• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công tác tạo động lực thông qua tiền lương, tiền công

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải Hùng Đạt

2.2.1 Công tác tạo động lực thông qua tiền lương, tiền công

Tiền lương luôn luôn là vấn đề được quan tâm trong Công ty Cổ phần Vận tải Hùng Đạt và đây là được xem như là công cụ để tạo động lực cho người lao động làm việc và gắn bó lâu dài với Công ty. Đây là một hình thức kích thích tinh thần làm việc của người lao động bằng vật chất rất hiệu quả và mang lại những kết quảkhông ngờ.

Chính sách lương của Công ty phụthuộc vào tính phức tạp của công việc đòi hỏi người lao động phải có trình độ, kinh nghiệm cao. Công việc càng phức tạp thì tiền lương càng cao. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tính trách nhiệm trong công việc: Các vị trí công việc càng cao kéo theo phần trách nhiệm cũng tăng thêm; Công việc càng gắn với trách nhiệm cao thì tiền lương càng cao. Khả năng tài chính của Công ty. Và mức sống, tình hình giá cả sinh hoạt trên thị trường.

Cụthể hình thức trả lương của Công ty như sau: Đảm bảo nguyên tắc trả lương công khai, công bằng trước toàn thể nhân viên; đúng và đủ với công sức, sức lực mà người lao động đã cống hiến.

Hình thức trả lương theo thời gian đối với khối gián tiếp phục vụ sản xuất, bao gồm: Ban giám đốc Công ty, Văn phòng Công ty, Phòng Kế toán–Tài chính, Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Pháp chế, Phòng điều hành, Phòng Kinh doanh, Phòng Thủkho, Phòng vật tư, Phân xưởng–Sửa chữa,…

Công thức tính lương như sau:

TLi = MLcbi + Lltgi+ Ltci + PCi Trong đó:

 TLi: Tiền lương của nhân viên i

 MLcbi: Mức lương cơ bản của nhân viên i

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Lltgi: Lương làm thêm giờcủa nhân viên i

 Ltci: Lương tăng ca của nhân viên i

 PCi: Các khoản phụcấp của nhân viên i

Tiềnlương của khối gián tiếp phục vụsản xuất phụ thuộc vào mức lương cơ bản, lương làm thêm giờ, lương tăng ca và các khoản phụcấp.

Hình thức trả lương theo sản phẩm đối với nhân viên lái xe:

TLi = MLcbi + ∑(Số chuyến *ĐGi) +PC Trong đó:

 TLi: Tiền lương của nhân viên i

 MLcb: Mức lương cơ bản của nhân viên i

 ĐGi: Đơn giá của chuyến i

 PC: Các khoản phụcấp

Như vậy mức lương của nhân viên lái xe phụ thuộc chủ yếu vào số chuyến mà họ đã đi được tạo cho họ động lực để hăng hái, siêng năng làm việc.

Từ đó, làm cho kết quảhoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn.

Dưới đây là bảng lương bình quân tháng được phân theo loại lao động tại Công ty CPVT Hùng Đạt qua 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017:

Ta thấy mức lương bình quân của cán bộ, nhân viên trong công ty có xu hướng tăng qua các năm. Lương trung bình của lãnh đạo Công ty cao hơn gấp đôi lương lãnh đạo và nhân viên văn phòng và gần gấp ba khối công nhân phân xưởng– sửa chữa. Đây là mức chênh lệch khá lớn, đã tính đến trách nhiệm của công việc và trìnhđộ chuyên môn.Nhưng xét về khía cạnh công việc thìđội ngũ công nhân phân xưởng–sửa chữa lại là đội ngũ làm việc vất vả hơn.

Vì đặc thù công ty là công ty vận tải nên không phân biệt ngày lễ và thường xuyên làm thêm ngoài giờ, không có ngày nghỉ do khối lượng công việc nhiều, tiến độgấp rút mà nhận lực luôn trong tình trạng thiếu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4:Lương bình quân theo loại lao động tạiCông ty CPVT Hùng Đạt giai đoạn 2015-2017

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉtiêu Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

2016/2015 2017/2016 (+/-) % (+/-) % Lãnhđạo Công ty 16,20 17,00 17,80 0,80 4,94 0,80 4,71 Quản lý và nhân viên văn

phòng

6,80 7,20 8,50 0,40 5,88 1,30 18,06

Công nhân phân xưởng sửa chữa

4,50 5,80 6,40 1,30 28,89 0,60 10,34

Bình quân chung 9,17 10,00 10,90 0,83 9,05 0,90 9,00

(Nguồn: Phòng Tổchức–Hành chínhCông ty CPVT Hùng Đạt) Với mức lương như trên ta có thể thấy rằng bộphận văn phòng làm việc ít vất vả hơn nhưng lại được hưởng mức lương cao. Vì vậy cần phải có những cải thiện mới nhằm tạo động lực cho người lao động.

Tiền lương bình quân của Công ty CPVT Hùng Đạt tương đối cao hơn các doanh nghiệp khác có cùng ngành.Vì vậy mà tiền lương đã trở thành một nhân tốrất lớnảnh hưởng đến động lực lao động trong Công ty. Mặt khác, Công ty đã duy trì và gia tăng tốc độ tăng lương bình quân ởmức ổn định, tạo ra sự an tâm cho người lao động khi làm việc.

Để biết được thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty thông qua tiền lương, dưới đây là kết quảcủa tiến trình khảo sát đã thu lại:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.5: Đánh giá của người lao động về tiền lương tại Công ty CPVT Hùng Đạt

Chỉtiêu

hiệu

Mức độ đánhgiá (%)

Bình quân chung

( )

1 2 3 4 5

Tiền lương xứng đáng với năng lực làm việc của anh/chị.

TL1 0 0 25,9 38,5 35,6 4,10

Tiền lương được trả đầy đủ TL2 0 8,9 17,8 44,4 28,9 3,93 Tiền lương được trả đúng hạn TL3 0 1,5 20,7 45,9 31,9 4,08 Tiền lương hiện tại của Công ty đủ

đểtrang trải cuộc sống của anh/chị.

TL4 0 0 26,7 40,7 32,6 4,06

Tiền lương được trảcông bằng. TL5 3,7 34,8 26,7 31,9 3,0 2,96 Tiền lương được trảcông khai. TL6 0 0 18,5 44,4 37,0 4,18 Khi nghỉ phép, ốm đau anh/chị vẫn

được nhận tiền lương.

TL7 0 0 12,6 54,1 33,3 4,21

(Kết quảxửlý SPSS) Qua phân tích cho thấy, tỷ lệ người lao động đồng ý và rất đồng ý về chính sách tiền lương của người lao động tại công ty chiếm phần lớn hơn. Vì vậy, có thể nói Ban lãnh đạo Công ty đã có những chính sách về lương làm cho người lao động hài lòng, đây không phải là việc làm mà bất kỳcông ty nào cũng làm được. Tiền lương là yếu tố quan trọng nhất giúp cho người lao động trang trải cuộc sống, về phần đánh giá của người lao động cho thấy họrất hài lòng về số tiền lương mà họ nhận được sau khi đã nổ lực làm việc tại công ty, mức độ đồng ý và rất đồng ý chiếm đến 73,3% đây là con số khá lớn và đặc biệt là không có người lao động nào không hài lòng về tiêu chí này, phần còn lại là 26,7% được người lao động đánh giá là trung lập, không có ý kiến. Qua đây, Công ty nên chú tâm hơn nữa về chính sách tiền lương để nhóm này dần

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiêng về ý kiến đồng ý nhằm hoàn thiện hơn về tiền lương của Công ty, góp phần duy trì và thu hút một số lượng lớn người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Theo kết quả khảo sát ở Bảng 2.5 về tiêu chí “Tiền lương được trả công bằng” được người lao động đánh giá đồng ý thấp hơn so với không đồng ý. Mức độ đồng ý chỉchiếm 34,9% trong khi mức độ không đồng ý lại chiếmđến 38,5%

cho ta thấy vấn đềtiền lương trả công bằng được người lao động đánh giá không hài lòng. Vì vậy Công ty cần có những chính sách để tạo được sự công bằng về tiền lương, để người lao động không thấy bất mãn với công việc mà họ đang làm nhằm tạo động lực cho người lao động.