• Không có kết quả nào được tìm thấy

Năng lực của bộ máy nhân sự Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý thuyết

1.2. Bộ máy nhân sự và phát năng lực bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp

1.2.2 Năng lực của bộ máy nhân sự Trường Đại học Kinh tế Huế

1.2.2.1 Khái niệm về năng lực của bộmáy nhân sự

Năng lực của bộ máy nhân sự là khả năng được thểhiệntrong quátrình bộ máy nhân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để đạt mục tiêu chung

1.2.2.2 Các yếu tố quyết định đến năng lực bộ máy nhân sự trong công ty

* Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực hoạt động của bộ máy nhân sự của công ty. Nếu công ty có một cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp, phù hợp với môi trường, phù hợp với đối tượng

TỔNG GĐ

P.TGĐ Kỹ thuật

P.TGĐ Tài chính

P.TGĐ Sản xuất P.TGĐ

maketing

Trưởng phòng Thiết kế

Trưởng phòng Kỹ thuật

Trưởng phòng điện

Trưởng phòng Thuỷ lực

C.nhiệm đề án A

C.nhiệm đề án B

C.nhiệm đề án C

Trường Đại học Kinh tế Huế

giữa các phần tử thì bộ máy quản sự sẽ phát huy được hiệu lực của nó. Nhưng nếu cơ cấu không hợp lý, bộ máy nhân sự cồng kềnh thì nó không thể phát huy được tính sáng tạo của các cán bộ nhân viên và gây ra sự lãng phí tốn kém thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của công ty

* Thể chế

Có nhiều quan niệm khác nhau về thể chế, như quan điểm của Thorstein Veblen đưa ra năm 1914; của Douglass C. North: ”Thể chế là những luật lệ được hình thành trongđời sống xã hội, hay đúng hơn, đó là những luật lệ do con người tạo ra để điều tiết và định hình các quan hệ của con người ”; ” thể chế bao gồm những ràng buộc phi chính thức (điều thừa nhận, cấm đoán theo phong tục, tập quán và truyền thống đạo lý) , những quy tắc( giới hạn) chính thức ( hiến pháp, luật, quyền sở hữu)”. Trong từ điển Tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên (1992), thể chế là những ”quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo( nói một cách tổng quát )”. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng nói chung các quan niệm về thể chế đều bao hàm các vấn đề quan trọng nhất: Luật chơi( chính thức và phi chính thức); cơ chế thực hiện và các tổ chức ( gắn với hành vi của chúng), bao gồm các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội và các tổ chức giáo dục. Nếu có một thể chế thông thoáng, phù hợp thì đó sẽ là một điều kiện lý tưởng để một tổ chức phát huy sức mạnh của mình và do đó năng lực quản lý của bộ máy tổ chức sẽ được nâng lên. Nhưng nếu một thể chế bất hợp lý thì đó sẽ là một sự cản trở vô cùng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức.

* Cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý có một vai trò cực kì quan trọng đối với năng lực hoạt động của bộ máy quản lý. Cán bộ quản lý ở đây được xác định là người có trách nhiệm tạo ra những điều kiện cần thiết giúp cho nhân viên xây dựng thực hiện và kiểm tra theo dõi các nhiệm vụ, các hoạt động. Như vậy, họ không chỉ chịu trách nhiệm với các hoạt động của đơn vị, với vấn đề tài chính mà còn có trách

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhiệm với các thành viên của tổ chức. Họ phải có trách nhiệm tổ chức các hoạt động các nhiệm vụ của đơn vị mình, đồng bộ với các hoạt động khác của cả tổ chức; cùng đơn vị xây dựng tầm nhìn và mục đích đồng thời đảm bảo rằng các mục đích đó đã được theo đuổi; các hoạt động của đơn vị phải được thực hiện tốt, được phát triển và làm chúng thích ứng các điều kiện, hoàn cảnh nhu cầu, lĩnh vực mới của hoạt động; có trách nhiệm tạo ra những điều kiện cần thiết để cho nhân viên chủ động tham gia vào các hoạt động và cố gắng làm cho các hoạt động phát triển; luôn tăng cường và phát triển và làm thích nghi với các kỹ năng quản lý đáp ứng với tình hình mới.

Mỗi loại hình tổ chức đều có những đặc điểm khác nhau và nó đặt ra những đòi hỏi có những điểm khác nhau đối với cán bộ quản lý của tổ chức đó.

Hoạt động trong một môi trường rộng và tương đối phức tạp nên vai trò của người quản lý ở đây cũng có những yêu cầu khác. Họ được xác định có những vai trò sau:

- Vai trò của người khai phá: Luôn quan tâm, xem xét nghiên cứu đối với các xu hướng và sự thay đổi của môi trường, có những kết luận cần thiết về đơn vị tổ chức về hoạt động của tổ chức mình trên cơ sở của sự thay đổi của môi trường này.

- Vai trò của người thông đạt thông tin, giao tiếp: Luôn đòi hỏi có sự hiểu biết về cả tình hình bên trong và bên ngoài, thực hiện và giữ các cuộc trao đổi là vấn đề quan trọng để theo đuổi mục tiêu định hướng chung

- Vai trò của người huấn luyện: Luôn tạo điều kiện, ủng hộ cho phép nhân viên đáp ứng được với yêu cầu của nhiệm vụ, tạo điều kiện cho nhân viên mở rộng hoạt động và nâng cao kĩ năng nghiệp vụ của họ

-Vai trò làm xúc tác cho sự thay đổi: Luôn khuyến khích với những ý tưởng mới, xây dựng đề xuất để làm cho thay đổi và thực hiện thay đổi

- Vai trò của người kiến tạo những cơ hội học tập: Luôn chú trọng vào việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Vai trò của người ra quyết định: Khi được phân quyền thì họ phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của họ cũng như những hậu quả của chúng.

Như vậy, cán bộ quản lý có một ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển của tổ chức, thực hiện kế hoạch phát triển nhân viên và họ là nhân tố quyết đến quá trình đạt được mục tiêu của tổ chức, đạt năng suất, hiệu quả của tổ chức. Do vậy, cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định đến năng lực hoạt động của bộmáy nhân sựtrong công ty.

1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá về năng lực hoạt động của bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp

Quản lý là hoạt động mang tính chất toàn diện. Điều này thể hiện trong doanh nghiệp bộ máy nhân sự sẽ tham gia quản lý ở tất cả các lĩnh vực. Do vậy hiệu quả của hoạt động bộ máy nhân sự phải được đánh giá qua rất nhiều chỉ tiêu như:

- Kết quả về doanh thu:

Doanh thu là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bởi vì nó là nguồn gốc của lợi nhuận do đó công ty sẽ nổ lực để đạt được doanh thu cao nhất trong khả năng của mình. Khi doanh thu đạt chỉ tiêu thì công ty sẽ có lợi nhuận. Lợi nhuận sẽ được tích lũy để duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh thu thấp thì có thể dẫn đến sự phá sản của công ty. Kết quả về doanh thu sẽ phản ánh một phần rất lớn đối với năng lực hoạt động của bộ máy trong công ty

-Công tác đánh giá rủi ro

Đối với hoạt động bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng thì công tác đánh giá rủi ro cũng là một hoạt động mang ý nghĩa quan trọng. Nếu công tác này làm không tốt sẽ dễ gây nên tình trạng trục lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm nhằm mục tiêu kiếm lời. Và như vậy thì lợi ích của công ty sẽ bị thiệt hại. Nếu công ty quản lý tốt vấn đề này thì quền lợi của họ sẽ được đảm bảo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tình hình giải quyết quyền lợi trên địa bàn:

Đây là hoạt động nhằm đáp ứng quyền lợi của khách hàng trên địa bàn khi mà rủi ro xảy ra đúng như trong hợp đồng đã cam kết. Đồng thời trong công tác này công ty cũng sẽ thực hiện công tác giám định để tránh những trường hợp trục lợi bảo hiểm của khách hàng

- Công tác phát triển đại lý

Việc có đạt được doanh thu cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác phát triển đại lý. Công tác phát triển đại lý mà làm tốt thì doanh thu bảo hiểm sẽ tăng. Một công ty bảo hiểm chỉ thực sự mạnh khi có một mạng lưới đại lý rộng rãi có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ tốt cộng với lòng hăng say, nhiệt tình trong công tác của đội ngũ nhân viên khai thác bảo hiểm

Ngoài các chỉ tiêu trên để đánh giá năng lực hoạt động của bộ máy quản lý người ta còn căn cứ vào các chỉ tiêu như: Công tác sản phẩm, công tác quản lý nguồn tài chính, tình hình quản lý nguồn nhân lực, công tác tin học...

- Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận chức năng trong công ty:

Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng. Nó thể hiện; trong một công ty mỗi cán bộ quản lý cần phải làm những gì và giới hạn về quyền hành để thực hiện công việc đó là ở mức nào. Nếu nhiệm vụ quá cao và phức tạp mà quyền hành trong tay người cán bộ lại thấp thì chắc chắn công việc sẽ khó mà hoàn thành được. Do vậy cần phải cómột quyền hạn hợp lý cho mỗi chức năng và nhiệm vụ cụ thể

-Năng lực của người cán bộ quản lý:

Có thể nói đây là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến năng lực hoạt động của bộ máy tổ chức. Năng lực ở đây bao gồm: Năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp, phẩm chất đạo đức- chính trị...Một bộ máy quản lý sẽ không bao giờ vận hành có hiệu quả nếu tồn tại một đội ngũ cán bộ kém năng lực.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2. Cở sở thực tiễn

2.1 Kinh nghiệm phát triển nhân lực bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp ở nước ngoài

 Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng vươn lên thành một trong 15 nước phát triển nhất trên thế giới. Có được thành tựu ngày nay chính là dựa vào NNL. Chính phủ Hàn Quốc khẳng định mục tiêu: bồi dưỡng tính sáng tạo, tinh thần kỷ luật tự giác, tính cạnh tranh, phát triển khả năng và nhân cách, bảo vệ, phát huy sức mạnh, ý chí dân tộc, năng lực, trí tuệ của người Hàn Quốc lên những trình độ cao nhất, đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia có vai trò chủ chốt trong các vấn đề của thế giới. Do đó, đào tạo để phát triển bộ máy nhân lực là mối quan tâm không chỉ được Chính phủ mà các hãng kinhdoanh, dân chúng đều tạo điều kiện tốt nhất cho đào tạo.

Tại Hàn Quốc, chính phát triển nguồn nhân lực được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Đây là nội dung quan trọ ng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia này.

Nội dung chính của các chiến lược là đề cập sự tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp,nâng cao trình độ sử dụng và quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, nâng cao tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong khu vực công; xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng và công việc; xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin cho phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển thị trường tri thức... cólẽ đây là bài học rất bổ ích với Việt Nam hiện nay.

 Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực.

Xuất phát từ việc xác định rằng, nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên, để phát triển, chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người dân Nhật Bản, Chính phủ nước này đã đặc biệt chú trọngtới phát triển năng lực bộ máy máy nhân sự trong các doanh nghiệp là yếu tố hang đầu mà các doanh nghiệp phải quan tâm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Quản

trị NNL trong DN vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật rất được chú trọng tại Nhật. Sự coi trọng từng cá nhân trong các công ty Nhật bản là căn cứ xác lập sự thành công trên toàn thế giới. Phương thức quản trị này chính là chìa khóađể chất lượng nguồn nhân lực tại các công ty Nhật bản được nâng cao và được thế giới công nhận. Ví dụ tại TOYOTA và ISUZU, hai thương hiệu nổi tiếng thế giới trong thị trường ô tô.

Quản trị NNL là một hoạt động quản trị chung không trực tiếp tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm nhưng lại không thể thiếu và hỗ trợ cho các hoạt động chính tạo ra sản phẩm. Toyota và Isuzu cũng như các công ty Nhật Bản khác chịu ảnh hưởng văn hóa coi trọng con người, áp dụng chế độ “việc làm trọn đời” trong hầu hết các vị trí chủ chốt và tạo ra động lực cống hiến rất cao của NNL. Thêm vào đó, gia đình nhân viên cũng được quan tâm thỏa đáng, trong khi họ tận tâm với công ty, gia đình nhân viên sẽ được chăm sóc khi có biến cố không may. Văn hóa Nhật Bản luôn được gìn giữ, tuân thủ và trân trọng trong mọi tình huống và được áp dụng thành công vào nhiều loại doanh nghiệp.

Bản thân NNL khi được đãi ngộ theo chế độ này, tỏ rõ rất trung thành, những nguồn lực không áp dụng chế độ “việc làm trọn đời” (khoảng 6%) là những người chưa thực sự gắn bó với một công việc dễ bị sa thải khi có biến động giảm sản xuất hay tiêu thụ trong công ty.Những điều này đã làm cho năng lực của bộ máy nhân viênở đây đạt hiệu suất cao hơn vìđược đãi ngộ tốt và chế độ tốt.

 Trung Quốc

Trung Quốc - quốc gia có số dân chiếm 1/3 dân số thế giới, đào tạo và sử dụng có hiệu quả NNL là mục tiêu xây dựng xã hội toàn diện về mọi mặt trong chiến lược phát triển của Trung Quốc. Vốn đầu tư cho phát triển NNL chiếm 15% tổng sản phẩm quốc nội. Gửi người lao động đi học tập và nghiên cứu trên mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới để có cái

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chú trọng sử dụng nhân tài để xây dựng Trung Quốc cường thịnh; Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ trí thức, người tài và đề cao sáng tạo tri thức của người lao động một cách tôn trọng và khoa học.

Tại Trung Quốc, Chính phủ đang hết sức quan tâm đến việc đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có trong nước, nhằm phát triển tối đa năng lực hoạt động của bộ máy nhân sự.