lực và sự thoả mãn (nhóm 2). Mặc dù vậy qua học thuyết này của Herzberg đã giúp các nhà quản lý nhận ra được vai trò của việc tạo động lực cho người lao động.

Từ trên ta thấy các yếu tố tạo động lực lao động lại nằm chính trong công việc còn các yếu tố duy trì hay triệt tiêu động lực lại nằm trong môi trường làm việc. Vì thế nhà quản lý muốn tăng cường động lực cho người lao động cần phải cải thiện môi trường làm việc, tạo nhiều cơ hội và khen ngợi kịp thời tới những nhân viên có thành tích tốt, tạo cho nhân viên sự yêu thích, đam mê, gắn bó với công việc của mình.

Rõ ràng động lực là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra sự thoả mãn trong công việc và các yếu tố duy trì là nguyên nhân ngăn ngừa sự không thoả mãn của người lao động.

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về tạo động lực làm việc cho người lao động

1.2.1.1 Kinh nghiệm củaCông ty Cổ phần Vận tải Trường An

Vì tiền lương là một vấn đề quan trọng đối với người lao động vậy nên Công ty không ngừng mở rộng quỹ lương bằng cách mở rộng thị trường hoạt động sản xuất, đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm mang lại lợi ích cho Công ty từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Công ty đã áp dụng các chính sách khen thưởng công khai, rõ ràng, minh bạch nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động, tạo cảm giác công bằng cho người lao động.

Xác định hệ thống các nhu cầu của người lao động trong Công ty là một việc làm hết sức quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động. Việc xác định được nhu cầu của người lao động giúp cho người quản lý nắm rõ nhu

cầu của người lao động từ đó tìm cách thức làm thỏa mãn nhu cầu đó sẽ giúp cho người lao động thay đổi hành vi đồng thời khuyến khích người lao động làm

việc. Vì vậy Công ty đặc biệt quan tâm đến công tác này. Hiện nay, Ban quản lý Công ty Cổphần Vận tải Trường An đã thực hiện công tác xác định nhu cầu của người lao động một cách có hệ thống, thực hiện công việc theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của cấp trên và lắng nghe ý kiến, đóng góp của cấp dưới. Đánh giá nhu cầu của người lao động thông qua kinh nghiệm và quá trình tiếp xúc trực tiếp với người lao động thông qua công việc. Công tác này đang được thực hiện và dần phát triển thêm trong những năm sắp tới.

Ngoài ra, Công ty chú trọng hơn nữa về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động nhằm xây dựng được đội ngũ nhân viên có trìnhđộ chuyên môn, tay nghề cao.

1.2.1.2 Kinh nghiệm củaCông ty TNHH Vận tải Thương mại Trường Hưng:

Công ty duy trì việc áp dụng chế độ trả lương phụ thuộc vào số chuyến đối với nhân viên lái xe và theo ngày công đối với nhân viên văn phòng, nhân viên phân xưởng đã thúc đẩy được tinh thần làm việc của họ. Đồng thời, Công

Trường Đại học Kinh tế Huế

ty còn đang có phương hướng mở rộng lĩnh vực kinh doanh nhằm tăng doanh thu cho Công ty và tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Công ty đang duy trì và phát triển hơn nữa về chính sách khen thưởng, trợ cấp, phúc lợi cho người lao động nhằm tạo động lực cho người lao động và sự gắn bó lâu dài của người lao động tại Công ty. Chế độ trợ cấp như: chế độ hưu trí, thai sản, tai nạn lao động, ốm đau bệnh tật,… đang được duy trì và ngày càng mở rộng. Về chính sách khen thưởng Công ty phát triển theo 2 hướng:

thông qua vật chất và tinh thần. Giúp cho người lao động cảm thấy thích thú và thỏa mãnđược nhu cầu của họ.

Với đội ngũ cán bộ nhân viên hiện có và khả năng trình độ của người lao động đã ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nên Công ty dành sự quan tâm đặc biệt đến về vấn đề đào tạo và thăng tiến cho người lao động giúp người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề để khẳng định vị trí của mình trong công việc cũng như trong xã hội. Nhằm tạo động lựclàm việc cho người lao động.

1.2.2 Bài học đối với Công ty Cổ phần Vận tải Hùng Đạt

Qua tìm hiểu về công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Cổ phần Vận tải Trường An và Công ty TNHH Vận tải Thương mại Trường Hưng cho thấy để tạo được động lực cho người lao động cần có sự quan tâm từ Ban lãnh đạo Công ty để đưa ra các phương hướng, chính sách hoạt động nhằm đạt được kết quả tốt. Cần có những cơ chế khen thưởng phù hợp, công khai, rõ ràng.

Ban lãnhđạo phải luôn là người làm gương và thúc đẩy lao động làm việc, tránh tình trạng tạo áp lực, bất mãn gây ức chế cho người lao động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bên cạnh đó để tạo động lực cho người lao động không chỉ có quan tâm đến tiền lương. Công ty cần quan tâm tới nhân viên của mình, các chế độ chính sách, chăm lo đời sống tinh thần của người lao động như tổ chức các buổi ngoại

Trường Đại học Kinh tế Huế

khóa, tăng cường đề cao làm việc tập thể, tạo sự đoàn kết và phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận và các cá nhân trong tập thể.

Ban lãnh đạo Công ty nên tạo không khí làm việc vui vẻ, đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, tạo được mối quan hệ mật thiết giữa cấp trên và cấp dưới, giữa những người đồng nghiệp với nhau để người lao động luôn cảm thấy mình được làm việc trong môi trường văn minh, văn hóa để từ đó tạo được cảm giác thoải mái, muốn làm việc cho họ nhằm nâng cao năng suất lao động cho Công ty.

Phải có chính sách đề bạt, thăng tiến rõ ràng. Phải chú trọng vào công tác này để người lao động nổ lực không ngừng. Nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả trong kinh doanh.

Các nhà quản lý phải xây dựng môi trường làm việc an toàn, đầy đủ phương tiện vật chất để người lao động yên tâm trong công việc. An toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc được chú trọng tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng cho người lao động chuyên tâm làm việc.

Nhà quản lý luôn luôn lắng nghe, xem xét những ý kiến, đóng góp, phản hồi của người lao động từ đó đưa ra những cách giải quyết hợp lý, hiệu quả, thuyết phục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1 đã làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp, làm rõ và phân tích khái niệm về động lực và tạo động lực cho người lao động, phân tích nhữngyếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động và vai trò quan trọng của động lực trong cuộc sống cũng như trong công việc. Bên cạnh đó, chương 1 còn đề cập đến nội dung của công tác tạo động lực cho người lao động và những vấn đề liên quan, những kinh nghiệm từ một số Công ty khác cùng kinh doanh trong ngành Vận tải. Từ đó, rút ra được một số bài học quý báu cho Công ty Cổ phần Vận tải

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hùng Đạt, nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động để nâng cao năng suất lao động, đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao.