• Không có kết quả nào được tìm thấy

LIÊN QUAN GIỮA SỐ LƯỢNG TINH TRÙNG DI ĐỘNG VÀ THÀNH CÔNG CỦA BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG (IUI)

BS.Dương Khuê Tú, Cổ Phí Thị Ý Nhi, Hoàng Thị Diễm Tuyết BV Từ Dũ, TP. HCM

Giới thiệu: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine insemination – IUI) là một phương pháp điều trị vô sinh được áp dụng rất nhiều đối với các trường hợp thiểu nhược tinh.

Hiệu quả của IUI phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến chất lượng tinh trùng.

Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá mối liên quan giữa số lượng tinh trùng di động sau lọc rửa và hiệu quả của IUI.

Phương pháp thực hiện: Đây là nghiên cứu thống kê mô tả, được thực hiện trên 806 chu kỳ IUI tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 1.2007 tới tháng 12.2008 với chỉ định IUI chỉ do nguyên nhân thiểu nhược tinh (được đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO). Bệnh nhân được kích thích buồng trứng bằng clomiphene citrate, hMG hoặc FSH tái tổ hợp, có thể kèm GnRH agonist.

Bơm tinh trùng được thực hiện sau tiêm hCG 36-40 giờ. Tiêu chuẩn đánh giá là tỉ lệ thai lâm sàng/chu kỳ.

Kết quả : Tỉ lệ thai lâm sàng nói chung trên chu kỳ là 12,8% . Khi tổng số tinh trùng di động sau lọc rửa <5x 106, tỉ lệ thai lâm sàng là 10,5%, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ thai lâm sàng của các trường hợp tinh trùng di động sau lọc rửa ≥ 5 x106 (13,1%) (p<0,05).

Kết luận: Khi thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung đối với các trường hợp thiểu nhược tinh, tỉ lệ thành công tăng đáng kể khi số lượng tinh trùng di động sau lọc rửa ≥ 5 x106 . Điều này góp phần tiên lượng và tư vấn cho bệnh nhân trước khi điều trị.

Influence of the postwash total motile sperm count on the success of intrauterine insemination (IUI)

Duong Khue Tu, Co Phi Thi Y Nhi, Hoang Thi Diem Tuyet

Background: Intrauterine insemination has been widely applied for the treatment of oligoasthenospermia. The outcome of IUI depends on many factors including the semen parameters. Our objective is defining the influence of the postwash total motile sperm count on the success of IUI.

Methods: This is a descriptive retrospective study comprising 806 IUI cycles at Tu Du hospital from January 2007 to December 2008. The indication for IUI was only oligoasthenospermia (evaluated according to the WHO standard criteria). All IUI cycles were preceded by ovarian stimulation with clomiphene citrate, hMG or recombinant FSH, with or without GnRH agonist. The IUI was performed 36-40 hours after hCG injection. The main outcome measure was the clinical pregnancy rate/cycle.

Results: The overall clinical pregnancy rate/cycle was 12.8%. When the postwash total motile sperm count (TMC) was <5x 106 , the clinical pregnancy rate/cycle was 10,5%, significantly lower than in the group with the postwash TMC ≥5 x106 (13.1%) (p<0.05).

145

Conclusions: The outcome of IUI used for treating oligoasthenospermia is significantly improved when the postwash TMC ≥ 5 x106. This contributes to prognosis and counseling IUI patients before treatment.

Giới thiệu

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine insemination – IUI) là một phương pháp điều trị vô sinh được áp dụng phổ biến trong các trường hợp thiểu nhược tinh. Hiệu quả của IUI phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến số lượng và chất lượng tinh trùng.

Nhiều tác giả trên thế giới đã tiên lượng thành công của IUI dựa vào chất lượng tinh trùng sau lọc rửa. Theo một số nghiên cứu, ngưỡng số lượng tinh trùng di động sau lọc rửa tối thiểu được đề nghị khi thực hiện IUI dao động từ 0,8x106 - 20x106[1-8]. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá mối liên quan giữa số lượng tinh trùng di động sau lọc rửa và hiệu quả của IUI.

Phương pháp tiến hành

Đây là nghiên cứu thống kê mô tả với mẫu là các cặp vợ chồng điều trị IUI tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 1.2007 đến tháng 12.2008 với chỉ định điều trị chỉ do nguyên nhân thiểu nhược tinh (loại trừ các nguyên nhân do vợ lớn tuổi, tắc vòi trứng, rối loạn phóng noãn…), thời gian vô sinh từ 12 tháng trở lên.

Các xét nghiệm cơ bản bệnh nhân cần thực hiện bao gồm xét nghiệm HIV, HbsAg, BW cho hai vợ chồng; siêu âm, chụp HSG cho người vợ, xét nghiệm nội tiết nếu cần; tinh dịch đồ cho người chồng. Tinh dịch đồ được đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO (Mật độ ≥ 20x106/ml, tổng số tinh trùng ≥ 40x106, tinh trùng di động tiến tới ≥ 50%), riêng hình dạng bình thường theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt (strict criteria ) ≥ 15%.

Tinh trùng được lọc rửa bằng phương pháp swim-up hoặc gradient, sau đó được đánh giá mật độ và độ di động. Bệnh nhân được kích thích buồng trứng bằng clomiphene citrate, hMG hoặc FSH tái tổ hợp, có thể kèm GnRH agonist. Siêu âm đầu dò âm đạo được thực hiện nhằm theo dõi sự phát triển nang noãn và nội mạc tử cung. Kích thích rụng trứng bằng hCG 5000IU khi có ít nhất 1 nang kích thước tối thiểu 17-19mm. Bơm tinh trùng được thực hiện sau tiêm hCG 36-40 giờ. Catheter dùng để bơm tinh trùng là Spermcath hoặc Braun. Sau khi bơm bệnh nhân đặt âm đạo micronized progesterone 200mg/ngày trong hai tuần, sau đó xét nghiệm ßhCG để xác định thai.

Tiêu chuẩn đánh giá là tỉ lệ thai lâm sàng/chu kỳ. Thai lâm sàng được xác định bằng ßhCG dương tính và có túi thai trên siêu âm.

Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS. So sánh các tỷ lệ bằng phép kiểm χ2.

Kết quả và Bàn luận

Tuổi trung bình của vợ là 28,7 ± 3,6. Thời gian vô sinh trung bình là 36,2 ± 26,8 tháng.

Tỉ lệ thai lâm sàng nói chung trên chu kỳ là 12,8%.

Khi tổng số tinh trùng di động sau lọc rửa < 5x106, tỉ lệ thai lâm sàng là 10,5%, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ thai lâm sàng của các trường hợp tinh trùng di động sau lọc rửa ≥ 5x106 (13,1%) (p<0,05). (Bảng 1)

Tỉ lệ thai lâm sàng của IUI tăng đáng kể ở nhóm tinh trùng di động sau lọc rửa ≥5 x106. Ngưỡng tinh trùng di động này phù hợp với ngưỡng đề nghị của nhiều tác giả khác trên thế giới [1, 4, 6]

146 Bảng 1

Số lượng tinh trùng di động

sau lọc rửa (x106) Số thai lâm

sàng Tổng số chu kỳ Tỷ lệ thai lâm sàng/chu kỳ(%)

< 5 9 86 10,5

≥ 5 94 720 13,1

Chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ thai lâm sàng giữa nhóm nội mạc tử cung < 8mm và ≥ 8mm (Bảng 3), cũng như giữa nhóm ≥ 3 nang có đường kính tối thiểu 16mm và < 3 nang có đường kính tối thiểu 16mm (Bảng 5). Như vậy ngoài yếu tố tinh trùng, độ dày nội mạc tử cung và số nang vượt trội cũng ảnh hưởng lên tỉ lệ thành công của IUI.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ dày nội mạc tử cung (Bảng 2) và số nang vượt trội trung bình (Bảng 4) ở 2 nhóm tinh trùng di động sau lọc rửa < 5x106 và ≥ 5x106 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Số liệu của chúng tôi được so sánh tỉ lệ với nghiên cứu của Seddigheh và cs.[9]. Đây là nghiên cứu trên các chu kì IUI do nguyên nhân tinh trùng hoặc không rõ nguyên nhân, độ dày nội mạc tử cung trung bình ở nhóm có thai là 10,1 ± 3,0, số nang vượt trội trung bình ở nhóm có thai là 2,8 ± 2,6. Như vậy, tỉ lệ thai lâm sàng giữa 2 nhóm tinh trùng di động sau lọc rửa < 5x106 và ≥ 5x106 trong nghiên cứu của chúng tôi không phụ thuộc vào độ dày nội mạc tử cung và số nang vượt trội.

Bảng 2

Số lượng tinh trùng di động sau lọc rửa (x106) Nội mạc tử cung trung bình (mm)

<5 10,64

≥5 10,27 Bảng 3

Số lượng tinh trùng di động

sau lọc rửa (x106) Tỉ lệ thai lâm sàng/chu kỳ (%) khi độ dày nội mạc tử cung (mm)

<8 ≥8

<5 33,3 8,8

≥5 11,0 13,4

Tất cả các trường hợp 12,4 12,8

Bảng 4

Số lượng tinh trùng di động sau lọc rửa

(x106) Số nang ≥ 16mm trung bình

<5 2,69

≥5 2,37 Bảng 5

Số lượng tinh trùng di động sau lọc rửa

(x106)

Tỉ lệ thai lâm sàng/chu kỳ (%) khi số nang ≥ 16mm

1 nang 2 nang ≥ 3 nang

147

<5 13,5 6,7 8,8

≥5 9,1 14,0 18,7

Tất cả các trường hợp 10,9 17,3

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ loại trừ được các yếu tố như tuổi, các nguyên nhân do vợ, độ dày nội mạc tử cung và số nang vượt trội. Thành công của IUI còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như tỉ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường, kỹ thuật bơm, dụng cụ bơm tinh trùng… Nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế vì chưa khảo sát được các yếu tố trên.

Các nghiên cứu phân tích nhiều yếu tố hơn tác động lên kết quả của IUI có thể tiên lượng được cơ hội có thai của bệnh nhân trước khi được điều trị . Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên số lượng tinh trùng di động sau lọc rửa thì chúng ta nên cân nhắc chỉ định IUI cho bệnh nhân nếu số lượng này thấp hơn 5x106.

Mặt khác, nếu nghiên cứu khảo sát trên ảnh hưởng của các đặc tính của tinh trùng (được mô tả trên tinh dịch đồ) lên kết quả của IUI thì nghiên cứu sẽ giúp các nhà lâm sàng có thể tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị sớm hơn, không phải chờ tới thời điểm sau lọc rửa để IUI.

Kết luận

Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thai lâm sàng của nhóm bệnh nhân có tinh trùng di động sau lọc rửa < 5x106 thấp hơn hẳn so với nhóm bệnh nhân có tinh trùng di động sau lọc rửa vượt trên mức này. Điều này cho phép chúng tôi tiên lượng được tỉ lệ thành công của IUI dựa trên số lượng tinh trùng di động sau lọc rửa. Đây là nền tảng giúp cho công tác tư vấn cơ hội mang thai của bệnh nhân ngay trước khi thực hiện IUI.

Tài liệu tham khảo

1. Ahmed Badawy, A.E., Effect of sperm morphology and number on success of intrauterine insemination. Fertility and Sterility, 2008.

2. Berg U, B.C., Effect of motile sperm count after swim-up on outcome of intrauterine insemination. Fertility and Sterility, 1997. 67(4): p. 747-50.

3. Emmett F.Branigan, M.A.E., Advanced semen analysis: a simple screening test to predict intraterine insemination. Fertility and Sterility, 1999. 71(3): p. 547-550.

4. Huang HY, L.C., The impact of the total motile sperm count on the success of intrauterine insemination with husband's spermatozoa. J Assist Reprod Genet, 1996.

13(1): p. 56-63.

5. Janne-Meije van Weert, S.R., Performance of the postwash total motile sperm count as a predictor of pregnancy at the time of intrauterine insemination: a meta-analysis.

Fertility and Sterility, 2004. 82(3): p. 612-620.

6. M.V. Chazaro, A.J.M., I.O. Carmona, P. Galache, P. Diaz, P. Pasquale, Total motile sperm count (TMS) as a predictor of pregnancy after sperm capacitation in intrauterine insemination. Fertility and Sterility, 2008. 90: p. S460.

7. Robert Wainer, M.A., Influence of the number of motile spermatozoa inseminated and of their morphology on the success of intrauterine insemination. Human Reproduction, 2004. 19(9): p. 2060-2065.

8. Tay PY, R.V., Kulenthran A, Sitizawiah O, Prognostic factors influencing pregnancy rate after stimulated intrauterine insemination. Med J Malaysia, 2007. 62(4): p. 286-9

148

9. Seddigheh Esmailzadeh, M.D.a., Mahbobeh Faramarzi, Endometrial thickness and pregnancy outcome after intrauterine insemination. Fertility and Sterility, 2007.

88(2): p. 432-437.

149