• Không có kết quả nào được tìm thấy

HIỆU QUẢ VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA KHÁNG SINH DỰ PHÒNG LIỀU DUY NHẤT DOXYCYCLINE 200MG TRONG HÚT THAI BA THÁNG

4. Bàn luận

Làm mù được thực hiện một cách triệt để, cả tác giả, các cộng tác viên cũng như đối tượng tham gia nghiên cứu đều không biết thuốc đang sử dụng là doxycycline hay giả dược. Vì các thuốc này có hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị như nhau và được bao bì tương tự. Các mã số thuốc được đại học Pittsburgh lưu giữ được mở ra sau khi đã hoàn tất thu thập mẫu và nhập số liệu. các đối tượng nghiên cứu với cùng một phác đồ điều trị như: gây tê cạnh cổ tử cung cho tất cả các đối tượng để loại trừ những tình huống biến chứng do thuốc giảm đau toàn thân như: nôn, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt có thể trùng lắp với tác dụng phụ của doxycycline.

Những biến số của nghiên cứu được đánh giá đặc biệt như: buồn nôn, mức độ nôn. Chúng tôi dùng thước đo thị giác có thang điểm là 100 tương ứng với 100mm, đối tượng nghiên cứu được huấn luyện trước khi đánh với những ví dụ cụ thể dễ hiểu.

Bàn luận về biến chứng nhiễm trùng sau hút thai:

Nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào bị nhiễm trùng trong hai nhóm nghiên cứu. Tuy vậy, do cỡ mẫu phân tích trong nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ, nhưng vẫn không có trường hợp nào nhiễm trùng. Có sự khác biệt này so với các tác giả khác là do chúng tôi đã sử dụng xét nghiệm chẩn đoán nhiễm c.trachomatis trước hút thai nếu kết quả dương tính chúng tôi sẽ loại khỏi nghiên cứu và điều trị theo đúng phác đồ mà CDC khuyến cáo, nên tỷ lệ nhiễm trùng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn do phát hiện và điều trị đúng tác nhân gây bệnh. Nghiên cứu chúng tôi có 7 trường hợp tái khám giữa đợt có nghi ngờ nhiễm trùng với các triệu chứng sau: sốt ớn lạnh, ra huyết nhiều, đau bụng dữ dội. Tuy nhiên, qua thăm khám và làm xét nghiệm cận lâm sàng đã không phát hiện nhiễm trùng tại tiểu khung và các đối tượng này đều không bị nhiễm c.trachomatis. Các nguyên nhân gây ra các triệu chứng này là do sót nhau thai, ứ dịch lòng tử cung nhiều và có sự phân bố đồng đều giữa hai nhóm. Tỷ lệ các biến chứng (chủ yếu sót thai, nhau) trong nghiên cứu này là 1,8% và ở mức giới hạn thấp hơn so với các tác giả khác, có lẽ do cơ sở y tế cũng như cỡ mẫu khác nhau. Các trường hợp này đều được hút kiểm tra và tiếp tục dùng thuốc nghiên cứu, không có trường hợp nào nhiễm trùng theo dõi đến cuối đợt.

Nghiên cứu của Colin B [9] dùng doxycycline 500mg liều duy nhất trước hút thai, cho thấy có sự khác biệt tỷ lệ nhiễm trùng sau hút nạo của nhóm này so với nhóm dùng giả dược.

Tuy nhiên, đối tượng phải chịu tác dụng phụ quá nhiều nhất là buồn nôn và nôn [9]. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ dùng liều doxycycline 200mg trước hút thai cho thấy không có trường hợp nào nhiễm trùng sau hút thai và đối tượng có ít tác dụng phụ hơn. Nghiên cứu của Levallois, 1988 dùng doxycycline 100mg uống trước hút thai 1 giờ và 200mg sau 2 giờ hút thai, cho thấy giảm nguy cơ nhiễm trùng sau hút nạo đến 88% (RR:0,12 với khoảng tin cậy 95% là 0,08-0,38) so với nhóm dùng giả dược [12]. Phác đồ này gần với cách dùng của chúng tôi, cho thấy hiệu quả phòng ngừa nhiễm trùng sau hút thai của kháng sinh dự phòng cao.

Bàn luận về tác dụng phụ buồn nôn

Ngay trong hút thai, nhóm dùng kháng sinh dự phòng tỷ lệ buồn nôn gần 12% cao hơn so với nhóm dùng giả dược (tỷ lệ này là 7,8%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Thường sau uống thuốc, doxycycline kích ứng niêm mạc dạ dày thực quản gây phản xạ thần kinh giao cảm, từ đó gây phản xạ co thắt và buồn nôn. Các đối tượng nghiên cứu đều được yêu

70

cầu ăn một ít trước khi dùng thuốc và bắt buộc phải chọn phương pháp giảm đau tại chỗ, để tránh tác dụng phụ của thuốc giảm đau toàn thân như: chóng mặt, buồn nôn và nôn.

Tỷ lệ buồn nôn này tăng lên gần 15% trong nhóm dùng kháng sinh dự phòng trong ngày đầu tiên khi đối tượng rời khỏi bệnh viện, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm.

Trong hai ngày đầu sau hút thai cho thấy có tăng rõ rệt tỷ lệ buồn nôn ở nhóm dùng kháng sinh điều trị khoảng 12%, trong khi nhóm dùng kháng sinh dự phòng đã giảm chỉ còn khoảng 5% vào ngày thứ hai sau hút thai. Nhóm điều trị bắt đầu dùng doxycycline nên làm tăng tác dụng phụ này. tuy nhiên, chưa có khác biệt thống kê giữa hai nhóm do nhóm dùng kháng sinh dự phòng thuốc vẫn còn tác dụng trong 48 giờ [11].

Từ ngày thứ 3 sau hút thai, nhóm dùng kháng sinh dự phòng đã giảm rõ rệt triệu chứng buồn nôn, chỉ còn hai trường hợp nôn kéo dài đến ngày thứ năm là do đối tượng này bị sót thai mà chưa đi khám lại. Trong khi nhóm dùng kháng sinh điều trị tỷ lệ này giảm ít khoảng 8,5% và kéo dài đến khi hết dùng thuốc. Nhóm điều trị có 4 trường hợp phải bỏ thuốc giữa đợt vì buồn nôn và nôn nặng, trong khi nhóm dùng kháng sinh dự phòng không có trường hợp nào bỏ cuộc.

Bàn luận về tác dụng phụ nôn mửa

Không có sự khác biệt triệu chứng nôn mửa trong lúc hút thai giữa hai nhóm nghiên cứu, có lẽ thuốc chưa có tác dụng trên đường tiêu hóa do các đối tượng này thường phải dùng thuốc trước thủ thuật 30 phút. Tuy nhiên, trong ngày đầu hút thai, nhóm dùng kháng sinh dự phòng có tỷ lệ nôn mửa nhiều hơn (15,5%) so với nhóm dùng giả dược tỷ lệ là khoảng 9,2%. Mặc dù vậy, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Trong hai ngày đầu sau hút thai, tỷ lệ nôn mửa giảm rõ rệt ở nhóm dùng kháng sinh dự phòng chỉ còn 2%, trong khi nhóm điều trị giảm ít hơn.

Những ngày sau khi hút thai, nhóm dùng kháng sinh dự phòng chỉ còn 1 trường hợp nôn là đối tượng sót thai. trong khi nhóm dùng kháng sinh điều trị vẫn không thay đổi và có 4 đối tượng phải bỏ thuốc vì nôn mửa nặng và có sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê.

nhóm dùng kháng sinh dự phòng cho thấy giảm nguy cơ bị nôn xuống 51% so với nhóm điều trị.

Các yếu tố ngưng điều trị

Nhóm dùng kháng sinh điều trị có 11 trường hợp bỏ điều trị chiếm tỷ lệ 7,7%, so với nhóm dùng kháng sinh dự phòng có 6 trường hợp (4,2%). Sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê có lẽ cỡ mẫu còn nhỏ. Lý do ngưng thuốc trong nhóm dùng kháng sinh điều trị chủ yếu do tác dụng phụ của thuốc: buôn nôn, nôn mửa, mệt khi uống thuốc, viêm lợi. Trong khi nhóm dùng kháng sinh dự phòng lý do chủ yếu là quên, mất thuốc. Số viên thuốc không uống trong nhóm dùng kháng sinh điều trị nhiều hơn, tuy vậy các đối tượng này không có nhiễm trùng sau hút thai do đã loại trừ nhiễm c.trachomatis và chỉ cần doxycycline 200 mg là đủ tác dụng phòng ngừa nhiễm trùng sau hút thai.

5. Kết luận

Nghiên cứu cho thấy vai trò phòng ngừa nhiễm trùng sau hút thai của việc sử dụng kháng sinh đơn liều trước hút thai. Phác đồ điều trị hiện tại có quá nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn và không cần thiết phải dùng dài ngày khi không có bằng chứng nhiễm trùng tại chổ trước khi tiến hành hút thai. Khi có nhiễm trùng tại chỗ như nhiễm c.trachomatis thì phác đồ này chưa đủ để điều trị triệt để tác nhân này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ môn sản ĐHYD (2007). Viêm sinh dục. Sản phụ khoa tập 2, 756-759.

2 Bộ Y tế (2002). Doxycyclin. Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ nhất, 411-413.

3 Bộ Y tế Việt Nam (2003). Chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản.

4 Dương Thị Cương (1989). Bước đầu theo dõi ảnh hưởng lâu dài của hút điều hòa kinh nguyệt đối với phụ nữ . Hội nghị tổng kết nckh và điều trị năm 1989, 57-60.

71

5 Lê Điềm (1989). Tai biến do hút điều hòa kinh nguyệt tại bệnh viện phụ sản TP.Hải Phòng trong 5 năm 1983-1987. Báo cáo chuyên đề trong đại hội lần thứ XII hội phụ sản SĐKH Việt Nam TP.HCM, 17-21.

6 Vũ Thị Nhung (2002). Nghiên cứu những tai biến và biến chứng của nạo hút thai tại TP.HCM. Luận án tiến sĩ y học, 88-109.

7 Trung tâm BVSKBMTE & KHHGĐ. (1993-1998). Báo cáo công tác BVSKBMTE &

KHHGD TP HCM.

8 Nguyễn Thị Tuyến (1998). Nhận xét về tình hình hút và nạo phá thai năm 1993-1994 tại TTBVSKBMTE_KHHGD tỉnh Thanh Hóa. Nội san phụ sản Vinagofpa(1), 80-88.

9 Colin brewer. (1980). Prevention of infection after abortion with a supervised single dose of oral doxycycline. Br j obstet gynaecol, 281, 780-781.

10 George f sawaya and deborah grady. (1996). Antibiotics at the times of induced abortion:

the case for universal prophylaxis bases on a meta-analysis. Bbstet gynecol, 87(2), 884-890.

11 Laurence brunton keith pauker. (2008). Protein synthesis inhibitor and miscellancous antibacterial agent. Goodman and gilman, manual of pharmacology and therapeutics, chapter 46, 762-766.

12 Levallois p rioux je. (1988). Prophylactic antibiotics for suction curettage abortion:

results of a clinical controlled trial. american journal of obstetrics & gynecology, 158(1), 100-105.

13 Mundigo ai and indriso c. (1999). Abortion in the developing world. New delhe, vistaar publications for the who.

72

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LÝ DO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA