• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

1.1.6.1. N HÓM NHÂN TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống những gái trị, niềm tin mà các thành viên trong daonh nghiệp cùng hướng tới để đạt được mục tiêu cá nhân và của doanh nghiệp.

Nhu cầu xã hội trong thuyết nhu cầu của Abraham Maslow biểu hiện cho điều này.

Theo Maslow, cong người cần nhu cầu xã hội đó là làm việc theo nhóm, giúp đỡlẫn nhau, sự giao lưu giữa các thành viên, và cảm giác mình là một thành viên của tổchức…

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp. Đặc trưng này được biểu hiện thông qua biểu tượng, biểu trưng, phong cách làm việc, môi trường làm việc. Môi trường văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ khuyến khích, tạo không khí làm việc thoải mái, người lao động làm việc hăng say hơn. Ngược lại, văn hóa làm việc tồi, các thành viên hoạt động riêng lẻ, không có sựgắn kết, không tạo được niềm vui trong công việc thì hiệu suất sẽgiảm xuống.

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố có chất lan tỏa, đây như một sợi dây vô hình liên kết tất cả các thành viên, hướng thành viên của doanh nghiệp vào một quỹ đạo chung, cùng chung sức, chia sẽ để đạt được mục tiêu của tổchức.

Mục tiêu doanh nghiệp

Mục tiêu doanh nghiệp là hệthống những giá trị mà doanh nghiệp đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định nhằm hướng các thành viên trong doanh nghiệp nỗlực làm việc để đạt được mục tiêu đó.

“Sự thành đạt, những thách thức, trách nhiệm, sự thăng tiến và sựphát triển” là những yếu tố thúc đẩy tinh thần làm việc theo thuyết 2 yếu tố của Herzberg. Do đó, mục tiêu doanh nghiệp có tính thách thức, cảm giác vềsự thằng tiến sẽtạo được động lực làm việc cho nhân viên.

Mục tiêu doanh nghiệp ở các thời kì khác nhau là khác nhau, tránh đặt các mục tiêu bất khả

Trường Đại học Kinh tế Huế

thi, không nằm trong giới hạn nguồn lực của doanh nghiệp dễ gây cảm

giác bức xúc vàức chế trong đội ngũ nhân viên.

Lãnh đạo doanh nghiệp

Con người cần có giao lưu, quan hệ xã hội, tình thương và cảm giác an toàn…

Các yếu tố này được tạo ra hầu hết do phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo. Khi bầu không khí làm việc vui vẻ, thân thiện, gần gũi, lãnh đạo quan tâm, giúp đỡ, sẽ có tác động rất lớn đến động lực làm việc và sựgắn bó của đội ngũ nhân viên.

Chính sách tiền lương, thưởng và phúc lợi

Chính sách tiền lương là hệthống các quy định của công ty vềtiền lương và chế độ trả lương đối với người lao động trong một doanh nghiệp. Theo lý thuyết nhu cầu cảu Maslow thì thu nhập chính là nhu cầu cơ bản của con người để duy trì sựsinh tồn và tái tạo sức lao động, nên việc tăng lương luôn có tác động trực tiếp tới tâm lý của họ. Do đó các hoạt động liên quan tới chính sách tiền lương rất nhạy cảm, các nhà quản trị phải xem xét một cách thận trọng trước khi ra những quyết định ảnh hưởng đến lương của người lao động trong doanh nghiệp.

Các chính sách khen thưởng, khuyến khích và phúc lợi cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến người lao động. Rất nhiều doanh nghiệp dùng các biện pháp tạo động lực khác ngoài tiền lương như: Bảo hiểm xã hội, tiền thưởng, quà tặng, chuyến du lịch … nhằm động viên, khuyến khích và tạo được cảm giác thoải mái sau khi làm việc căn thẳng.

Nhìn chung những nhân tố thuộc về doanh nghiệp đều có những tác động lớn đến tâm lý của người lao động, có thểtheo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Đây là những nhân tố mà nhà quản trị phải hiểu và sử dụng một cách hợp lý để có thể tạo được động lực cho đội ngũ lao động đạt được mục tiêu của tổchức cũng như mục tiêu của cá nhân người lao động.

b. Nhóm nhân tốthuộc vềcông việc Nội dung, tính chất công việc

Theo thuyết 2 nhân tố của Herzberg thì công việc có tính hấp dẫn, sự thách thức, tính sáng tạo, sự quan trọng, thời gian làm việc linh hoạt … cũng có tác dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

thõa mãn nhân viên. Do vậy, nội dung tính chất công việc cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên động lực nhân viên.

Nội dung công việc qui định các thao tác, kỹ năng, trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân phù hợp trong việc thực hiện, nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng, tiến độ, kết quả, năng suất hoàn thành công việc của mỗi cá nhân. Trong trường hợp công việc phù hợp với người lao động thì họ sẽ hoàn thành công việc tốt hơn và ngược lại.

Đây là yếu tốcác nhà quản trị cần uan tâm và cân nhắc trong việc bốtrí nhân lực với từng công việc cho thích hợp.

Nội dung công việc được thông tin trong bản mô tả công việc, mô tả công việc càng chi tiết, rõ ràng, cụthể thì nhân viên có cái nhìn càng tổng quan, chi tiết đối với công việc mình đảm nhận. Và khi biết rõ công việc của mình thì nhân viên có thể chủ động đặt ra những mục tiêu và thời gian đểhoàn thành mục tiêuấy.

Ngoài nội dung công việc thì tính chất công việc cũng là một thành phần khác ảnh hưởng đến động lực lao động. Tính chất công việc nói lên phạm vi không gian, thời gian, mức độ bao quát, công cụ, phương tiện dùng để phục vụ công việc, tính năng động, sáng tạo cần thiết của công việc. Tính chất công việc cũng được thể hiện trong bản mô tảcông việc, thông qua đó, người lao động có thểbiết được, mình có phù hợp với công việc hay không.

Khả năng phát triển công việc

Trong thuyết hai nhân tố của Berzberg, trong nhóm nhân tố dẫn đến sự thõa mãn của nhân viên có 2 yếu tố đó là “sự thăng tiến” và “sự phát triển”. Do vậy, sự thăng tiến cũng như phát triển của công việc cũng là yếu tốquan trọng đểtạo động lực cho nhân viên.

Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, nâng cao kĩ năng chuyên môn cho bản thân là điều mà hầu như tất cả các người lao động đều mong muốn. Một công việc có giới hạn trên hoặc không có khả năng phát triển thì sẽrất chán nản và ngược lại, một công việc có thểphát triển được bản thân, có khả năng thăng tiến sẽ là yếu tốtạo nên động lực rất lớn cho người lao động. Nhà quản trị muốn thu được nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp thì trước tiên họ

Trường Đại học Kinh tế Huế

phải tạo điều kiện cho người lao động phát huy khả

năng, còn khi người lao động đã thõa mãn nhu cầu thì sẽ có động lực thúc đẩy họhoàn thành công việc.

Cơ hội thăng tiến trong công việc

Cơ hội thăng tiến cũng là một trong những yếu tố quan trọng được người lao động quan tâm. Khi tham gia vào một tổ chức, người lao động luôn nhìn nhận khả năng thăng tiến của mình trong chính công việc họ đang làm. Một công việc có khả năng thăng tiến sẽ thu hút được rất nhiều người tham gia. Đểtạo động lực, nhà quản trị cần phaỉ hết lòng tạo điều kiện thuận lợi nhất để người lao động làm việc và tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội thăng tiến, phát triển nghềnghiệp và có cơ hội đạt được những vịtrí và sựvinh quang trong công việc.

c. Nhóm nhân tốthuộc vềcá nhân Thâm niên công tác

Hiện nay, thâm niên công tác là một trong những yếu tố dùng để xem xét mức lương, thưởng, đề bạt chứ không phải là yếu tố quyết định chính. Nhưng quan tâm đến thâm niên công tác thểhiện sựquan tâm của doanh nghiệp đối với nhân viên làm họcảm thấy mình quan trọng đối với tổchức, góp phần tạo thêm động lực cho người lao động.

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm là yếu tốmà rất nhiều doanh nghiệp lấy làm tiêu chí để tuyển chọn và sử dụng nhân lực. Tuy nhiên không phải kinh nghiệm nào cũng hay và có thể áp dụng đối với công việc, mỗi kinh nghiệm sẽ đượcứng dụng ởmột số trường hợp, tính huống cụ thể. Chỉ có những kinh nghiệm cần thiết để phục vụ công công việc nên được coi trọng.

Nhân viên trung thành

Nhân viên trung thành là nhân viên có thâm niên công tác lâu hơn những người khác trong công ty, đồng thời là người cùng công ty vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất. Do vậy khí áp dụng các chương trình, chính sách tạo động lực thì nhà quản trịcần có sự quan tâm đặc biệt đến những người này.

Sự hoàn thành công tác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc được giao nhưng lương và đã ngộchỉ bằng hoặc thấp hơn nhân viên trung bình khác sẽ gây ra sự nản lòng và triệt tiêu động lực làm việc. Nhưng nếu nhân viên hoàn thành xuất sắc được nhà quản trị khen thưởng và có chế độ đãi ngộriêng thì họsẽcảm thấy tự hào và đóng góp sức mình nhiều hơn cho tổchức.

Việc đánh giá hoàn thành công việc phải được thực hiên hết sức công bằng, khách quan, phải dựa trên những tiêu chí cụ thể mà người lao động đã biết trước.

Tương ứng với mỗi mức hoàn thành sẽ có những mức đãi ngộ khác nhau. Đây là một điều hết sức quan trọng đểtạo động lực trong doanh nghiệp.