• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DVBL tại BIDV Bắc Quảng Bình trong thời gian vừa qua, bám sát với định hướng Chiến lược phát triển chung của toàn Ngân hàng và riêng đối với DVBL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, đồng thời dựa trên các đánh giá về điều kiện phát triển DVBL tại BIDV Bắc Quảng Bình, Khóa luận đãđề xuất 3 nhóm giải pháp chính:

- Nhóm các giải pháp chung: từ việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường đầu tư nâng cao năng lực vận hành của hạ tầng công nghệ, tới nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chất lượng nguồn nhân lực.

- Nhóm các giải pháp cụ thể đối với từng sản phẩm dịch vụ: bên cạnh các giải pháp chung, đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm đối với lĩnh vực hoạt động bán lẻ của các NHTM.

- Nhóm các giải pháp hỗ trợ như tăng cường quảng bá hình ảnh, uy tín và thương hiệu của ngân hàng, nâng cao chất lượng của công tác Marketing.

Để các giải pháp có tính khả thi cao hơn, Khóa luận cũng đã đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN nhằm tạo khung pháp lý và môi trường kinh doanh thông thoáng, là cơ sở để mảng DVBL của các NHTM phát triển ổn định, bền vững.

2. KIẾN NGHỊ

Dịch vụ bán lẻ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng phát triển và đạt chất lượng tốt, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của bản thân chi nhánh ngân hàng BIDV Bắc Quảng Bình mà còn đòi hỏi sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan ban ngành có thẩm quyền.

a. Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước

- Nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ, gắn điều hành lãi suất và tỷ giá theo cơ chế thị trường. Các văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho phát triển công nghệ, hoặc phải sửa đổi kịp thời cho phù hợp tốc độ phát triển chung của công nghệ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tạo điều kiện cho các NHTM trong nước có nhiều cơ hội tiếp xúc với thị trường tài chính quốc tế. Thông qua việc tham gia các hội thảo tài chính tiền tệ quốc tế và trong khu vực kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính, tiền tệ ngân hàng.

- Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo trong việc tổ chức liên kết, hợp tác giữa các NHTM trong cả nước nhằm tạo điều kiện cho các NHTM hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

- Nhà nước cần sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng.

Hiện nay, sự nghèo nàn của các văn bản pháp quy về dịch vụ ngân hàng bán lẻ khiến cho các ngân hàng lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ. Bên cạnh đó các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động Ngân hàng do nhiều cấp và nhiều cơ quan ban hành, điều này đòi hỏi phải hoàn thiện môi trường pháp lý một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về các loại hình dịch vụ theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của Ngân hàng và KH.

- Nhà nước cần có các biện pháp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để ứng dụng công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó cần có các chính sách khuyến khích hỗ trợ ngân hàng, thực hiện hiện đại hóa ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, Nhà nước cũng cần thực hiệncấp và tăng vốn điều lệ cho các NHTM phù hợp với quy mô hoạt động giúp các ngân hàng có đủ năng lực tài chính để cạnh tranh trong xu thế hội nhập.

- Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát, tiến hành kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế để manglại những thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn.

Đối với doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả nhà nước nên kiên quyết giải thể.

b. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

NHNN cần hoàn thiện và cụ thể hóa các nội dung của luật ngân hàng, hướng

Trường Đại học Kinh tế Huế

phải kịp thời sửa đổi các điểm không phù hợp trong các văn bản cũ, tạo điều kiện cho các ngân hàng không gặp khó khăn trong việc thực thi các chính sách do nhà nước đề ra trong hoạt động ngân hàng.

NHNN cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể, NHNN cần có một khoản vốn phù hợp cho quỹ hiện đại hóa Ngân hàngđể đổi mới toàn diện triệt để nhất là hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.

NHNN cần nắm bắt cơ hội trong quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khơi thông các quan hệ ngân hàng để thu hút và tận dụng các nguồn vốn đầu tư, CNTT từ các nước phát triển, trao đổi và chuyển giao công nghệ ngân hàng.

NHNN cần tổ chức hội thảo hoặc các khóa học cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và các bộ phận có liên quan trong hệ thống ngân hàng để cung cấp các kiếnthức về lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước liên quan đến tổ chức hoạt động và quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Nâng cao năng lực kiểm tra giám sát của NHNN thông qua việc phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, Phát huy vai trò là trung tâm thông tin tín dụng của các ngân hàng.

Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng bằng việc mở rộng phạm vi và thời gian thanh toán. NHNN cần là đầu mối liên thông các mạng lưới thẻ thanh toán, hoàn chỉnh trung tâm chuyển mạch thẻ quốc gia để kết nối tất cả các giao dịch tại máy ATM và máy POS của các ngân hàng phát hành.

NHNN cần quy chuẩn lại các quy trình, nghiệp vụ, hệ thống tài khoản, mẫu biểu báo cáo, tránh tình trạng thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho các NHTM trong quá trình xây dựng, hoạch định chính sách.

Xây dựng kho dữ liệu thông tin đầy đủ đảm bảo cả về chất lượng và số lượng (không chỉ là thông tin về tín dụng mà có thể là đầy đủ các thông tin khác liên quan đến KH) để đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm kiếm và cập nhật thông tin của các ngân hàng một cách đồng bộ và đáng tin cậy nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của NHTM.

Trường Đại học Kinh tế Huế